Results 1 to 6 of 6

Thread: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

  1. #1
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    Cập nhật lúc 20:25, Thứ Năm, 14/05/2009

    Lời khai rợn người của nghịch tử chặt cha làm nhiều khúc


    - Tại cơ quan công an, đứa con trai khai nhận mọi hành vi giết cha, chặt làm nhiều khúc của mình. Từng lời khai của hắn khiến ai cũng phải lạnh sống lưng.

    Sau khi xác định được danh tính nạn nhân bị chặt xác vứt xuống khu vực cầu Cong, TP Hải Dương là ông Nghiêm Viết Yên (SN 1958, trú tại số 312, đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, TP Hải Dương), công an Hải Dương cũng xác định kẻ sát hại ông Yên chính là cậu con trai tên Nghiêm Viết Thành (SN 1991, học sinh Trường THPT Dân lập Thành Đông).

    Sau hơn 2 ngày gây án, tối 12/5/2009, Nghiêm Viết Thành bị bắt khi đang lẩn trốn tại một nhà nghỉ tại TP. Nam Định.

    Tại cơ quan công an, Thành đã khai nhận toàn bộ tội ác ghê người của mình. Thành khai nhận: Khoảng hai năm trở lại đây, Thành nghiện chơi game, học hành sa sút và nợ nần chồng chất.


    Tên Thành (ngoài cùng, bên trái).


    Cho rằng bố có “quan hệ” với một người phụ nữ khác, Thành dựa vào đó tìm cách vòi tiền bố. Và ông Yên đã phải chi cho Thành 2 triệu/tháng để ăn tiêu. Có nhiều tiền trong tay, Thành càng sa đà vào chơi bời.

    Ngày 20/4, Thành xin bố tiền để tổ chức sinh nhật nhưng không được đáp ứng, còn bị bố quát mắng. Đến dịp 30/4, Thành vét sạch tiền trong túi để chơi game, lô đề và cá độ bóng đá rồi bị thua, dẫn đến nợ nần chồng chất.

    Hết tiền, Thành lại về nhà xin tiền nhưng ông Yên kiên quyết không cho. Trong lúc bí bách, Thành đã lấy trộm chiếc ĐTDĐ của bố rồi mang đi bán và sau đó bị bố phát hiện.


    Trong khi các bạn cùng trường đang mải học tập thì giờ Thành đang phải đối mặt với tội giết người. Ảnh: N.N

    Sáng 7/5, Thành bỏ học đi chơi điện tử, không có tiền trả, Thành bị các chủ nợ thúc ép nên buộc phải về nhà tiếp tục xin bố tiền, nhưng không được.

    Đến khoảng 21h ngày 7/5, khi chỉ có 2 bố con trong nhà, Thành đã cầm dao phay giấu vào trong người, đi lên phòng trên, nơi ông Yên đang xem ti vi. Lúc đó, Thành rút dao chém một nhát vào đầu khiến ông Yên gục ngay tại chỗ.

    Để phi tang, Thành chặt xác bố thành 4 mảnh, chờ đến khuya, Thành mang xác bố đi vứt làm 4 lần. Xong đâu đấy, hắn về nhà lau các vệt máu dưới sàn nhà, lục ví lấy 8,5 triệu đồng rồi đi ngủ như không có chuyện gì xảy ra.

    Hai ngày sau, Thành vẫn đi học bình thường, cho đến khi công an phát hiện thi thể một người đàn ông đang bị phân huỷ ở khu vực cầu Cong và xác định danh tính của nạn nhân thì Thành vội bỏ trốn sang Nam Định, lang thang ở các nhà nghỉ.

    Theo lời khai của Thành, thỉnh thoảng, hắn vẫn ra quán net chơi game và viết blog.



  2. #2
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    Cập nhật lúc 18:11, Thứ Năm, 19/11/2009 (GMT+7)


    'Nghịch tử' chặt xác cha nhận án tử hình



    Phiên tòa thu hút hàng ngìn người đến dự. Phẫn nộ trước hành động của đứa con bất hiếu, nhiều người không khỏi xót xa trước nỗi đau của người mẹ.
    Án mạng kinh hoàng và nỗi đau tột cùng của người mẹ
    Dưới cái rét cắt da cắt thịt, sáng 19/11, rất đông người dân Hải Dương tập trung ở nhà hát thành phố để dự phiên tòa xử đứa con bất hiếu xuống tay sát hại cha đẻ rồi chặt làm nhiều khúc. Vụ án gây sự chú ý đặc biệt đối với người dân nơi đây. Thậm chí, có người nhà gần đó đã lôi cả chăn ra chùm đầu, ngồi vắt vẻo trên nóc nhà để theo dõi phiên xử.

    Bị cáo trong vụ án là Nghiêm Viết Thành (18 tuổi) đã giết hại cha mình là ông Nghiêm Viết Yên (51 tuổi, Thành phố Hải Dương). Trong suốt phiên xét xử, Thành không hề đưa mắt về phía mẹ mình đang khóc lóc vật vã, có lúc lại ngất lịm đi. Chỉ sau khi bị tuyên án tử hình, trong lúc bị dẫn giải, hắn mới cố liếc mắt về phía mẹ và chị gái trong giây lát.



    Tên "nghịch tử" tỏ ra lạnh lùng trước vành móng ngựa. Ảnh: T.Nhung

    Từng lời khai của tên nghịch tử trước tòa đều làm người nghe rùng mình, nhưng sắc mặt hắn thì không hề thay đổi.

    Tại tòa, Thành khai rành rọt hành vi phạm tội của mình: Tối ngày 6/5, ông Yên mắng mỏ Thành vì tội mê games, không chú ý vào chuyện học hành. Bị bố mắng, Thành đi tìm dao và trong lúc ông Yên đang xem ti vi, Thành chém nhiều nhát vào đầu, khiến ông Yên tử vong tại chỗ.

    Thấy bố nằm im, biết đã chết, Thành bình thản về phòng hút thuốc, sau đó mài dao thật sắc, rồi chặt xác bố đem vứt xuống sông và về nhà mở két sắt lấy 8 triệu đồng…

    Sau khi dọn dẹp hiện trường, Thành tiếp tục đi chơi games như thường lệ. Sáng hôm sau, Thành đến lớp bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

    Đến sáng ngày 9/5, người dân phát hiện một phần thi thể của ông Yên, còn Thành bỏ trốn và bị bắt sau đó ít ngày.

    Tuổi thơ không trọn vẹn
    Tại phiên tòa, mẹ Thành khóc hết nước mắt, có lúc bà không thể đứng dậy để trình bầy trước tòa . Nỗi đau quá lớn đến với bà khi chồng chết thảm, còn con trai đối mặt với án tử hình. Trước tòa, người mẹ đau khổ cho rằng mình đã thiếu quan tâm, dạy dỗ, chăm sóc tới con trai khi ngay từ nhỏ bà đã đi xuất khẩu lao động, gửi Thành ở nhà với ông bà.

    Mỗi tháng bà gửi về cho mấy bố con vài ngàn USD để chi tiêu. Khi hay tin chồng chết, bà vội về nước mà không hề hay biết chính con trai mình đã sát hại bố nó.

    Chị gái Thành trình bày trước Tòa: Sau khi biết chuyện bố có người phụ nữ khác, lại chứng kiến cảnh một lần thấy bố dùng dao định chém mẹ, hai chị em Thành bắt đầu tỏ ra coi thường bố.

    Cũng theo chị của Thành, ông Yên và Thành không hợp nhau. Nóng tính, ông Yên thường hay mắng mỏ, xúc phạm Thành thái quá. Thậm chí, nhiều lần còn đánh Thành, đến nỗi có lần Thành đã có ý định tử tự.



    Dưới cái lạnh cắt da, rất hàng ngàn người dân đến dự phiên xử lưu động. Ảnh: T.Nhung



    Luật sư bào chữa cho Thành phân tích: Thành có một tuổi thơ đặc biệt khi vắng đi tình cảm của cả cha lẫn mẹ trong suốt những ngày thơ ấu. Ngay từ khi Thành mới lọt lòng, bố đã đi xuất khẩu lao động. 4 năm sau đó, mẹ Thành cũng ra nước ngoài, bỏ Thành lại cho ông bà ngoại.

    Đến năm 13 tuổi Thành bắt đầu nghiện games, học hành sa sút. Năm 2006, bố Thành về nước để chăm sóc con. Sau 16 năm sống xa nhau, nhưng giữa bố con Thành luôn bùng nổ những mâu thuẫn, nhất là khi Thành biết chuyện bố mình bồ bịch.

    Luật sư của Thành cho rằng, cha mẹ phải là tấm gương cho con cái nhìn vào. Và khi tấm gương đó bị vỡ, đứa con soi vào chỉ nhìn thấy những hình ảnh méo mó. Điều đó sẽ tác động đến tâm lý, tình cảm của đứa con.

    Được nói lời sau cùng, Thành đổ lỗi cho bố khi đã không quan tâm, chăm sóc và gây dựng tình cảm với mình. “Nhưng cha thì vẫn là cha, chỉ mong cha tôi dưới kia tha thứ cho tôi”, lời cuối của bị cáo.

    Sau khi nghe tất cả những lời bào chữa của luật sư, những người đến dự phiên tòa vẫn không khỏi bất bình trước những hành vi dã man đối với cha đẻ của Thành. Vị chủ tọa phiên tòa cho rằng, hành vi của Thành "chỉ có ở thời trung cổ", không thể chấp nhận được. Hành vi đó nguy hiểm và cần loại bỏ Thành ra khỏi xã hội.

    Khi vị chủ tọa phiên tòa tuyên án tử hình, mẹ Thành đã ngất lịm đi. Tuy nhiên, khuôn mặt bị cáo đã không hề biến sắc khi nghe mình nhận án chết.

    Khi chiếc xe bít bùng đưa Thành về trại giam đã lâu, người mẹ vẫn ngồi bệt, khóc gào tên con, rồi lại tiếp tục ngất lịm đi. Khi vừa tỉnh dậy, người mẹ lại đòi gặp con. Bà gào lên đau đớn: “Tôi mất hết rồi….”.



  3. #3
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    Cập nhật lúc 16:24, Thứ Hai, 26/07/2010 (GMT+7)

    Mẹ 'nghịch tử giết cha' mong con có cơ hội sống

    Phải chi nó cãi lại ba nó, phải chi nó nói với tôi rằng nó hận ba nó, tôi biết thì đã can ngăn chắc đã không có ngày hôm nay” - câu nói nghẹn ngào dừng lại nửa chừng của người mẹ “nghịch tử giết cha”.

    Kể từ sau ngày 19/11/2009 - ngày Phan Minh Mẫn (20 tuổi), chích điện cha ruột cho đến chết - căn nhà nhỏ tại ấp 1, xã Tân Thạnh huyện Bình Chánh, TP.HCM luôn đóng cửa im lìm, vắng vẻ.

    Thế nhưng, từ khi TAND TP.HCM đưa ra xét xử vụ án giết cha đối với bị cáo Mẫn, căn nhà này có nhiều người lui tới hơn. Bởi lẽ, mọi người ở đây đều xót xa trước bi kịch chia lìa của gia đình nhỏ: cha chết, con trai sắp phải ra pháp trường.

    “Phải chi nó hư hỏng, nó nghịch ngợm một chút…”

    Vừa nhắc tới tên đứa con trai từng là niềm tự hào của gia đình, người đàn bà đã nhiều ngày không ăn không uống oà khóc. Nước mắt cứ thế lăn trên đôi gò má hốc hác, nhiều nếp nhăn. Bà chính là vợ nạn nhân, là mẹ của bị cáo Mẫn.

    “Từ lúc biết cái lễ cái nghĩa, nó cắn răng chịu đựng, lầm lầm lũi lũi suốt ngày. Ba đánh nó thì nó chạy, đánh mẹ, đánh em thì nó nhào vô can. Muời mấy năm trời chưa một lần cãi lời ba!” - kể về con trai mà nước mắt bà cứ giàn giụa.

    Bố Mẫn, ông Phan Thế Tuyên là một “đệ tử ruột” của bia rượu. Từ lúc Mẫn được sinh ra, đời ông đã chìm sâu vào những cuộc nhậu. Ông gọi chệch tên Mẫn là Hận - cái tên mà mỗi khi rượu vào, ông lại gọi ngược lên để đánh đập, chửi bới. Không ít lần cả 3 mẹ con Mẫn phải ngủ ngoài sân, hoặc sang tá túc nhà hàng xóm vì những trận đòn roi vô cớ.

    “Tôi làm tạp vụ ở một nhà máy, lương mỗi tháng chỉ khoảng 1,5 triệu. Biết con mình đã phạm trọng tội nhưng không đủ tiền thuê luật sư. Tôi đã cố hết sức, chỉ mong luật pháp khoan hồng, cho nó một cơ hội làm lại cuộc đời. Nó còn trẻ quá!”, mẹ Mẫn cứ thế nức nở suốt buổi chiều.


    Mẹ của bị cáo Phan Minh Mẫn thắp hương trước bàn thờ chồng. Ảnh: Thuận Hải

    Bà Huỳnh Thị An (60 tuổi, bà nội của Mẫn) cũng đã nghỉ bán hủ tiếu từ mấy ngày nay. Vắng bóng đứa cháu nội đích tôn, bà lầm lũi ra vô bên cái giường nhỏ, nơi Mẫn thường sang ngủ lại mỗi khi “chạy nạn”.

    "Nó muốn một mình gánh chịu tất cả những khổ cực mà 3 mẹ con đã phải chịu mười mấy năm qua. Nhưng có ai ngờ, nó lại “gánh” bằng cách này chứ!”, bà nấc từng tiếng không thành lời. “Nó nhận án chung thân cũng được, miễn là tôi còn có cơ hội nhìn thấy mặt thằng cháu đích tôn tội nghiệp. Pháp luật có khắt khe quá với cháu tôi không?”. Chưa kịp dứt lời, bà khuỵ hẳn xuống chiếc ghế nhựa, thân hình rệu rã vì những nỗi xót xa.

    Xôn xao cả xã

    Văn phòng thầy giáo Nguyễn Công Thạnh, Phó trưởng Khoa Cơ khí Động lực, trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ thuật Phú Lâm (nơi bị cáo Mẫn từng theo học) những ngày này có nhiều khách ghé thăm. Thế nhưng, những câu chuyện họ nói lại không khiến nơi đây vui hơn.

    Những người tìm thầy Thạnh cùng những thầy cô giáo khác trong khoa là những sinh viên lớp Sửa chữa Ôtô khoá 9 (lớp của Mẫn), là phụ huynh của một số sinh viên khác, đôi khi là các luật sư mong muốn được tìm hiểu về Phan Minh Mẫn, người đã bị TADN TP.HCM tuyên án tử hình vì giết cha ngày 16/7.

    Thầy Thạnh tỏ lấy làm tiệc cho cậu sinh viên: “Suốt 2 năm, vừa là Phó trưởng Khoa quản lý, vừa là giáo viên bộ môn của lớp, Mẫn chưa nghỉ học không phép bữa nào cả. Ngoan, hiền lại chịu khó mày mò học hỏi, Mẫn là một sinh viên gương mẫu trong lớp”. “Ngày Mẫn nghỉ học 2 buổi liên tiếp, tôi bảo cán sự lớp liên hệ với bạn thì được biết vụ việc đã xảy ra. Tôi sững người vì sốc!”- thầy Thạnh kể.

    Trở lại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh sau gần một tuần Mẫn bị tuyên án tử hình, câu chuyện về “nghịch tử giết cha” vẫn là chủ đề chính của những người dân nơi đây.

    Mới hơn 5 giờ chiều, nhiều người dân trong xóm đã tụ tập lại trước con hẻm nhỏ đầu nhà Mẫn. Những mái đầu già trẻ chụm vào nhau, đọc thư chia sẻ, an ủi của độc giả báo chí gởi về cho gia đình Mẫn. Mỗi người một câu, họ cho rằng, "án tử hình là quá nặng đối với một thanh niên phạm tội lần đầu như Mẫn".

    Tại khu lưu trú của công nhân của nhà máy Thuận Phát, nhiều người cũng quây quần bàn tán chuyện của Mẫn.

    Ông Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, ngụ Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) kể: “Nhà nó nghèo. Nhiều năm nay, tôi phải mang tập sách của đứa con gái sang cho để anh em chúng nó được đến trường. Thằng Mẫn ra đường gặp ai cũng vòng tay chào, vậy mà…”. Với ông, “án nghịch tử giết cha đối với thằng Mẫn thiệt không ngờ đến”.

    Ông Nguyễn Thành Đông (Trưởng ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) nói: “Tôi không biết nhiều về pháp luật, thế nhưng, án tử hình với thằng Mẫn là hơi nặng. Ngoài Hà Nội, bà mẹ nhẫn tâm vứt con 3 tháng tuổi xuống giếng cũng chỉ nhận 12 năm tù”. Ông cho rằng, hành động của Mẫn cũng là do ức chế lâu ngày, không chịu nổi cảnh bạo lực trong gia đình cùng với những suy nghĩ bồng bột nhất thời của tuổi trẻ.

    “Biết là nó sai nặng, nhưng nó cũng đã hối lỗi, ăn năn trước toà. Người bị hại lại chính là cha nó, nỗi đau còn chưa nguôi ngoai, chỉ mong pháp luật khoan hồng”, ông Đông xót xa.



  4. #4
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    Cập nhật lúc 17:17, Thứ Ba, 20/07/2010 (GMT+7)


    Bi kịch phía sau vụ án 'nghịch tử giết cha'

    Dù cha bị cáo có thế nào thì đó cũng là cha của bị cáo. Giết người đã không thể tha thứ được, giết cha càng không thể tha thứ. Bị cáo không thể đang tâm giết chết cha mình như thế. Tội ác của bị cáo trời không dung, đất không tha…”
    Lời luận tội của vị đại diện Viện kiểm sát văng vẳng chốn công đường như lưỡi dao cắt lòng người dự khán. Tội ác giết cha của kẻ đứng trước vành móng ngựa không thể dung tha nhưng bi kịch phía sau vụ án mới thật sự làm người ta nhói lòng. Tất cả đều khởi nguồn từ rượu, từ đòn roi của bạo lực gia đình suốt thời thơ ấu.

    Nghịch tử

    Phiên tòa xét xử vụ án giết người hôm ấy được mở vào lúc trời đã gần trưa. Ở hàng ghế trên cùng dành cho đại diện người bị hại là người đàn bà, một già, một trung niên ngồi chết lặng từ lúc nào. Nỗi đau như nuốt ngược, không ai khóc, không ai nói, họ lầm lũi tựa vào nhau.

    Rồi Phan Minh Mẫn (20 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng được dẫn giải ra trước vành móng ngựa với đôi tay còng chặt. Mẫn là bị cáo trong vụ án, là kẻ đã giết chết chồng và con của hai người đàn bà ấy nhưng Mẫn cũng cùng dòng máu với họ. Ba người- ba thế hệ hội ngộ giữa chốn pháp đình, người còn lại đã vĩnh viễn. Đó chính là cha ruột của Mẫn.

    Không khí phiên tòa như chùng xuống trong giây phút. Bị cáo khẽ ngước mắt nhìn mẹ và bà nội rồi vội vã quay đi. Bà cụ già nua, mái đầu bạc trắng đưa bàn tay cố với về phía thằng cháu đích tôn rồi buông thõng tuyệt vọng.

    Sau phần công bố cáo trạng của Viện kiểm sát, Mẫn đứng cúi đầu nhỏ nhẹ trả lời từng câu hỏi của Hội đồng xét xử (HĐXX).

    “Bị cáo quan hệ như thế nào với ông P.X.M.?” – “Dạ, là con ruột”. “Trong cuộc sống hàng ngày bị cáo thấy cha bị cáo là người như thế nào?” – …“Dạ, cha bị cáo hay say xỉn đánh mẹ và anh em bị cáo, hay đập phá đồ đạc trong nhà”- Mẫn khẽ trả lời sau một hồi im lặng. Cha bị cáo làm nghề gì?” – “Dạ, là tài xế”. “Bình thường ông M. có đi làm không?” – “Thưa, cha bị cáo thường xuyên say xỉn nên dần dần người ta không thuê nữa…”.

    Phần thẩm vấn trôi qua. Những gì người dự khán nhận ra rõ nhất từ lời khai của bị cáo trẻ là nỗi ám ảnh từ cơn thịnh nộ của cha với những đòn roi không hẹn trước của ông dành cho mẹ con bị cáo.

    Ở góc phòng, hai người đàn bà ngồi như tượng đá trước từng lời khai đứt lòng của con trẻ...

    Tối 9/11/2009, Mẫn ở trường về thì gặp cha đang nằm ngủ lay lắt trên nền nhà tại phòng khách. Ông đang say. Nhìn cha, Mẫn lại nhớ tới trận đòn ông dội xuống mẹ và anh em Mẫn cách đó 2 ngày. Bao ám ảnh, bao hờn giận găm trong lòng từ bấy lâu như bùng lên…

    Mẫn nghĩ đến tội ác tàn độc bằng cách tước đoạt mạng sống của chính người đã sinh ra mình bằng điện. Bị cáo đi mua dây điện, ổ điện về. Một đầu cắm vào ổ điện trong buồng, đầu còn lại dí vào người cha cho đến chết.

    “Bị cáo đi mua những gì, tiệm bán đồ điện cách nhà bị cáo bao xa?” – “ Dạ, cách khoảng 500m, bị cáo đi mua một ổ cắm điện, một phích cắm có nối sẵn một đoạn dây”. “Rồi bị cáo làm gì?” – “Bị cáo tuốt vỏ dây diện vo lại rồi một đầu cắm vào ổ điện, đầu kia dí vào người cha”.

    “Bị cáo là sinh viên năm mấy? Chuyên ngành gì?” – “Dạ, năm 2, ngành sửa chữa ôtô”. “Bị cáo đã dí điện vào nhiều vị trí trên người cha mình, có vị trí lâu tới 5 phút. Tại sao bị cáo có thể làm vậy?”. Im lặng.


    Phan Minh Mẫn trước vành móng ngựa.

    Vị chủ tọa nhận định: bị cáo đã dí điện vào nhiều vị trí trên người cha. Sau khi dí điện, thấy cha nằm bất tỉnh bị cáo còn đứng cuộn dây điện lại và đi ra sân định mang đi phi tang thì gặp mẹ và em về. Điều này cho thấy thái độ của bị cáo rất bình tĩnh.

    Tuổi thơ không bình yên

    Mẫn cho biết, một tuần cha thường say 5 – 6 lần. Mỗi lần say, ông đánh chửi mẹ con Mẫn hoặc đập phá đồ đạc trong nhà. Tuổi thơ của anh em Mẫn là những ngày dài sống trong nỗi lo lắng, phập phồng với những chịu đựng cùng cực của mẹ và những trận đòn nối tiếp của cha.

    Dù khó khăn, tủi nhục, nặng với nỗi lo cơm áo gạo tiền nhưng mẹ Mẫn vẫn động viên con học hành. Bị cáo cũng được đi học và trở thành sinh viên một trường cao đẳng nghề tại TP.HCM. Từ đó, bao hi vọng, bao tình yêu thương được người mẹ dồn hết cho con trẻ. Bà càng vững vàng cam chịu những tủi cực dồn nén từ chồng. Với Mẫn, càng ngày cha càng xa lạ như người dưng trong gia đình.

    Được mời lên thẩm vấn, bà nội Mẫn lọm khọm lê bước. Nỗi đau quá lớn khiến đôi tai bà như ù đi. Chủ tọa phải nhắc lại câu hỏi đến 3 lần.

    “Con tôi nó tệ quá. Con dâu tôi khổ cực suốt gần 20 năm rồi. Con dâu tôi phải đi làm thuê về nuôi nó, chạy vạy nuôi con mà nó cứ say là đánh đập. Tôi rầy con tôi nó không nghe. Tôi sinh được con nhưng không sinh được tánh. Tôi thương dâu tôi khổ quá nên nhiều lần bảo dâu là thôi đi, đừng ở với nó nữa nhưng vì con nên dâu lại chịu đựng. Cháu tôi nó lớn lên nó hiểu được mọi chuyện nhưng cháu bồng bột quá, tôi xin tòa giảm án cho cháu để nó được trở về trả nợ cho mẹ nó…”. Nghe những giãi bày của bà cụ, cả phòng xử như chết lặng.

    Quay sang nhìn bị cáo, vị Hội thẩm nhân dân trầm giọng: “Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, đó cũng là cha của bị cáo. Trong gia đình, đạo lý con người không cho phép bị cáo hành xử như vậy. Bị cáo cũng có ăn, có học, sao có thể đang tâm giết cha mình?” – “Dạ, bị cáo có tội, bị cáo đã gây ra tội ác”- Mẫn khóc, đầu cúi rạp, hai bàn tay đan chặt vào nhau.

    Vị đại diện Viện kiểm sát nhấn thêm: Khi bị cáo nói “Mẹ đừng báo công an nhé, con vừa chích điện cha rồi” chính mẹ bị cáo đã phải thốt lên “Sao mày làm vậy? Ông ấy là cha mày mà” nên hành vi của bị cáo không thể tha thứ. Dại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình dành cho Mẫn.

    Nghe con bị tuyên án tử, mẹ Mẫn ôm mặt khóc rưng rức. Đứa con trai duy nhất từng là niềm tự hào của bà giờ là tên nghịch tử phải đối diện án chết.

    Tòa nhận định hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng; người bị hại đang ngủ không có bất cứ hành động gì kích động đến bị cáo; hành vi phạm tội của bị cáo rất dã man, không còn luân thường đạo lý, không có khả năng giáo dục, cải tạo…Tòa đã tuyên phạt Phan Minh Mẫn mức án tử hình.

    Tiếng hét thất thanh của hai người đàn bà vang lên trong nỗi đau đớn tột cùng. Một người mất chồng giờ lại mất con, một người đã mất con giờ mất thêm đứa cháu. Họ vật vã nơi góc khán phòng khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

    *Mai Phượng



  5. #5
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    '
    Cập nhật lúc 11:26, Thứ Năm, 29/07/2010 (GMT+7)

    Chưa cần thiết phạt tử hình Mẫn'



    "Việc cải tạo Mẫn trở thành một người lương thiện không khó khăn như các trường hợp khác mà người phạm tội đã có nhiều tiền án tiền sự, có nhân thân xấu" - đây là ý kiến của ông Đinh Văn Quế - nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao về mức án tử hình đối với sinh viên Phan Minh Mẫn.

    Bộ luật hình sự vừa được Quốc hội sửa đổi, bổ sung đã bỏ hình phạt tử hình đối với tám tội, thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước ta với loại hình phạt đặc biệt này. Vì vậy, các tòa án khi áp dụng hình phạt tử hình nhất thiết quán triệt tinh thần này.

    Theo tôi, khi áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội, tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng (theo điều 45 Bộ luật hình sự).


    Bị cáo Mẫn phải lãnh án tử hình - Ảnh: Chi Mai

    Sau khi tìm hiểu trường hợp phạm tội của bị cáo Phan Minh Mẫn, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, tôi nhận thấy có một số tình tiết cần chú ý như sau:

    - Phan Minh Mẫn phạm tội giết người (giết cha) thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 điều 93.

    - Phan Minh Mẫn phạm tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự (phạm tội đối với người trong tình trạng không thể chống cự), vì cha Mẫn đang ngủ.

    - Phan Minh Mẫn phạm tội giết người có tình tiết giảm nhẹ thuộc trường hợp quy định tại điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự (người phạm tội khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải).

    Cân nhắc sự đánh giá của xã hội

    Tuy nhiên, đó mới chỉ là các quy định của Bộ luật hình sự và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng để áp dụng hình phạt cụ thể đối với bị cáo, tòa án còn cần phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội.

    Vậy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà Phan Minh Mẫn thực hiện trong vụ án này được xác định thế nào? Đây chính là vấn đề cần cân nhắc một cách thấu đáo khi hội đồng xét xử lượng hình.

    Theo tôi, trước hết tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc sự đánh giá của xã hội mà “dư luận xã hội” là một kênh rất quan trọng. Vụ án hành hạ cháu Hào Anh ở Cà Mau là một ví dụ điển hình về tính chất nguy hiểm cho xã hội qua kênh “dư luận xã hội”. Dư luận xã hội là ý kiến đông đảo của quần chúng nhân dân ở địa phương, cũng như cả nước được các cơ quan thông tin truyền tải. Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, tòa án phải cân nhắc: nếu tử hình một người phạm tội thì có lợi cho ai, dư luận xã hội có đồng tình không?

    Bị cáo là người có thể cải tạo

    Về nhân thân, Phan Minh Mẫn mới 20 tuổi, đang đi học nên không có các tình tiết giảm nhẹ gắn với nhân thân người phạm tội như có huân chương, huy chương hay các danh hiệu cao quý mà Nhà nước tặng thưởng. Nhưng có điều ai cũng biết là Mẫn còn quá trẻ, lại đang đi học, chưa có tiền án tiền sự và cũng không phải là một thanh niên hư hỏng.

    Động cơ phạm tội không xấu, chỉ vì bức xúc trước những hành động của cha mình với mẹ và gia đình, ở tuổi 20 Mẫn chưa đủ độ chín suy nghĩ để “sao không chọn cách khác”. Việc cải tạo Mẫn trở thành một người lương thiện không khó khăn như các trường hợp khác mà người phạm tội đã có nhiều tiền án tiền sự, có nhân thân xấu.

    Người bị hại là người có lỗi với gia đình, bởi vì là chồng, là cha nhưng đã có những hành vi mà pháp luật ngăn cấm và xã hội cũng lên án. Tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay như trường hợp của ông Phan Thế T. là tình trạng đang báo động ở nước ta. Nói như thế không phải cứ có bạo lực trong gia đình là giết người. Tuy nhiên, khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng phải cân nhắc đến để lựa chọn một hình phạt sao cho tương xứng.

    Tóm lại, nếu những gì mà báo phản ánh là đúng thì việc áp dụng hình phạt tử hình với Phan Minh Mẫn, theo tôi, là chưa cần thiết.

    (Theo Tuổi Trẻ)



  6. #6
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Theo dõi tin------->.Nghịch Tử giết cha

    Theo bạn đọc thì sao về chuyện của
    Mẫn


    Cập nhật lúc 09:35, Thứ Ba, 27/07/2010 (GMT+7)


    'Không cần thiết cách ly vĩnh viễn Mẫn ra khỏi đời sống!'


    Trong vụ án Phan Minh Mẫn phạm tội giết cha, nội dung vụ án đã khá rõ ràng, tuy nhiên, điều dư luận quan tâm là mức án tử hình dành cho bị cáo.

    "Ngoài tính răn đe, pháp luật còn có tính nhân đạo"

    Theo luật sư Trịnh Thanh – Văn phòng luật sư Người nghèo (TP.HCM) nhận định: Trong vụ án này, mức án tử hình dành cho bị cáo có dấu hiệu hơi nặng, nếu tòa áp dụng một mức án khác có phần sẽ thấu tình, đạt lý hơn.

    Tội giết cha là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không chỉ đơn thuần về mặt pháp lý mà còn ở đạo đức con người. Tuy nhiên, khi lượng hình, Tòa án cũng cần xem xét đầy đủ những yếu tố liên quan xung quanh vụ án.

    Theo những gì báo chí phản ánh, tôi nhận thấy cha của Mẫn là người rất hay say xỉn và thường đánh đập, chửi mắng vợ con. Đó là hành vi trái pháp luật, đáng lên án, là một phần lỗi của nạn nhân cũng như của gia đình, của chính quyền địa phương khi tình trạng bạo lực gia đình diễn ra trong suốt thời gian dài.

    Án tử hình là mức án cao nhất trong hệ thống hình phạt, chỉ áp dụng đối với những bị cáo không còn khả năng cải tạo, giáo dục được. Trong trường hợp này, tôi nghĩ Mẫn không đến mức không thể cải tạo được, không cần thiết phải cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

    Theo tôi, ở góc độ pháp lý, Tòa tuyên phạt Mẫn mức án tử hình nhằm đảm bảo tính răn đe tội phạm nhưng bên cạnh đó pháp luật cũng có tính nhân đạo. Hội đồng xét xử (HĐXX) có vẻ nghiêng về tính răn đe nhiều quá!

    HĐXX chưa xem xét đến nguyên nhân từ phía bị hại. Mẫn phạm tội do tinh thần bị kích động phần nào, Mẫn hoàn toàn không có chủ mưu từ trước, giết người không nhằm cướp tài sản hay chiếm đoạt thứ gì của nạn nhân, mục đích “giải thoát” của Mẫn ở đây có nhưng bồng bột. Hiện tại, gia đình Mẫn đã quá đau thương, với hoàn cảnh đó có lẽ một mức án tù hoặc tù chung thân có vẻ hợp lý hơn.

    Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ

    Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thành Công – Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: Giết cha là hành vi không thể chấp nhận được, pháp luật rất nghiêm khắc với loại tội phạm này. Phiên tòa sơ thẩm đã chứng minh cụ thể điều đó. Tuy nhiên, trong trường hợp của Mẫn, cần xem xét lại mức hình phạt, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ.


    Bị cáo Phan Minh Mẫn đứng nghe tòa tuyên án (ngày 16/7)
    .

    Theo luật sư, nếu xem xét một cách toàn diện, đầy đủ về hoàn cảnh, động cơ phạm tội thì Tòa án có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để đưa ra một mức hình phạt hợp lý, thoả đáng hơn theo điểm đ, điểm p, Khoản 1, Điều 46- Bộ luật Hình sự.

    Thứ nhất, Mẫn phạm tội trong trường hợp “bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra”. Để áp dụng tình tiết này, pháp luật buộc hành vi phạm tội phải được thực hiện ngay sau khi có hành vi trái pháp luật của bị hại gây ra. Quy định này chưa chuyển tải được hết sự điều chỉnh pháp luật. Trường hợp này, cha Mẫn đã có hành vi trái pháp luật và tác động một cách có hệ thống trong thời gian dài nên dẫn đến việc Mẫn bị kích động, thực hiện tội phạm, do đó cần phải xem xét.

    Thứ hai, "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải". Điều này đã được chứng minh trong suốt quá trình điều tra vụ án cũng như diễn biến phiên tòa.

    Thứ ba, tòa còn có thể xét đến sự khẩn cầu từ mẹ ruột, từ bà của Mẫn nhưng họ là vợ, là mẹ của bị hại. Phía bị hại tha thiết xin xét giảm hình phạt đối với bị cáo cũng là một tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.

    Ngoài ra, một vấn đề không được cụ thể hóa trong luật nhưng HĐXX có thể xét đến sự tác động do phán quyết của mình trong vụ án này. Tước đoạt sinh mạng của Mẫn là một lần nữa đã tác động vào nỗi đau của gia đình họ, chưa quan tâm đến tính nhân đạo của pháp luật.

    Theo tôi, nếu phiên toà Phúc thẩm tuyên mức hình phạt khác sẽ tạo cơ hội cho Mẫn giữ được mạng sống, làm lại cuộc đời sau khi đã trả giá cho hành động của mình. Điều đó là thoả đáng, hợp lý, hợp tình và đúng Luật.

    Cần xử theo án lệ

    Theo Luật sư Trần Công Li Tao – Đoàn luật sư TP.HCM, vụ án này cần xử theo án lệ.

    Luật sư bày tỏ: "Tôi đồng ý tội giết cha xã hội đặc biệt lên án, khó có thể tha thứ và quy định áp dụng hình phạt cao nhất là cách ly bị cáo vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội đối với tội phạm này là thỏa đáng. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, tòa cần xem xét đầy đủ, toàn diện các yếu tố như nhân thân bị cáo, hoàn cảnh phạm tội, những yếu tố khác tác động lên hành vi của bị cáo".

    "Ở đây, Mẫn bị dồn vào tình trạng “tức nước vỡ bờ”. Hoàn cảnh gia đình bị cáo đã quá đau thương, không cần thiết phải mất thêm một người con nữa. Ở nước ta, án lệ chưa được áp dụng nhưng trường hợp này tôi nghĩ là cần thiết phải xử theo án lệ, so với một số vụ án khác, không cần thiết phải áp dụng án tử hình với Mẫn. Nếu tử hình bị cáo, hậu quả càng đau thương"- theo Luật sự Tao.

    "Theo thông tin tôi được biết, mặc dù, tình tiết bị cáo phạm tội lần đầu chỉ được xem xét với loại tội ít nghiêm trọng nhưng Mẫn vẫn còn một số tình tiết giảm nhẹ khác như nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, bị cáo phạm tội một phần bị kích động do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra. Từ những tình tiết trên, tôi thấy cần phải xem xét lại hình phạt dành cho bị cáo".



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts