ÔNG TRỜI CŨNG CHỊU



Ngày xưa, có một lần Thiên Chúa bày tiệc khoản đãi tất cả các nhân đức, đức lớn đức nhỏ, đức khiêm tốn, đức dũng cảm.v.v...tất cả đều được mời đến dự.

Tất cả đều tụ tập trên thiên đàng trong một đại sảnh điểm xuyết diễm lệ tuyệt luân, vốn quen biết nhau nên không ai còn xa lạ, lại còn có một vài nhân đức thân thiết với nhau nữa, cho nên khi mới bắt đầu thì đã có bầu khí náo nhiệt.

Đột nhiên, Thiên Chúa phát hiện có hai đức hạnh hình như không quen biết nhau, vả lại khi cùng nhau đối mặt thì có chút không thoải mái, thế là Ngài mỗi tay dắt một đức hạnh, chính thức giới thiệu họ với nhau:

- “Cám Ơn, anh này là Đức Ái; Đức Ái đây là Cám Ơn.”

Nhưng Thiên Chúa mới quay lưng đi thì hai đức hạnh kia cũng lìa nhau. Từ đó có người nói, ngay cả Thiên Chúa cũng đành bó tay đem Cám Ơn đến nơi Đức Ái trú ngụ.

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta sống ở đời cần phải có tấm lòng, mà tấm lòng này –trước tiên- là cám ơn, nghĩa là vì đức ái mà người khác làm cho mình nhiêu việc thì nên cám ơn, đó chính là tấm lòng biết ơn.

Thế nhưng trên thế gian này có rất nhiều nơi mà cám ơn không cùng đức ái ở chung được với nhau, bởi vì có nhiều người vì tư lợi, vì kiêu ngạo, vì ghen ghét mà không muốn nói lời cám ơn với đức ái, đó là điều đáng buồn trong một xã hội chỉ biết hưởng thụ. Ngay cả có một số những người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong chức linh mục, cũng không muốn nói lời cảm ơn với những người giáo dân đã giúp mình làm công tác mục vụ, vì các ngài cho rằng giúp đỡ các linh mục là bổn phận của giáo dân, các ngài quên mất tấm lòng biết ơn với hai chữ cám ơn thì là cách truyền giáo cách hiệu trong thế giới văn minh này.

Biết nói cám ơn sau khi đã nhận ơn –dù ơn lớn hay ơn nhỏ- thì là một đức hạnh đẹp của người biết ơn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.