Results 1 to 5 of 5

Thread: Phong (cùi) - St

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Phong (cùi) - St

    Bệnh phong (cùi)

    Bệnh phong (trước đây gọi là hủi) là bệnh lây nhưng không phải là bệnh di truyền. Bệnh do trực trùng Hansen gây ra (có tính kháng toan, kháng cồn giống trực trùng Kock gây bệnh lao). Bệnh lây qua da và niêm mạc từ người đã mắc bệnh phong, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh nên các tổn thương da và nước mũi người có rất nhiều trực trùng Hansen.

    Tuy nhiên, đây là bệnh khó lây nhất là với người đã có phản ứng Mitsuda (+) (Có đề kháng với trực trùng Hansen). Thời gian nung bệnh lại rất dài, có khi đến 15 -20 năm sau mới phát bệnh. Việc điều trị bệnh phong hiện nay rất hiệu quả, khi bệnh ổn định, không còn trực trùng Hansen trên các tổn thương và trong nước mũi, có thể điều trị ngoại trú, về sống chung với gia đình được. Khi tiếp xúc với người bệnh, cách phòng tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng “xà phòng đánh lùi bệnh phong”. Do đó, người mắc bệnh phong khi đã điều trị tốt khỏi bệnh hoàn toàn có thể lập gia đình.

    Có 3 dạng bệnh phong:

    - Phong bất định với các vết biến màu trên da, ranh giới không rõ rệt, mất và giảm cảm giác (châm kim không thấy đau, hơ lửa không biết nóng).

    - Phong củ là dạng phong cơ thể đã có đề kháng. Củ nổi trên da, bờ gồ lên có ranh giới rõ rệt, ở giữa da có khuynh hướng lành. Củ là nơi có rối loạn cảm giác (mất cảm giác đau và nóng). Các dây thần kinh nâng to lên, nổi cục như tràng hạt thấy rõ ở thần kinh trụ (khuỷu tay) và thần kinh hông khoeo ngoài (ở đầu xương mác). Có các rối loạn cảm giác, phân ly thống nhiệt ở các đầu ngón tay. Có các rối loạn dinh dưỡng làm teo các cơ trong bàn tay, giống bàn tay khỉ, có dạng vuốt trụ ở hai ngón tay cuối, thủng và chảy nước ở gan bàn chân. Bệnh tiến triển (nếu không điều trị tốt) đi đến cụt các ngón tay, ngón chân.

    - Phong ác tính là dạng phong mà cơ thể mất đề kháng với trực trùng Hansen. Phản ứng Mitsuda (-). Đây là dạng bệnh toàn thân, các tổn thương phong, củ nổi lên ở mặt, các chi, thân mình, ranh giới không rõ rệt. Viêm mũi do phong làm hủy hoại vách mũi, có thể có tổn thương ở thanh quản, hạch, gan, lách. Mặt có thể sần sùi biến dạng như mặt sư tử khi bệnh đã tiến triển nặng.

    Điều trị bằng các sulfone (DDS) sunfamide (Sultirene, Madribon), Rifampicine. Trường hợp (hủi) phong củ, sau khi khỏi lâm sàng phải điều trị 18 tháng nữa, còn đối với phong ác tính cần điều trị kéo dài vô thời hạn.

    Có thể phát hiện sớm bệnh phong ở các trung tâm da liễu: bằng các vết biến màu ở da có rối loạn cảm giác (châm kim không đau, hơ lửa không biết nóng) và các xét nghiệm khác.

  2. #2
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Phong (cùi) - St

    Phát hiện bệnh phong bằng hình ảnh


    Nhiều người có dấu hiệu mắc phong nhưng không dám đi khám xác định bệnh vì sợ thành kiến của người đời về bệnh này. Ý tưởng phát hiện bệnh phong bằng hình ảnh ra đời giúp giải tỏa tâm lý này, khiến tỷ lệ người bệnh được phát hiện tăng lên.

    Bác sĩ Vũ Tuấn Anh, Bệnh viện phong da liễu Quy Hòa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho biết với ý tưởng trên, trên phiếu khám bệnh cho người mắc phong có sẵn hình ảnh về bệnh trên da. Bất cứ ai cũng có thể nhận diện dấu hiệu của bệnh, chỉ cần đối chiếu hình ảnh với phần da của mình. Tờ phiếu sẽ thông báo căn bệnh về da, mà không hề nhắc đến bệnh phong. Tên tuổi, địa chỉ của bệnh nhân chỉ được điền vào khi bệnh nhân tự xét thấy bản thân có dấu hiệu như những gì nêu trên hình ảnh.

    Bác sĩ Anh nói: "Trong hình này không nói gì về bệnh phong, mà chỉ nói là tổn thương về da, người được khám không biết là bị bệnh. Vì vậy người ta không mặc cảm. Hơn nữa, việc phát phiếu được tiến hành trong phạm vi gia đình nên không lan rộng".

    Những tờ phiếu khám bệnh bằng hình ảnh đã được bệnh viện phong da liễu Quy Hòa chuyển đến những vùng dịch tễ về căn bệnh phong. Các gia đình nhận tờ phiếu. Họ tự đối chiếu từng thành viên trong gia đình với những hình ảnh trên phiếu. Nếu phát hiện bệnh, thông tin này qua tờ phiếu sẽ đến được cán bộ y tế.

    Khác với những lần khám bệnh trên phạm vi rộng, tờ phiếu hình ảnh đã giúp việc phát hiện bệnh phong chặt chẽ hơn, tránh tình trạng bỏ sót. Ý tưởng về phương pháp phát hiện bệnh phong bằng hình ảnh nảy sinh từ thực tế miền Trung, Tây Nguyên, nơi căn bệnh phong còn tiềm ẩn nhiều trong cộng đồng, trong khi hiểu biết về bệnh còn kém.

    Hiệu quả của ý tưởng trên không chỉ là con số bệnh nhân được phát hiện, mà là sự thay đổi suy nghĩ của mọi người về bệnh phong. Những tờ phiếu khám bệnh cũng là một kênh truyền thông về bệnh

  3. #3
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Phong (cùi) - St

    Nguyên nhân - Phương pháp điều trị

    Giới thiệu

    Còn có tên gọi khác là bệnh Hansen.


    Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.

    Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:

    Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.

    Bệnh phong có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp là: dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ mỗi dạng này lại chia ra nhiều thể khác nhau nữa. Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng.

    Thực tế thì cả hai dạng bệnh đều gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên (nhất là các chi), làm bệnh nhân mất cảm giác ngoài da và yếu liệt các cơ từ từ. Chính việc mất cảm giác này mà bệnh nhân phong thường xuyên bị các chấn thương vào tay và chân, dần dần mất hẳn bàn tay hoặc bàn chân của mình.

    Bệnh phong có thể gặp ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới và vùng cận nhiệt. Trung bình khoảng 100 trường hợp bệnh mới được phát hiện hằng năm tại Mỹ. Hầu hết các bệnh nhân này ở phía Nam, ở California, Hawii, và các đảo của Mỹ.

    Từ khi có các thuốc điều trị hiệu quả, thì việc cách li bệnh nhân phong không còn cần thiết. Tuy nhiên, ngày này các thuốc này lại đang thiếu dần, làm gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc bệnh phong, và gây được sự quan tâm trên toàn thế giới.

    Triệu chứng

    Bệnh sử :

    - Có tiền căn tiếp xúc với bệnh nhân phong hoặc trong gia đình có bệnh nhân phong.
    - Sinh sống hoặc lui tới vùng dịch tễ của bệnh phong.

    Các triệu chứng của bệnh bao gồm :

    - Có những vùng da nhạt màu, giảm nhạy cảm với cảm giác sờ, cảm giác nhiệt (nóng) và cảm giác đau.

    - Các tổn thương ngoài da không lành sau nhiều tuần

    - Giảm hoặc mất cảm giác ở bàn tay, cánh tay hoặc bàn chân, cẳng chân.

    - Yếu cơ, biểu hiện bằng nhiều triệu chứng ví dụ triệu chứng ngón chân bị chúc xuống dưới khi bệnh nhân nhấc chân lên bước đi.

    Các xét nghiệm:

    Phân tích vùng da bị tổn thương có thể giúp Bác sĩ phân biệt phong u hay phong cùi. Tuy nhiên đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán.

    Lấy vùng da tổn thương nhuộm kháng acid để cố định vi khuẩn, sau đó soi dưới kính hiển vi tìm vi khuẩn phong.

    Điều trị

    Dưới đây là các loại thuốc được dùng để điều trị phong :

    Dapsone
    Rifampin
    Clofazimine
    Ethionamide
    Aspirin, prednisone, hoặc thalidomide dùng để kiểm soát tình trạng viêm (ví dụ viêm phong hồng ban dạng nút).

    Tiên lượng:

    Phát hiện sớm được bệnh rất quan trọng, bởi vì việc chữa trị sớm có thể hạn chế rất nhiều tổn thương cho cơ thể, trả lại cho bệnh nhân một cơ thể không có nhiễm trùng và một cuộc sống bình thường.

    Biến chứng:

    Tổn thương thần kinh suốt đời

    Biến dạng ngoại hình của bệnh nhân.

    Lời khuyên của nhân viên y tế:

    Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn thấy mình có những triệu chứng kể trên, nhất là sau khi bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với vi trùng gây bệnh Phong. Hiện nay mỗi quận, huyện đều có chương trình chống phong của Quốc gia. Nếu nghi mình bị phong bạn hãy đến khám bác sĩ hay đến những trung tâm chuyên khoa như bệnh viện da liễu.

    Phòng bệnh:

    Phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với bệnh nhân phong chưa được điều trị. Với những bệnh nhân đã điều trị lâu dài thì không còn khả năng lây bệnh nữa.

  4. #4
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Phong (cùi) - St

    Phát hiện sớm bệnh phong

    Bệnh phong có thể chữa lành và tác hại không đến nỗi đáng sợ như bạn vẫn thấy trên phim ảnh nếu được phát hiện sớm. Một triệu chứng điển hình là mất cảm giác, thường gặp ở chân tay; không thấy đau khi bị bỏng hay châm chích.

    Trong lịch sử loài người, bệnh phong được coi là một trong tứ chứng nan y, như dân gian thường gọi. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người bệnh sang người lành. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài nhiều năm. Ngày nay, con người đã phát minh ra nhiều loại thuốc điều trị có hiệu quả, góp phần ngăn chặn hiểm họa của căn bệnh này.

    Trước đây, khi nhìn thấy bệnh nhân phong với những tổn thương đặc trưng như cụt ngón chân, ngón tay, mọi người thường có tâm lý xa lánh, kỳ thị... Có những người bệnh phải tự vào rừng ăn ở một mình, không người chăm sóc. Thực ra, bệnh phong không dễ dàng lây nhiễm. Chỉ những người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh(thầy thuốc tại các trung tâm khám chữa bệnh phong hoặc vợ, chồng, con cái của bệnh nhân phong) mới dễ lây nhiễm nếu không biết cách phòng ngừa.

    Người bệnh có những dấu hiệu như mất cảm giác, thường gặp ở chân tay. Vì vậy có khi bị bỏng, bị châm chích mà họ không thấy đau. Ngoài ra, dấu hiệu trên da cũng rất khác: có những nốt bạc màu trên da, hoặc những nốt to, tròn, ở giữa mất cảm giác. Một số cục dưới da xuất hiện là do tổn thương dây thần kinh phình to lên. Có khi bệnh nhân bị loét trên da kéo dài mà không có cảm giác đau và không ngứa. Cũng có những người da mặt dày cộm, nổi cục hoặc dái tai dày, ngắn và vuông. Lông mày rụng, lúc đầu ở phía ngoài sau đó rụng toàn bộ. Khi bệnh đang tiến triển, người bệnh có thể bị liệt chân, tay. Các ngón chân, ngón tay có thể dần dần bị cụt trở thành những mỏm cụt. Khi bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu như mô tả ở trên, hãy cảnh giác vì có khi chính bạn đã mắc căn bệnh này. Nên đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện sớm.

    Ngày nay, đã có nhiều loại thuốc đặc trị có thể điều trị khỏi bệnh phong. Tuy nhiên, việc điều trị cần phải theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Người bị bệnh phong rất dễ bị các thương tổn khác. Chẳng hạn khi cầm điếu thuốc lá trên tay, họ có thể bị bỏng ngón tay do thuốc cháy mà không phát hiện được; cũng có những người bệnh do đi lại nhiều gây phồng rộp bàn chân, dẫn đến loét... Do bệnh nhân không đau, không ngứa nên những tổn thương này có thể tiến triển nặng nề, nhiễm khuẩn kéo dài dẫn đến tình trạng loét, lở ở bàn chân, tổn thương xương thậm chí phá hủy xương...

    Làm cách nào để phòng ngừa các tổn thương đó? Người bệnh cần chú ý, phải đi giày dép. Không bao giờ được đi chân đất để tránh các tổn thương bàn chân. Không hút thuốc lá để tránh các tổn thương bàn tay, ngón tay. Nên tránh làm việc có liên quan đến các vật sắc nhọn như dùng dao chế biến thức ăn có thể gây đứt tay. Nếu có điều kiện, người bệnh không nên trực tiếp nấu nướng để tránh bị bỏng lửa. Nên tạo một thói quen hằng ngày tự mình kiểm tra tay, chân xem có bị tổn thương nào khác không. Nếu có, cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời, tránh các biến chứng có thể nặng thêm...

  5. #5
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Phong (cùi) - St

    Lỗi gene làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phong


    nguy cơ mắc bệnh hủi tăng gấp 5 lần so với bình thường. Phát hiện sẽ giúp phát triển những biện pháp phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả.

    Bệnh phong (hay còn gọi là hủi, cùi) là một bệnh kinh niên, do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây nên. Thế giới có khoảng 1 triệu người nhiễm bệnh mỗi năm.

    Con người nhiễm bệnh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc với dịch hô hấp nhiễm khuẩn. Mycobacterium leprae thường tấn công da, niêm mạc, các dây thần kinh, gây biến đổi màu và hình dạng các mảng da, dẫn đến tê cục bộ. Nếu không được điều trị hợp lý, người bệnh có thể bị cụt ngón tay, ngón chân cái, và cuối cùng là cả bàn chân, bàn tay.

    Nhóm chuyên gia đến từ Đại học McGill (Canada) và Viện nghiên cứu y học Pháp đã phân tích mẫu ADN của gần 200 gia đình Việt Nam có tiền sử bệnh hủi. Họ nhận thấy tất cả thành viên trong số gia đình này đều có chung một dạng đột biến ở gene Parkin và gene "hàng xóm" PACRG - cả hai đều nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Những gene này đồng thời liên quan đến bệnh thần kinh Parkinson. Phát hiện trên càng được khẳng định với kết quả kiểm tra gene của 1.000 bệnh nhân hủi ở Brazil.

    Tiến sĩ Erwin Schurr, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định: "Phát hiện trên sẽ cho phép chúng ta biết được cách thức hoạt động và vai trò của các gene liên quan trong quá trình nhiễm bệnh".

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts