Chúa Nhật 33 năm C (CN 33 TN năm C)



Kính thưa quí ông bà anh chị em, khi nhìn vào một sự việc nào đó, hay của một chế độ nào đó, người ta thương nói: “Nó tới số rồi, hay chế độ đó sắp tàn”. Khi nói như thế nó hàm chứa: người, hay chế độ nào đó có những điều không hay và người ta muốn có sự thay đổi. Chẳng hạn, nhìn vào chế độ cộng sản ở Việt Nam, nhất là những năm gần đây có những dấu hiệu suy tàn, và ai cũng trông mong chế độ độc ác vô thần đó sụp đổ hay thay đổi.

Hôm nay, Chúa Nhật áp chót năm phụng vụ của Giáo Hội, vì thế Mẹ Giáo Hội cho con cái nghe bài đọc Cựu Ước cũng như bài Tin Mừng nói về ngày cuối cùng của vũ trụ và nhân loại, sẽ có các biến động của thiên nhiên cũng như các biến loại xẩy ra nơi xã hội loài người. Bài trích sách tiên tri Ma-la-khi nói về ngày ấy như sau: “Đây sẽ đến ngày bừng cháy lên như lò lửa: tất cả những kẻ kiêu căng và những người làm tội ác sẽ như rơm rạ, ngày ấy đến sẽ thiêu đốt họ, và không để sót lại cho họ cội rễ ngành chồi gì cả, Chúa các đạo binh phán như vậy”. Vậy thì, nếu như ở đời, ngày tận cùng của một đời người hay của một triều đại, một chế độ không sớm thì muộn phải xẩy ra, như định luật tất yếu của thời gian, thì vũ trụ và nhân loại cũng có ngày chấm dứt của nó; vì Thiên Chúa là chủ tế của thời gian, là Đấng sáng tạo định luật tất yếu: tất cả đều phải qua đi, trời đất này rồi sẽ qua đi, nhưng lời Ngài phán luôn tồn tại muôn đời.

Như đã đề cập trong phần mở đầu trên về vấn đề: “Tới số hay hết thời” của người nào đó hay chế độ nào đó, nhưng cũng có khi có những chuyện không xẩy ra; hoặc, thay vì ngày tàn của nó, thì nhân vật hay chế độ nào đó lại còn gây ra nhiều tội ác đau khổ hơn. Nhưng ngày tận cùng của nhân loại vũ trụ mà Thiên Chúa sẽ thực hiện thì không một ai, không một tạo vật nào thoát khỏi, tất cả đều bị thiêu hủy tựa như rơm đưa vào lò lửa vậy. Chúa Giê-su cũng đã nói về vấn đề này trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật 33 này, khi một số người trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của thành Giê-ru-sa-lem, Ngài nói: “Những gì các con nhìn ngắm đây, sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá.” (Lc 21,6) . Thành Thánh Giê-ru-sa-lem là nơi mọi người tuôn về để thờ phượng Chúa, thế mà ngày đó cũng chung số phận với sự tận cùng của mọi sự. Vậy thì ngày đó ai lại không sợ hãi, và để đứng vững trong ngày đó thì tốt hơn hết, con người hãy quay về với Chúa, ăn ở ngay lành, lo chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia đình, cộng đoàn, Giáo hội hay ngoài xã hội. Cụ thể như lời khuyên của Thánh Phaolo qua thơ gởi cho cộng đoàn Thê-sa-lô-ni-ca, ngài khuyên mọi người hãy noi gương bắt chước ngài cũng như các Tông Đồ trong mọi việc làm; nhất là những người không chịu ở yên một chổ mà làm việc, nhưng việc gì cũng dây vào. Nghĩa là những người hay gây xáo trộn trong cộng đoàn, không phải việc của mình mà mình nhảy vào điều khiển họ, làm thầy họ, và chê bai người này, hay trách móc người kia. Những người như họ đã sống lời của Chúa dạy chưa? Như khiêm nhường, hiền hòa, hy sinh phục vụ, chọn chổ rốt hết … Và nếu họ không sống, hay còn làm ngược lại những lời Chúa dạy thì làm sao đứng vững được ngày của Chúa đến, nhất định họ sẽ phải chung số phận như cỏ rơm bị đưa vào lò lửa.

không phải lo sợ ngày thịnh nộ của Thiên Chúa, và cũng chẳng bận tâm đến ngày đó là ngày nào hay sẽ đến ra sao, vì họ luôn tâm niệm sống là sống cho Chúa, và chết cũng là chết cho Chúa, suốt đời họ sẽ là những người sống vì người khác; sống và làm việc noi gương bắt chước thánh Phao lô, vì thánh nhân luôn noi gương bắt chước Đức Ki-tô.

Xin Chúa cho mỗi người luôn sống làm sao để đứng vững khi ngày Chúa đến; Chúa đến với từng cá nhân, Chúa đến chung cho toàn thể nhân loại vũ trụ. Ước gì ta hãy năng chạy đến với Chúa qua thánh lễ, qua các bí tích và siêng năng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, đó là những phương thế tốt nhất giúp ta đứng vững để đón chào ngày của Chúa. Amen.


Lm Phaolô Cao Thế Bình SDD