1- Khi tôi nói: “thật là mất mát to lớn” hay “vô cùng đau đớn” đã làm đảo ngược Lời Chúa, và rất mâu thuẫn với niềm tin của Tín hữu về giáo huấn của Giáo hội…Sau mấy chục năm chia sẻ tại gia đình và nhà quàn, tôi thấy nhiều Tín hữu không muốn nghe kiểu nói này, mà chỉ xin Chúa ban thêm ơn hay bù đắp những ơn lành khác .
2- Đã nhiều lần tôi nghe và đọc là: “Bao lâu sống trong thân xác này là tôi lưu lạc xa Chúa. Vì chưng nhờ Đức tin chứ không phải vì tôi thấy mà tiến bước. Vì thế nên tôi vững lòng và đành lìa bỏ thân xác này để được ở cùng Chúa.” (x. 2 Cor 5, 6-8)
3- Nhưng khi được Chúa gọi về lại rất đau đớn và buồn phiền, nên không hợp với Lời Chúa và cách sống đạo của mình chút nào. Đành rằng theo bản tính tình cảm tự nhiên con người ai củng phải đau xót, nhớ thương khi người thân ra đi; nhưng tôi không nên quên Lời Chúa dạy, nói những lời làm mình giảm niềm tin và hy vọng.!
4- Khi viếng xác bạn hát rất to với niềm chan chứa vui mừng:
Khi Chúa thương gọi tôi về, - hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng tôi nức vui tiếng cười, - lưỡi tôi vâng lời ca hát. - Toàn dân tung hô tôi thật vĩnh phúc.! Nhưng tôi lại làm khác, không sống và thực hành theo lời ca của mình !!!
5- Do đó, tôi không nói: “Thật là mất mát vô cùng to lớn cho (gia đình, ông bà, anh chi…) tôi nghĩ chia sẻ như vậy làm Tín hữu đã sống đức tin, hiểu Lời Chúa và Giáo hội dạy, chắc sẽ không hài lòng mấy. Nên tôi nói:Chúng tôi xin chia sẻ niềm bùi ngùi, thương nhớ ông, bà… Nguyện xin Chúa là…sớm đón nhận linh hồn…về hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng. Như vậy cỏ vẻ hợp với Lời Chúa và đức tin hơn. Vì được Chúa gọi về là ngày bước vào cõi sống, được biến đổi, để hưởng niềm vui với Ngài. Thí dụ niềm vui mừng của gia đình có người được xuất ngoại, dù có bùi ngùi lưu luyến; nhưng chỉ là tạm biệt, sau này sẽ gặp nhau trong trạng thái vui vẻ và hạnh phúc hơn, khi một thời gian nữa mình cũng sẽ được sang đoàn tụ…
6- Các mẫu cáo phó xin viết như sau: Trong niềm cậy trông/ hy vọng vào lòng nhân từ của Chúa, đình chúng tôi xin được kính báo: Ông, bà….sau 50, 75 năm, vừa hoàn tất cuộc hành trình đức tin, nay đã được về Nhà Cha trên trời lúc:…Kính xin…cầu nguyện cho…mau hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng. (hoặc tương tự)
Các mẫu Phân ưu nên viết như sau: Chúng tôi vừa nhận được tin: ông, bà được Chúa gọi về lúc….Xin được chia sẻ nỗi niềm bùi ngùi, thương nhớ ông, bà…Nguyện xin Chúa sớm đón nhận linh hồn…về hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên đàng..v..v…
7- Vậy chết không phải là mất mát, mà gồm 9 điều căn bản theo như Lời Chúa và Giáo hội dạy khi phân ưu như sau:
a/ Ngày trở về Nhà Cha: Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con (Ga 17,24) Căn nhà dưới đất bị hủy, có căn nhà Vĩnh cửu trên Trời.(2Cor 5,1-5) Theo tinh thần Á Đông: Sống gởi thác về (Sinh ký tử quy).
b/ Ngày được biến đổi: “Không phải tất cả chúng ta sẽ chết; nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt,…chỗi dậy thì bất tử. (1Cor 15,42-42;51-52)
c/ Ngày Sinh Nhật: Hội thánh xem cuộc đời Tín hữu như là thời thai nghén và gọi ngày mỗi người ra đi là Ngày Sinh Nhật. “Tôi được nên đồng hình đồng dạng với người…”. (Phil 3, 10-12)
d/ Ngày Sống trong Chúa: “Bây giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã qua đi, không còn sự chết…(Kh 21, 1-4)
e/Ngày lên Thiên đàng: “Ông Giêsu ơi! Khi nào về nước ông, xin nhớ đến tôi…Ngay hôm nay… ở Thiên đàng với tôi>” (Lc 23,42-43)
g/ Ngày được giải phóng: “Bây giờ anh đã được giải phóng khỏi tội mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa.” (Rom 6, 22-23)
h/ Ngày được sống lại: ”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống.” (Ga 11,24-25)
i/ Ngày được vui mừng: “Chúng tôi luôn mạnh dạn. và điều chúng tôi thích hơn đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa.” (2Cor5,6-8)
k/ Ngày hạnh phúc nhất: “Sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa. Vậy sống hay chết tôi đều thuộc về Chúa.” (Rom 14,8)