HIỂU BIẾT THIÊN CHÚA LÀ ĐỂ SỐNG CUỘC ĐỜI PHỤC VỤ



Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C (Acts 15: 1-2, 2-29; Psalm 67; Revelation 21: 10-14, 22-23; John 14: 23-29)


Sự thay đổi không đến một cách dễ dàng, đặc biệt khi những ý tưởng và những truyền thống được ấp ủ và tôn trọng lâu đời bị thử thách. Và điều này thậm chí là một chứng cứ hiển nhiên hơn trong lĩnh vực tín ngưỡng như sự đấu tranh trong thời đại của chính chúng biểu lộ.

Người ta thích vẽ những hình ảnh tinh thần về Thiên Chúa và mô tả những dòng bằng màu cát, dán nhãn và tách biệt “tồn” và “vong”. Trong những trang của Sách Công vụ Tông đồ và trong một số thư của Thánh Phao-lô chúng ta có thể trộm nghe về những cuộc tranh luận vô cùng quyết liệt của Ki-tô giáo thế kỷ thứ nhất. Cuộc tranh luận này tập trung vào những gì người ta phải thực hiện để được hòa nhập với dân Thiên Chúa – những điều kiện gia nhập. Qua nhiều thế kỷ, dấu hiệu giao ước giữa Israel và Thiên Chúa là sự cắt bì và tuân thủ phong tục Torah – những luật lệ về chế độ ăn uống, tôn giáo và xã hội mà đã phục vụ như những dấu mốc ranh giới giữa Israel và dân ngoại.

Nhưng cuộc đời và những lời giáo huấn của Chúa Giê-su là để mang lại sự thay đổi sâu sắc trong tâm thức và thực hành tôn giáo. Những dấu mốc ranh giới quen thuộc được giảm dần vì những dân ngoại được chào đón bước vào những công đồng của những môn đệ Chúa Giê-su. Và điều này đã không đến một cách dễ dàng hoặc không có sự trả giá – biến động lớn, sức khả kháng và tìm kiếm linh hồn đã theo vào sự thức tỉnh của nó. Nhiều người đức tin tốt cảm thấy rằng họ phải đứng vững với những truyền thống và phong tục trong lúc người khác háo hức vứt bỏ mọi thứ từ quá khứ.

Những tranh đấu và tranh luận của thế kỷ thứ nhất phản ảnh thời đại của chính chúng ta với sự mất hướng tôn giáo và không thể khoan dung những oán thù. Nhiều nhà cải cách tự chỉ định tất cả những thay đổi công việc vượt quá thời gian áp đặt những tầm nhìn của họ với những người khác.

Những đấu tranh và tranh luận của thế kỷ thứ nhất phản ánh thời đại của chính chúng ta với sự mất phương hướng tôn giáo và không thể tha thứ hận thù. Nhiều nhà cải cách đã tự chỉ định tất cả những thay đổi vượt quá thời gian áp đặt những tầm nhìn của riêng họ về những người khác.

Không có những câu trả lời dể dàng hoặc trắng đen úp mở và chúng ta phải chống lại sự cám dỗ để đòi bằng được chúng. Thời đại của chúng ta kêu gọi sự nhận thức toàn cầu, thống nhất và bao gồm tất cả mọi người. Có lẽ chúng ta phải theo khóa học về sự hài hòa và vô cùng lành mạnh của Hội đồng thành phố Jerusalem trong Sách Tông đồ Công vụ 15: thực hiện nó đơn giản và đừng đặt những trở ngại và rào cản trong cách thức của người dân.

Tầm nhìn của Thánh Phao-lô về Tân Jerusalem là một mầu sắc mới lạ về biểu tượng tôn giáo và hình học hướng về những những hòn đá quí. Lạ làm sao – không đền thờ - nhưng ai cần điều đó? Thiên Chúa thì rất gần và tất cả đều tràn ngập mà bỏ qua nơi “Chúa ngự” chắc chắn là không thể và là vô ích vì không có cảm giác của sự xa cách hoặc chia cách. Ánh sáng, được hiểu theo nghĩa đạo đức và tinh thần cũng như vật chất, không đến từ mạch nguồn bên ngoài mà đến từ Thiên Chúa và Đức Ki-tô. Sẽ là một sai lầm để cố gắn chặt Tân Jerusalem với một thời gian và không gian cụ thể. Điều đó mô tả trạng thái ý thức tinh thần điều duy nhất mà Thiên Chúa mong muốn dành cho sự sống con người, và một trạng thái chúng ta hướng về cái mà chúng ta có thể phấn đấu thậm chí trong cuộc đời này. Thiên Chúa, ánh sáng, sâu thẳm bên trong chúng ta.

Tình yêu là một từ cất lên thật dễ dàng – và chúng ta rất thường dùng từ này – nhưng ý nghĩa của nó là gì? Tất cả các loài của sự vật không pahi3 hoàn toàn trong chúng đều có thể được ngưỡng mộ, tự chúng che đậy trong ngôn ngữ của tình yêu. Với những lời tuyện bố thông thường thiều can đảm về tình yêu dành cho Thiên Chúa được liên kết với bạo lực và cố chấp. Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng tình yêu là tình yêu khi tình yêu thực hiện – những ai yêu Người chân thành sẽ sống bởi lời giáo huấn của Người. Đây lhong6 khong phải là một số loại thủ đoạn để “bước vào thiên đàng”: Chúa Giê-su và Thiên Chúa Đức Chúa Cha đã tạo nơi trú ngụ của họ trong họ, nam hay nữ. Sự hiện diện này, dưới hình thức của Người Bào Chữa hoặc Chúa Thánh Thần là cội nguồn của sự bình an phi thường mà Chúa Giê-su ban cho các môn đệ của người. Nó loại bỏ những sợ hãi và xao xuyến của con tim do đó việc loại bỏ hầu hết cộin nguồn của bạo lực, bất công và tham lam ích kỷ.

Sự trú ngụ bên trong Thiên Chúa này sẽ là một người thầy và là người hướng dẫn bên trong. Tất cả những điều này đều có thể bởi Chúa Giê-su đã trở về bên Đức Chúa Cha – Người nhấn mạnh rằng nếu thực sự hiểu ý nghĩa của sự trở về này là những gì họ sẽ mừng vui thay vì đau buồn và bám vào người. Một vấn đề bấy lâu nay với mọi tôn giáo là có xu hướng sống trong những tín điều và những biểu tượng của sự dị biệt hơn là trong sự sống yêu thương đó lá Thiên chúa. Có nhiều người cảm thấy rằng chúng ta sẽ hoàn thiện hơn mà không cần đến tôn giáo vì bản thân tôn giáo không là vấn đề. Tôn giáo thiếu tình yêu vị tha.

Để hiểu biết và yêu thương Thiên Chúa thực sự là phải bỏ lại đằng sau bạo lực, hận thù và ích kỷ. Tình yêu chân chính được thể hiện trong hành động và trong một cuộc sống phục vụ và thân ái.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS