Page 1 of 40 12345112131 ... LastLast
Results 1 to 20 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #1
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



    Thay Lời Tựa

    Khi Vô Thượng Sư Thanh Hải thuyết pháp , Ngài luôn luôn tránh dùng những những ngôn ngữ cầu kỳ bóng bẩy mà chỉ dùng ngôn ngữ và phương pháp rất giản dị để truyền dạy môn đồ . Cuốn sách này khi được in ra nhằm mục đích để đại chúng được đọc nên tất cả mọi chữ dùng đều rất giảng dị và dễ hiểu . Các đệ tử khi viết ra cuốn sách này , không dám dùng đầu óc phàm phu thay đổi nội dung để tránh làm giảm thiểu sức gia trì của Sư Phụ Thanh Hải .

    Lời Phi Lộ

    Có một ngày , trong lúc đang dọn dẹp trong phòng chứa kinh của một ngôi chùa nọ , tôi tình cờ tìm được quyển sách này . Tôi đã mê mẩn đọc , càng đọc càng say đắm trong giáo lý , trí huệ mở rộng và không rời tay được đã được giải đáp rất nhiều , lòng vui mừng khôn tả .

    Vui mừng vì từ ngày tôi đi tầm đạo đến nay , lần đầu tiên nghe được một pháp môn cứu cánh có thể giúp chúng ta giải thoát trong một đời , làm cho phẩm chất của chúng ta cao quý lên và lòng từ bi cũng theo đó mà lan rộng .

    Sau một thời gian thọ pháp và nghiên cứu , tôi phải công nhận rằng đây là một pháp môn rất cao , rất tốt , cho nên tôi cố gắng dịch những giáo lý này từ nguyên văn Trung Hoa qua tiếng Việt ngữ .

    Tiếc rằng dịch giả rời Việt Nam đã lâu , du học tại Đài Loan và sống tại Mỹ Quốc cũng trên hai mươi năm nên lối hành văn không được lưu loát và thuần túy . Xin quý độc giả vui lòng thông cảm . Hy vọng rằng quý vị cũng sẽ hưởng được Phật Pháp nhiệm màu và cùng chúng tôi bước trên con đường tu tập giải thoát , tìm Phật tính của mình .

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh .

    Đồng Kiểm và những người góp phần trong việc phiên dịch và ấn loát .

    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 02-02-2014 at 10:39 AM.

  2. #2
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư Và Danh Sư

    Minh Sư Và Danh Sư

    Ngày 3-1-1986 Taipei



    Có nhiều người tự xưng mình là đại pháp sư , nhưng Sư Phụ tự xưng mình là "Tiểu pháp sư " . Quí vị có thể nhìn thấy Sư Phụ chỉ là một vị Sư Phụ rất nhỏ (đại chúng cười) nhưng mà hôm nay Sư Phụ muốn nói về vấn đề đại pháp sư này .

    Nghe nói có một vị "đại pháp sư " , đôi lúc cũng đến Đài Loan thuyết pháp . Nhìn pháp môn của vị đó , hình như không khác gì pháp-môn của chúng ta và mỗi lần vị đó đến Đài Loan để thuyết pháp đều có rất nhiều thính giả . Thật ra giữa pháp môn của vị đó và pháp môn của chúng ta vẫn còn rất nhiều phương diện không giống nhau , bởi vì mọi người đều có thể học pháp môn , nhưng mỗi người có sự giác ngộ và đạt được đẳng cấp khác nhau . Giáo lý pháp môn có thể giống nhau , nhưng lực lượng của mỗi vị sư phụ khác nhau cho nên các học sinh tiếp nhận phước báu không giống nhau . Cũng như chúng ta chưa từng đi qua một chỗ nào đó , chúng ta không thể biết được lộ trình chuyện gì đang đợi chúng ta ? Và sẽ gặp những gì ? Sẽ qua chỗ nào ? Thì một người hướng dẫn có kinh nghiệm rất là quan trọng cho chúng ta .

    Ví dụ , từ Đài Loan chúng ta có thể đáp máy bay tới Luân Đôn , nhưng chúng ta không thể nói với người khác là mình biết lộ trình sẽ băng qua những chỗ nào , và những chỗ đó có gì đặc sắc , bởi vì chúng ta thật sự chưa đi qua những lộ trình ấy .

    Có người nghe nói học "Pháp Môn Quán Âm" sẽ nghe được âm thanh gì , học trộm cái pháp môn này rồi ra ngoài bày cho những người khác , nên tu như thế nào để có thể nghe được âm thanh gì . Nhưng trước khi chưa thành đạo chúng ta không thể nào biết được âm thanh gì nên nghe , âm thanh gì không nên nghe và nghe thứ âm thanh gì mới là tốt nhất . Càng không thể hiểu được âm thanh nên nghe ở chỗ nào và chỗ nào không nên nghe , vì sao có những chỗ có thể nghe ? Có những chỗ không nên nghe ? Vì sao có âm thanh có thể nghe ? Có âm thanh không thể nghe ? Còn nữa , trong Tam Giới bao gồm những gì ? Ngoài Tam Giới có những gì ?

    Những điều này phải dạy rõ ràng ; không phải chỉ bày phương pháp mà thôi . Nhìn từ bên ngoài , pháp môn của họ hình như giống như pháp môn của chúng ta , nhưng trên con đường tu hành , những chỗ nên chú ý , họ đều không rõ , các vị có hiểu không ? Trong quá trình của việc tu hành , nhất định có việc gì sẽ xảy ra , khi xảy ra nên dùng phương pháp nào để khống trị , hoặc dùng pháp môn gì có thể giải quyết vấn đề của người đó . Nếu như truyền pháp chỉ dạy người ta phương pháp hay kỹ thuật tu hành , còn những vấn đề khác đều không lo , thứ truyền pháp đó cũng không hoàn mỹ . Vì muốn truyền pháp , nên truyền pháp hoàn chỉnh , không được truyền pháp một nửa hay một ít , như vậy đối với người tu hành sẽ có nguy hiểm .

    Giả sử , Sư Phụ truyền pháp chỉ truyền một nửa , chỉ truyền cho quý vị cái pháp môn mà thôi , không có nói cho quí vị biết trên con đường sẽ có gì nguy hiểm , khi có nguy hiểm , nên dùng phương pháp gì để khống trị . Rồi nếu như ngày mai Sư Phụ đột nhiên qua đời , quí vị tự mình không biết được trên đường tu hành sẽ có những nguy hiểm gì , như vậy làm sao có thể tu được , phải vậy không ? Các đồng tu cũng như vậy , nếu tu hành chưa đạt đến đẳng cấp của Sư Phụ và cũng không được chỉ đạo tu hành làm sao mới an toàn thì rất là nguy hiểm . Vì thế cho nên lúc truyền pháp nên truyền toàn bộ cho đệ tử , không nên chỉ truyền pháp môn mà thôi . Một vị pháp sư nếu như tự mình còn chưa rành được con đường này , chỉ trộm học một pháp môn , rồi lập tức ra ngoài truyền pháp bậy bạ , tự mình cũng không hiểu trên đường sẽ có những vấn đề gì , có những nguy hiểm nào , truyền pháp như vậy là quá vô trách nhiệm .

    Trong kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni đã cảnh cáo chúng ta là "thời mạt pháp" , sẽ có rất nhiều chúng sinh tự xưng đã thành Bồ Tát , hay là đại sư phụ để gạt chúng sinh , họ cũng dạy rất nhiều thứ , nhưng tất cả đều là danh lợi , vì tiền , hoặc là vì lợi ích cho cá nhân . Họ tự nhận là người hoàn mỹ , là sư phụ có đại thành tựu , là bật minh sư tối cao ... toàn là các loại danh từ xưng hô tối cao . Nhưng họ vẫn còn là thân phận tại gia chưa thoát Tam Giới . Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói thời mạt pháp sẽ có những người tại gia tu hành , họ tự xưng mình đã thành tựu , đã thể chứng đại đạo , có thể dẫn dạy chúng sinh , rốt cuộc chỉ dẫn chúng sinh đi lạc đường . Thứ người đó nếu đi hoằng pháp , thường thường sẽ hủy báng những người tu hành chân chính , hoặc để cho người xuất gia đảnh lễ họ ... sẽ có rất nhiều tình trạng như vậy trong thời mạt pháp .

    Trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni đã có nói rất rõ , cho nên nếu chúng ta muốn học pháp môn gì , hoặc muốn bái danh sư nào , chúng ta đều nên thận trọng một chút , không phải thấy có người tự xưng là danh sư hoàn mỹ , hoặc là đại giác tối cao , hoặc là bật đại danh sư khai ngộ ... chúng ta đều đến lễ bái . Muốn bái lạy cũng được , nhưng khi lạy xong rồi , chúng ta cần phải lấy kinh điển lại đối chứng . Làm như vậy không phải biểu thị là chúng ta chấp vào kinh điển , bị kinh điển bó buộc , mà chúng ta dùng kinh điển để đối chứng , hoặc để kham thảo xem cái pháp môn của người đó , cái đạo lý của người đó , có phải giống như các vị đại sư thời xưa hay không ? Nếu như khác nhau quá , chúng ta cần phải khởi tâm nghi ngờ , vì trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni có nói : " Tất cả chúng sinh , tất cả những người tu hành , nếu như họ ăn thịt , thì họ không phải là Phật , cũng không phải Phật tử , nếu có người khuyên chúng sinh ăn thịt , uống rượu , hoặc hưởng thụ cái thế giới này , chúng ta biết ngay đó không phải là "Đạo Phật" mà đây là "ma đạo" .Cho nên kinh điển quan trọng ở chỗ là chúng ta có thể dùng nó để tham khảo để đối chứng , chứ không phải chúng ta chỉ cần nhắm mắt tọa thiền là đủ . Chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ , cần nên hiểu biết một chút đạo lý trong kinh , nếu như chúng ta không biết , chúng ta có thể hỏi những người khác hiểu biết hơn chúng ta .

    Trong đạo lý của Thiên Chúa Giáo , chúa Giê Su cũng khuyên người đừng có ăn thịt , đừng có hưởng thụ thế giới này , nhưng chúng ta lại hiểu lầm cái đạo lý trong Kinh Thánh . Trong kinh Thánh có nhiều chỗ nói đến đừng có ăn thịt , đừng có sát sanh . Những điểm đó Sư Phụ đã có nói qua , cho nên hôm nay không cần phải nói đến nữa . Những người đệ tử mới , nếu như chưa từng nghe qua , có thể hỏi những người đệ tử cũ của Sư Phụ .

    Trong Kinh Thánh có nói :" Ngươi không nên ăn thứ đồ làm cho anh chị em của ngươi bị đau khổ , vì thứ đồ đó anh chị em của ngươi , hoặc những chúng sinh khác , sẽ bị giết hay phải chịu đau khổ ." Ý nghĩa này là muốn nói động vật cũng là anh chị em của chúng ta . Trong Kinh Thánh còn nhắc đến :" Đừng ở chung với những người ăn thịt heo , ăn thịt chuột ... " Nhưng những tín đồ Thiên chúa Giáo họ chỉ đọc sơ những chỗ này , cho nên đọc qua rồi vẫn không hiểu ý , đọc hết rồi thôi , chứ không chịu hiểu sâu vào ý nghĩa của Kinh Thánh .

    Trong Thánh Kinh có một chương lớn nói đến chuyện ăn thịt , (Psalm 78) có nói :

    Một hôm , có một nhóm người rất tin thượng Đế , nhưng lại có ý muốn khảo nghiệm Thượng Đế , họ vốn rất tin Thượng Đế , vì Thượng Đế mỗi ngày đều cho họ rất nhiều đồ ăn , nhưng có một hôm họ hỏi :" Thượng Đế , Ngài có thể biến hóa rất nhiều đồ ăn cho chúng con , vậy Ngài có thể hóa thịt cho chúng con ăn không ?" Khi Thượng Đế nghe được câu hỏi này thì rất giận . Ngài biến ra rất nhiều thịt , từ trên trời rơi xuống cho họ ăn , chờ họ ăn xong , Ngài liền giết sạch bất cứ lớn nhỏ , không còn một người .

    Như vậy cho thấy rằng Thượng Đế cũng không ưa những những người ăn thịt , nhưng vì người của chúng ta không biết chuyện , cho nên mới có chuyện theo Thiên Chúa Giáo có thể ăn thịt . Thiên chúa cho phép con người ăn thịt đều là do chúng ta tự nói . Thượng Đế rất từ bi , Thượng Đế là Tạo Hóa . Tạo Hóa chỉ háo sinh chứ không háo sát , lực lượng háo sinh không thể nào muốn giết chúng sinh , thích nhìn chúng sinh chịu đau khổ . Ngoài ra tong một đoạn Kinh Thánh cũng nói đến :" Các ngươi đừng có cầu ta , đừng có hướng về ta cầu nguyện , bàn tay các ngươi dính đầy máu tanh của kẻ vô tội , các ngươi giết bò , giết dê đến cúng dường ta . Ta không có bảo các ngươi giết dê giết bò đến cúng dường ta , các ngươi nên sám hối , còn không ta sẽ không nghe lời cầu nguyện của các ngươi , ta sẽ không tha thứ cái nghiệp chướng của các ngươi ."

    Điều đó Thượng Đế nói rất rõ , chúng ta không thể sát sinh , luôn cả cúng dường Ngài cũng không thể được . Nếu như cúng dường Thượng Đế cũng không thể sát sanh , như thế thì chúng ta làm sao có thể tự mình sát sinh để ăn ? Trong Kinh Thánh , Chương 1 , trang 29 , Ngài có nói :" Tất cả các giống rau cải , trái cây đã có trong vườn đều rất đẹp , rất ngon , những thứ này đều là thức ăn của các ngươi ." Ngài còn nói :" Động vật là bạn của các ngươi , ngươi có thể làm chủ nó , khống trị nó ." Nhưng Ngài không có nói , có thể giết chúng để ăn . Ngài nói :" Ở ngoài miếng đất trống đó , bất cứ mọc ra những vật gì , trái cây hoặc là rau cải đều là của các ngươi , các ngươi nên ăn những thứ đó ."


    (còn tiếp)
    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 02-06-2014 at 08:05 PM.

  3. #3
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư Và Danh Sư


    Vì sao Sư Phụ phải nói những chuyện này ? Vì nếu như một vị "Danh Sư" , tự nói họ là người toàn mỹ , là vị đại sư hoàn mỹ , mà còn khuyến khích người hưởng thụ thế giới , hưởng thụ nhục thể , hưởng thụ trên những đau khổ của chúng sinh . Người như vậy , chúng ta nên hoài nghi cái đẳng cấp của họ , vì sao họ muốn dạy người làm những việc như vậy ? Vì nếu như chúng ta đọc qua hết các kinh điển và thật sự thấu hiểu ý nghĩa của kinh , chúng ta sẽ thấy rõ ràng các giáo lý của kinh điển đều khuyên người ăn chay tu dưỡng cái tâm từ bi của chúng ta , đối với các chúng sinh nên có tâm bình đẳng , cho nên không thể nào có một vị gọi là "Danh Sư" mà có thể dạy người sát sinh ăn thịt hoặc hưởng thụ cái thế giới vô thường này để ta quên mất phải tu hành , quên mất phải tự mình thống trị , quên mất huấn luyện mình trở thành con người toàn mỹ , có đủ từ bi , bác ái , đại trí tuệ , có hiểu ý Sư Phụ không ?

    Cho nên nếu chúng ta gặp loại danh sư đó , chúng ta nên hiểu biết , bất luận họ có nổi danh bằng cách nào , có giỏi ngụy trang như thế nào , chúng ta vẫn có thể khẳng định , họ làm việc cho Ma Vương . Nhiệm vụ của Ma Vương là để buộc con người trong Tam Giới , đời đời kiếp kiếp làm một chúng sinh đau khổ , không tự do . Cho nên nếu có loại danh sư dạy thứ tà lý thì chính họ là người làm việc cho Ma Vương . Chúng nó phối hợp với nhau , không để cho chúng sinh có cơ hội giải thoát .

    Nếu như chúng ta thiếu nợ người khác , chúng ta sẽ bị người đó khống trị . Cho nên , giả sử chúng ta ở trên thế giới này , hưởng thụ vật chất càng nhiều bao nhiêu , chúng ta càng thiếu người bấy nhiêu . Nhưng nếu chúng ta ăn chay , sống với cái sinh hoạt đơn giản , có thiếu cũng ít hơn . Nếu như ăn thịt và quá hưởng thụ đời sống hàng ngày , chúng ta sẽ thiếu nợ cái thế giới này rất nhiều vì cái ý thức sinh mạng của động vật nó nặng hơn ý thức của thực vật rất nhiều . Chúng ta thường nói :" Nhiệp chướng rất nặng " . Nhưng nghiệp chướng là gì ? Tất cả chúng ta đều thiếu nợ của thế giới này và vì chúng ta tiêu xài quá sức trả nợ của mình cho nên mới nói rằng " nghiệp chướng sâu nặng " .

    Từ xưa đến nay , một minh sư chân chính , sau khi họ được khai ngộ rồi đi hoằng pháp , họ đều quên mất cái "ta" , họ ngủ không đủ , ăn không nhiều vì họ cần càng nhiều thì giờ , càng nhiều tâm sức đi độ chúng sinh , khuyên chúng sinh tâm tu hành . Không có một vị thầy thời xưa hay thời này muốn hưởng thụ thế giới này , lái loại xe mới nổi tiếng , có máy riêng , hưởng thụ đời sống chồng vợ . Những sự hưởng thụ đó , đối với những vị thầy chân chính đại khai ngộ ở đời nay , không thể nào có được . Dù cho họ không có xuất gia đi nữa , họ vẫn sống đời sống như người xuất gia . Nếu như trước kia họ có chồng , có vợ , hiện giờ đối với họ có cũng như không có , mỗi ngày đều bận rộn đi khắp nơi để độ chúng sinh , bận đến quên mất nghĩ ngơi , có lúc luôn cả ăn cơm cũng không có thời gian . Bởi thế cho nên không có thể một vị minh sư chân chánh nào khuyên người ta hưởng thụ thế giới và tự mình cũng hưởng thụ thế giới .

    Vì cái thế giới này vốn đã là cái thế giới hư vô , cõi Ta Bà không phải là nhà cửa chúng ta , nếu chúng ta hưởng thụ cái thế giới này thì chúng ta chờ đến lúc nào mới có thể trở về được ? Chúng ta chỉ tạm thời mượn cái thế giới của người ta mà thôi . Nếu chúng ta mượn càng lâu thì càng bị buộc dính . Cho nên từ xưa đến nay không có một vị minh sư chân chính nào khuyên người làm như vậy . Giả sử hiện tại có một vị gọi là "danh sư" khuyên người ta hưởng thụ thế giới , không màng đến tu hành , không huấn luyện mình , không khống chế mình , không tự kiểm thảo lấy mình , loại sư phụ này rất đáng hoài nghi vì cái giáo pháp của họ hoàn toàn ngược hẳn với cái giáo pháp cổ kim .

    Đây không phải là tình trạng riêng của Phật Giáo , tình trạng của Thiên Chúa Giáo , Hồi Giáo , Lão Giáo (Đạo Giáo) cũng đều như vậy . Lúc Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế , ngày ngày đi bộ với đệ tử của Ngài , đi rất nhiều chổ để độ chúng sinh , có lúc đi đến một chổ lạ , vì người ta không nhận biết Ngài , không có người cúng dường cho nên Ngài phải ăn lương thực của ngựa , đến vài tháng như vậy , Phật cũng không có than oán vì độ chúng sinh là không màng bất cứ hoàn cảnh nào , hoàn toàn quên hẳn sự tồn tại của cá nhân .


    (còn tiếp)
    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 02-07-2014 at 04:32 PM.

  4. #4
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư Và Danh Sư


    Chúa giê Su cũng vậy , Ngài cũng đi rất nhiều chổ , sống một cuộc đời rất đơn sơ rất kham khổ . Sư Phụ có xem qua Thánh Kinh cho nên Sư Phụ biết , Ngài và các đệ tử đều không có mang giầy . Làm sao chúng ta có thể xác nhận rằng Chúa Giê Su sống một cuộc đời rất là kham khổ ? Vì có một Ngài , có một vị nữ đệ tử cúng dường Ngài một chút dầu để thoa chân Ngài , rất có thể vì Ngài đi bộ quá nhiều , bàn chân khô hoặc bị tróc da , cần thoa một chút dầu để khỏi bị khô , loại dầu đó hình như quí hơn dầu thường , rốt cuộc đồ đệ của Ngài liền phê bình , Ngài làm sao có thái độ hưởng thụ đó ? Thế giới này còn rất nhiều người nghèo cần sự giúp đỡ , Ngài làm sao có thể cho người ta thoa loại dầu quí đó trên chân Ngài ?

    Bởi vì Chúa Giê Su không có cái tình trạng đó , rất có thể là lần đầu tiên cho nên đồ đệ của Ngài mới kinh ngạc như vậy , nếu như Chúa Giê Su ngày ngày hưởng thụ thế giới , sử dụng đồ rất quí báu để cho người ta phụng sự mọi việc cho Ngài thì đồ đệ của Ngài sẽ không có thái độ kinh ngạc đó .

    Cho nên các vị đại sư thời xưa , họ rất kham khổ để độ chúng sinh , không lo cho thân mình , hoàn toàn làm đến "tự ngã phủ định" , quí vị có hiểu ý của Sư Phụ không ? Tất là hoàn toàn không lo việc của riêng mình , không lo cho thân thể mình . Nhưng ngày nay thứ mà gọi là đại sư , khuyên người ta hưởng thụ thế giới , tự mình cũng vậy , sử dụng toàn là đồ tốt xa xỉ .

    Cho nên nếu chúng ta muốn bái sư , đừng có coi người đó có bao nhiêu đồ đệ , hoặc là có bao nhiêu tiền , cũng đừng có lo người đồ đệ này của vị sư có hưởng lạc ? Hoặc người đồ đệ kia không hưởng lạc ? Bởi vì họ có hưởng lạc hay không , không phải chúng ta có thể biết được , các vị có hiểu không ? Có người khi cờ bạc , họ cảm thấy rất khoái lạc , có người uống rượu huyên náo , họ mới cảm thấy khoái lạc , có người đi tìm gái , việc trai gái này đối với họ cũng rất khoái lạc . Nhưng cái thứ khoái lạc đó đều là giả dối , không phải thật . Loại khoái lạc đó khiến cho con người đời đời kiếp kiếp phải đau khổ , đời đời kiếp kiếp đều bị cột chặt , không thể giải thoát .

    Sự khoái lạc của tu hành là thứ khoái lạc ở bên trong , rất có thể hiện giờ chúng ta phải chịu một chút khổ vì tu hành sẽ có hai thứ nghiệp chướng ; vì sao người tu hành có 2 thứ nghiệp chướng mà người thường thì chỉ có 1 thứ ? Sư Phụ đã có giảng qua , những người được tâm ấn theo Sư Phụ tu hành là để cầu được 1 đời giải thoát . Nếu muốn được 1 đời giải thoát , trước khi chúng ta lìa trần , những gì chúng ta thiếu người ta , thiếu cái thế giới này , bất cứ nhiều hay ít , đều cần phải trả cho sạch , nếu còn 1 xu chưa trả hết , chúng ta không thể lìa cái thế giới này để được vĩnh viễn giải thoát .

    Cho nên theo học với Sư Phụ tu hành , có 2 thứ nghiệp chướng . Cái thứ nhất là định nghiệp , trong Kinh Kim Cang có nói , định nghiệp không thể chuyển vì định nghiệp là cái nghiệp chướng của cái sinh hoạt này , là nghiệp chướng của kiếp này , đã bị định rồi , cũng như chúng ta ăn bao nhiêu cơm , mặc bao nhiêu áo quần , cần nên làm việc gì , đều bị cố định rồi nên chịu nghiệp chướng gì cũng đã bị định rồi , dù cho Sư Phụ có giúp đỡ , cũng chỉ giúp được 1 chút mà thôi , để cho người đó trong lúc trả nghiệp chướng bớt đi sự đau khổ , nhưng Sư Phụ không thể hoàn toàn rửa sạch , nếu như trừ hết hoàn toàn định nghiệp , quí vị sẽ lập tức chết đi , vì không có lý do gì để tiếp tục ở trên thế gian này , cho nên định nghiệp không thể chuyển .

    Định nghiệp khác với nghiệp chướng , điều này Sư Phụ trước kia đã có nói rồi , nghiệp chướng là chỉ cái nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của quá khứ còn chưa có hiện ra , cho nên có thể rửa sạch , nhưng mà nếu như cái nghiệp chướng này đã bị an bài xong rồi , đã đóng dấu rồi thì không có thể sửa đổi nhiều , đó tất là "định nghiệp" . Lại nữa , chúng ta sống trên cõi này , ngày ngày tạo nghiệp chướng mới , cái nghiệp chướng mới này , chúng ta cũng phải lập tức trả hết , còn không , chúng ta cũng không thể giải thoát . Cho nên 2 loại nghiệp chướng của người tu hành chúng ta là chỉ "định nghiệp" và cái "nghiệp mới" cần phải trả ngay .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 02-09-2014 at 09:17 PM.

  5. #5
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư Và Danh Sư


    Người thường nếu làm việc xấu , thứ nghiệp chướng đó còn có thể tạm thời tồn trữ tại cái kho nghiệp chướng , không có lập tức thấy được . Cho nên quí vị thấy có nhiều người làm việc xấu nhưng đời sống của họ vẫn cứ sung sướng giàu sang , không gặp những việc gì đau khổ . Ngoài ra có người làm nhiều việc tốt , bố thí , trì giới , nhẫn nhục lại gặp nhiều cái khổ , đó là vì người đó tu hành , muốn cầu được giải thoát trong kiếp này cho nên thanh toán nghiệp chướng mau hơn , nhưng cái khổ này chắc chắn là lần cuối cùng . Còn như những người hưởng thụ khoái lạc , không biết chừng ngày mai cái đời sống thoải mái bị biến chuyển hoặc là đời sau họ không được hưởng thụ nhiều nữa . Cho nên tu hành hay không tu hành , tuyệt đối khác hẳn với nhau .

    Người không tu hành , có những phương diện mới nhìn thấy hình như rất khoái lạc , họ đi khiêu vũ uống rượu cờ bạc , lúc đó hình như rất khoái lạc nhưng có lúc cực lạc sinh bi . Ví dụ , rượu uống nhiều quá không láy xe được , láy không đàng hoàng rất có thể gây ra tai nạn , hoặc là uống rượu rồi sinh chuyện đem đến những chuyện không may . Có người trong lúc hút độc dược hay chích ma túy cũng rất khoái lạc nhưng khi bị nghiền rồi càng cần số lượng độc phẩm càng nhiều , sau này đến nổi vợ con đều có thể bán được , chỉ vì muốn cầu được một chút khoái lạc .

    Cho nên chúng ta không nên nghe họ nói , theo vị sư phụ nào đó học rồi thì được hưởng lạc , bèn chạy theo vị đó học . Vì lạc thú ở cái thế giới này rất là vô thường , không có làm được gì , người thường cũng có thể thấy rất hạnh phúc . Có người mới kết hôn , có 1 người vợ đẹp , cho nên cảm thấy rất hạnh phúc nhưng cái thứ hạnh phúc này có thể duy trì được bao lâu ? Ở trên thế giới này có rất nhiều người làm việc xấu nhưng kiếm được rất nhiều tiền vì làm việc phi pháp , thường thường càng dễ đổ lợi hơn . Đối với họ kiếm được nhiều tiền thì có thể hưởng thụ thế giới thì là khoái lạc nhưng cái thứ khoái lạc đó của họ phải là thứ mà trong tâm của chúng ta phải thật sự mong muốn không ? Hoặc là thật sự ưa thích ? Chúng ta nên nghĩ cho kỹ lưỡng điểm này .

    Thứ danh sư mà cổ võ người ta hưởng thụ thế giới rất rành quảng cáo , họ sẽ nói :" Đồ đệ của tôi , sau khi theo tôi học đều được hưởng nhiều lạc thú trên đời này ", hoặc bảo đồ đệ đứng dậy nói , sau khi gặp được minh sư , đời sống của họ rất là hạnh phúc . Nhưng nếu nghĩ kỹ càng , tu hành tọa thiền cũng rất vui , tuy rằng tu hành có lúc cũng phải chịu chút khổ , nhưng đó là lẽ tất nhiên . Sau khi tu hành chúng ta có thể khắc phục cái thái độ bực bội của mình gặp việc không xúc động , tính tình trở nên ôn hòa cho nên mới nói tu hành cũng rất vui .

    Vì sau khi tu hành , tinh thần của chúng ta rất minh mẫn , không bị cái ảnh hưởng của đau khổ . Người tu hành chân chính có đủ cái tinh thần bi , trí , dũng , có thể vượt qua cái đau khổ của thế giới này , đối với họ mà nói , không có sự đau khổ hay khoái lạc , đó mới chính là khoái lạc . Vì có cái trí huệ cao cho nên biết được sự thật cũng không có cái đau khổ , cái khoái lạc thật cũng không phải hưởng thụ cái thế giới này , uống rượu , khiêu vũ , có quan hệ của trai gái ... cái khoái lạc của thế tục nó , rốt cuộc chỉ làm cho con người đắm trong cái tình trạng rất bực bội , rất đau khổ .

    Nếu chúng ta xem qua Kinh Lăng Nghiêm sẽ rõ , Phật Thích Ca Mâu Ni đã có nói trước , thời mạt pháp có rất nhiều loại thầy đó ra dạy người , họ đi đến chổ nào cũng đều đem đến tai nạn hoặc bất hạnh cho người , cho nên chúng ta dùng kinh điển đối chiếu sẽ biết rõ người nào là vị minh sư chân chánh . Bất cứ người nào dạy ngược với giáo lý truyền thống từ xưa đến nay , chúng ta có thể khẳn định được , họ không phải dạy chân lý .

    Sư Phụ đi qua rất nhiều nước và gặp rất nhiều thầy , thầy chân chính nhìn vào đều rất lương thiện , không có 1 vị nào khuyên hưởng thụ thế giới , ăn thịt , uống rượu ... đều chỉ cổ võ người nên chịu khổ tu hành ; chỉ có thứ gọi là "thầy đặc biệt" mới khuyên người bất chấp tốt xấu , làm việc gì cũng được , làm gì cũng tốt , cũng không sao . Vì giáo lý họ vốn là như vậy . Nhưng vì có nhiều người vì không hiểu kinh điển và thiếu cái giáo lý của truyền thống đạo đức để nương tựa , cho nên họ rất thích nghe giáo lý của thứ gọi là "thầy nổi danh" . Tuy rằng thứ thầy này có rất nhiều đồ đệ , nhưng không phải biểu thị họ là 1 vị thầy chân chính . Chúng ta nên suy nghĩ kỹ vì chúng ta có truyền thống đạo đức , có rất nhiều kinh điển cho chúng ta tham khảo . Chúng ta không phải người khờ dại , đừng nên nói ai nói gì thì nghe nấy , nói đâu tin đó . Chúng ta nên dùng trí huệ của chúng ta để suy nghĩ , phân biệt , kiểm thảo , dùng trí huệ phân biệt rồi , nếu thấy rằng đó là vị thầy tốt thật , chúng ta mới có thể tin .

    Trên núi chỗ Sư Phụ ở , có trồng 1 số khoai tây , trước khi trồng phải cần 1 miếng đất , sau đó mới lấp đất , hằng ngày tưới nước , vài hôm sau nó nẫy mầm , nhưng vẫn phải tiếp tục tưới nước . Chúng ta tu hành cũng vậy , cần phải hằng ngày ngồi thiền , phải phát triển cái trí huệ của chúng ta , luôn luôn nên tự mình kiềm chế , tự mình kiểm thảo , cho đến 1 ngày nào đó chúng ta biến thành 1 người toàn mỹ , lúc đó là lúc chúng ta thành đạo . Cũng như trồng lúa , sau khi trồng rồi , vẫn cần tưới nước trông nom , cho đến khi lúa đã trưởng thành , cũng không thể không chiếu cố , nếu không sẽ khó có những lúa tốt . Cho nên hôm qua lúc Sư Phụ giảng kinh trên núi cũng có nói qua , dù là san hô mã não đi nữa , loại bảo vật trân châu của người đời này cũng cần có người để tâm điêu khắc mài dũa , sau đó mới có thể trở thành vật trang sức tốt đẹp . Bất cứ vật gì không có công mài dũa , không thể có thành tựu được .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-08-2014 at 06:56 AM.

  6. #6
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư Và Danh Sư


    Tu hành cũng vậy , nhưng tại sao phải tu hành , vì đó là một thứ hiện tượng tự nhiên , bất cứ vật gì cũng có cái bổn tính của cái khuynh hướng toàn mỹ . Con người chúng ta cũng như vậy , 1 con người thông minh hay 1 con người ngu dốt cũng có cái khuynh hướng đó , cũng muốn trở thành 1 chúng sinh toàn mỹ . Cho nên Thích Ca Mâu Ni thành Phật , chúng ta xưng Ngài là người toàn mỹ , là Phật , là Buddha , là 1 như lai toàn mỹ ,hoàn toàn khai ngộ .

    Thành Phật cũng như các tình trạng khác , bất cứ đồ vật nào thô và khó coi , nhưng nỗ lực làm việc , để tâm coi sóc , sau này sẽ biến thành đồ vật hoàn mỹ . Không có thể có 1 thứ lý do nào không cần người tu hành , trở lại còn dạy người làm gì cũng được , không cần phải gánh cái trách nhiệm của đạo đức . Nếu như có thật như những lời mà vị gọi là thầy nổi danh , làm bất cứ những gì cũng được cũng tốt , thì Phật Thích Ca Mâu Ni không cần đến thế giới Ta Bà này dạy người . Chúa Giê Su cũng không cần khổ cực gánh nghiệp chướng của chúng sanh cho đến bị chúng sanh đóng đinh trên cây thánh giá .

    Từ xưa đến nay , các vị đại chân sư chân chính đều phải tu hành , từ Chúa Giê Su đến Thích Ca Mâu Ni , Lão Tử , Bồ Đề Đạt Ma , Huệ Năng , Bách Trượng ... các Ngài cũng phải tu hành 1 đoạn thời gian , còn không 10 tuổi đã thành Phật rồi thì ai tin ? Cái tình trạng này ở cảnh giới cao , ở cõi khác rất có thể có , ở cõi Ta Bà không thể được . Con người không có thể hấp tấp ra đời , rồi sau đó lại đi dạy đồ đệ "không cần tu hành cũng giải thoát" . Không được !

    Trong hàng đệ tử của Sư Phụ , có mấy người trước khi theo Sư Phụ học đạo , đã từng gặp qua loại mà gọi là thầy nổi danh , lúc đó học trò của Sư Phụ vì rất khát vọng được giải thoát , muốn được tu hành , nhưng lại tìm không có minh sư để chỉ đạo , cho nên khi nghe chỗ đó có vị thầy toàn mỹ , liền chạy đến hỏi đạo , hỏi rằng làm sao tu để trừ cái "ngã chấp để trở thành con người toàn mỹ" , vị đó nói "ngã" có cái gì không tốt ? Đừng có gạt bỏ cái "ngã" , nếu không có cái "ngã" làm sao mà sinh sống ? Sau này người ấy lại hỏi , làm sao mới có thể giải thoát sinh tử ? Vị đó đáp , nếu muốn cầu giải thoát , thì đi chỗ khác học , chỗ này chỉ dạy làm sao hưởng thụ đời này , không có lo cái quá khứ không có lo đến vị lai .

    Nếu họ thật sự dạy người như vậy , thì Sư Phụ nghĩ rằng khỏi cần học , vì thật sự đâu có dễ dàng như vậy . Phật Thích Ca Mâu Ni là vị đại sư nổi danh từ xưa đến nay , nhưng Ngài cũng phải tu hành gian khổ 6 năm , thông qua trùng trùng thử thách , cho đến giờ phút gần thành Phật , vẫn còn bị thử thách trong 49 ngày ngồi dưới gốc cây , các thứ ma chướng xuất hiện thử thách Ngài , rốt cuộc Ngài khắc phục hết các thứ tình trạng đó mới trở thành vị đại sư toàn mỹ . Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không phải chỉ tu hành 6 năm mà thôi , lúc còn nhỏ Ngài đã bắt đầu tu hành rồi , Ngài học qua Tứ Vệ Đà , đã hiểu được 1 phần đạo lý của đời , sau đó Ngài thấy đời người vô thường , và các thứ đau khổ mới phát tâm tu hành . Tu hành không có nghĩa là ngồi niết bàn tọa thiền mới gọi là tu hành , tu hành là khi mình bắt đầu có "quan niệm" muốn biết cái vô thường của đời người , có cái quan niệm muốn tịnh hóa lấy mình , trở thành 1 vị chúng sinh hoàn toàn tốt đẹp , cái lúc đó đã bắt đầu tu hành rồi .

    Quí vị thường nói Sư Phụ tu hành chỉ có mấy năm thôi , không phải đâu , Sư Phụ từ nhỏ đã bắt đầu tu hành , và thường tự hỏi đời người sao khổ cực quá vậy ? Vì sao chúng ta không có lực lượng ? Vì sao chúng ta muốn bay lại bay không được ? Muốn đi lại không đi được ? Vì sao chúng ta là con người không tự do như vậy ? Cứ bị quá nhiều nghiệp chướng buộc chặt ? Tại sao quá nhiều người đau khổ như vậy ? Làm sao mới có thể giúp họ được ? Bởi vậy Sư Phụ không phải mới bắt đầu tu hành , lúc còn trẻ thơ đã bắt đầu tu rồi , khi đó Sư Phụ không biết tu là gì , bây giờ nghĩ lại mới hiểu rõ , không phải lớn rồi , gặp được sư phụ mới bắt đầu tu hành , lúc nhỏ đã tu rồi , chỉ có đẳng cấp khác nhau , phương pháp khác nhau mà thôi , vì trước khi tu hành không biết đường lối , bây giờ đã biết đường đạo cho nên mới khác nhau .

    Đôi khi quí vị nghe Sư Phụ nói đừng nên lạy Phật , đừng có lạy kinh điển , không phải rằng Sư Phụ không cảm tạ Tam Bảo , vì nếu không có Phật Giáo , không có Thiên Chúa Giáo , không có Kinh Phật , không có Thánh Kinh thì làm sao Sư Phụ biết được đạo lý ? Sư Phụ từ đâu sinh ra những quan niệm này ?

    Nếu chúng ta muốn tu hành , muốn được giải thoát thì phải đi tìm minh sư chân chính , tìm được rồi , sau đó mới dùng Kinh Phật , Thánh Kinh hoặc Đạo Đức Kinh ... để kham thảo đối chiếu . Bất luận theo vị pháp sư nào hay vị thầy nào học , đều có thể lấy kinh điển để ấn chứng , để khẳng định cái pháp môn này là thật hay là giả , cái "đạo" này là chính đạo hay tà đạo .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-14-2014 at 06:17 PM.

  7. #7
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư và Danh Sư


    Cho nên quí vị nên biết , không phải Sư Phụ bảo quí vị đừng lạy Phật , đừng niệm Phật là hủy báng Tam Bảo , tuyệt đối không có , vì cái đẳng cấp chúng ta cao hơn một chút , nên dùng cái "Tâm" của chúng ta để lạy Phật . Sư Phụ khuyên quí vị đừng niệm kinh bái Phật vì không muốn quí vị chấp nhất vào vẻ bề ngoài , quí vị nghe có hiểu ý của Sư Phụ không ? Sư Phụ không muốn quí vị ngưng tại chỗ đó , đời đời kiếp kiếp đứng tại đó lại Phật , quí vị nên "thành Phật" . Thành Phật là phương thức lạy Phật tối cao , không phải Sư Phụ không tôn kính Tam Bảo , không phải Sư Phụ không lạy tạ Tam Bảo , Sư Phụ rất tạ ơn Tam Bảo . Cho đến hiện nay , Sư Phụ vẫn cảm tạ vị Sư Phụ thứ nhất mà Sư Phụ đã quy y ; Sư Phụ vẫn thường gởi biếu Ngài tăng phục , tượng Phật , tràng hạt ... có khi còn có dư 1 ít Mỹ kim , Sư Phụ cũng gởi sang Đức để cúng dường Ngài xây cất chùa .

    Tuy rằng Sư Phụ không ở bên đó , Sư Phụ cũng không cần đến chùa lớn chùa nhỏ , nhưng vì Sư Phụ thấy người xuất gia ở bên đó , không có chùa để ở , cho nên khi Sư Phụ có dư tiền , liền gởi đi cho họ cất chùa . Sư Phụ vốn rất phản đối cất chùa , quí vị thường nghe Sư Phụ nói , cất chùa cho lớn để làm gì ? Nhưng Sư Phụ vẫn gởi tiền cho họ cất chùa , vì lý do gì ? Là tại vì bên đó cần thiết , nghe hiểu không ? Không phải cất 1 ngôi chùa lớn cho người ta coi mà cần có 1 chốn cho người tu ở . Ở Đức , Phật Giáo không có phổ biến , cho nên ở bên đó Phật Giáo quan trọng hơn , đương nhiên vẫn còn ở cấp bậc A B C mà thôi.

    Trong tâm của Sư Phụ rất cảm kích ân Tam Bảo , rất kính trọng Tam Bảo , vì nếu không có kinh điển , thì đã không có thầy của Sư Phụ , không có hóa thân của Phật , thì Sư Phụ không biết phải bắt đầu từ đâu để hiểu biết đạo lý ; cho nên Sư Phụ vẫn rất cảm kích Tam Bảo , rất tôn kính người xuất gia , bất cần họ tu hành bao nhiêu , họ vẫn đại diện cho 1 sinh hoạt rất đơn thuần , 1 lý tưởng rất cao cả. Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo là 2 tôn giáo lớn trên thế giới , cho nên chúng ta cần nên tôn kính họ , vì nếu không có sự duy trì và dẫn đạo của 2 đại tôn giáo này thế giới này sẽ hỗn loạn , 2 tôn giáo này dạy cho con người ý thức đạo đức , lẽ dĩ nhiên rất có thể không có dạy người ngồi thiền , cũng không có dạy người cái pháp môn cứu cánh giải thoát , nhưng vẫn dạy người hành thiện , cho nên cái tình trạng thế giới này , có phần hòa bình , không đến nỗi quá loạn hoặc quá xấu , cho nên chúng ta cũng nên tôn kính họ và tôn kính Tam Bảo.

    Lúc đi Po Ly thọ giới , Sư Phụ gặp 1 trong những vị truyền giới sư , Sư Phụ cũng đỉnh lễ vị đó. Sau khi đi về Đức , Sư Phụ cũng dạy những vị thầy lúc trước của mình ; truyền pháp cho họ , vì bấy giờ họ cũng thấy được rằng Sư Phụ khác với lúc trước ; họ cũng rất muốn học ; cho nên muốn Sư Phụ truyền pháp cho họ. Điều đó không biểu thị là Sư Phụ không tôn kính họ , và cũng không phải sau khi truyền pháp cho họ là Sư Phụ trở thành thầy của họ , hay là biến thành người rất kiêu ngạo. Hoàn toàn không có điều đó , cho đến ngày nay Sư Phụ vẫn tôn kính họ ; nếu họ cần những thứ gì , nếu có thể được là nhất định Sư Phụ sẽ gởi cho họ , khi quí vị đó muốn ; nếu không , cũng không thành vấn đề.

    Ở Đức , không có nhiều tăng ni , cũng không có nhiều tượng Phật , cho nên Sư Phụ mua cho họ các loại tượng Phật lớn nhỏ , hay là những bức họa của các vị Bồ Tát , có lúc Sư Phụ cũng mua tràng hạt , tượng Phật gởi đi nước Đức , bởi vì ở Đức , Pháp không có những thứ này , nếu có , cũng rất khó mua được , nhưng ở Đài Loan tràng hạt mua rất dễ dàng , lẽ tất nhiên Sư Phụ không niệm , cũng không cần những món đồ đó , nhưng đó không phải là Sư Phụ phẩm định cái đẳng cấp của người khác. Nếu như họ muốn niệm , thì cứ để họ niệm , niệm Phật A Di Đà , cũng tốt hơn là niệm ma , có phải vậy không ? Niệm Phật tối thiểu sẽ ít nghĩ những việc bậy bạ , cho nên khi họ cần , Sư Phụ liền gởi tặng cho họ , không có những điều gì không tốt .

    Nhưng quí vị là đệ tử của Sư Phụ , Sư Phụ thấy cái đẳng cấp của quí vị đã cao rồi , Sư Phụ không thể vẫn còn khuyên quí vị niệm những thứ này , vì đó là trò chơi của trẻ nhỏ , đã lớn rồi thì phải láy xe lớn , không nên tiếp tục chơi những chiếc xe đồ chơi . Nếu như còn bé quí vị ngậm núm vú , lớn rồi vẫn chưa sửa đổi , thì Sư Phụ đương nhiên là nên đánh quí vị , không đánh không được . Có rất nhiều trẻ thơ thích nút ngón tay , sau khi qua bốn năm tuổi , nếu vẫn còn tiếp tục nút ngón tay , thì cha mẹ có nên đánh những đứa bé này không ? Hay là dùng 1 thứ thuốc đắng và thoa trên đầu ngón tay đó , để cho trẻ nhỏ không dám nút nữa , điều này không phải cha mẹ không thích nó , hay giận nó . Cha mẹ đánh nó là vì không muốn cho nó nút ngón tay nữa , vì lớn rồi , rất khó coi .



    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-15-2014 at 08:55 PM.

  8. #8
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Minh Sư và Danh Sư


    Cho nên , nếu như cấp bực của 1 người đã cao tuổi rồi thì nên học thành Phật , tại sao vẫn còn ở giai đoạn lạy Phật ? Có thể nhường cho những người khác đi lạy Phật , nhưng mà nếu như những người đó , họ thật sự thích lạy Phật , Sư Phụ vẫn mua tượng Phật cho họ cho nên Sư Phụ gởi nhiều tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất lớn , những bức họa , hình chụp và chú của Quan Thế Âm Bồ Tát cho họ .

    Sư Phụ vốn không muốn nói những việc này vì bất cứ làm những điều gì đều không cần nói ra , vì không có gì đáng khoa trương nhưng vì muốn cho quí vị hiểu rõ cái dụng ý thật của Sư Phụ . Về sau nếu Sư Phụ nói đừng có lạy Phật , đừng có niệm Phật , đó là tại vì cái đẳng cấp của quí vị đã không phải dùng cái phương pháp căn bản này nữa , đẳng cấp đã khác , việc làm cũng không giống nhau . Thí dụ chúng ta đã học trung học , đó không phải là biểu hiện chúng ta không tôn kính thầy giáo ở bậc tiểu học , tại vì chúng ta đã thi đậu và hiện giờ bắt đầu học chương trình của trung học cho nên đừng có chấp vào cái tiểu học . Nhưng nếu chúng ta gặp thầy giáo ở trường tiểu học của chúng ta , có phải chúng ta đối với vị đó vẫn còn rất cung kính hay không ? Nhưng mà giả sử quí vị vẫn cứ đi học tiểu học thì quá uổng phí thời gian , thầy giáo ở trường trung học của quí vị rất có thể sẽ đánh quí vị , rủa quí vị , sẽ nói rằng quí vị sao mà dại đến thế , đến trường tiểu học để làm gì ? Có phải như vậy không ?

    Lúc Sư Phụ đi Ấn Độ , khi tới Bồ Đề Đạo Tràng (chỗ Phật chứng ngộ) tham quan ; không phải đến đó cầu Phật Thích Ca Mâu Ni giúp đỡ hay là gia trì cho Sư Phụ mà đi đến đó là để biểu lộ cái tâm cảm kích và tôn kính Ngài . Ngày thường , quí vị có thể không thấy Sư Phụ lạy Phật Thích Ca Mâu Ni , nhưng Sư Phụ nói cho quí vị rõ , ta rất tôn kính Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su ; 2 vị đó là những bậc Minh Sư vĩ đại nhất .

    Từ xưa đến nay , chưa có 1 vị minh sư nào khác có cái lực lượng lớn như vậy , có thể ảnh hưởng đến biết bao nhiêu người , không có cái giáo lý của 1 minh sư nào có thể lưu truyền lâu như vậy , đã quá 2000 năm mà đối với cái thế giới này , đối với cá nhân chúng ta vẫn còn nhiều ảnh hưởng sâu xa , bởi vì cái năng lực của họ rất lớn rất cao . Phước báu của họ rất lớn cho nên tới bây giờ chúng ta vẫn tôn kính Phật Thích Ca Mâu Ni , vẫn còn biết và tôn kính Chúa Giê Su . Những bậc minh sư khác đến rồi đi , không ảnh hưởng nhiều lắm , chỉ có 2 vị đó là tối cao xuất danh nhất , năng lực tối đại , ảnh hưởng nhiều người nhất cho nên Sư Phụ rất tôn kính Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su .

    Quí vị đừng có cho rằng Sư Phụ không tôn kính Phật , quí vị sai rồi không phải Sư Phụ đỉnh lễ Phật mới là tôn kính Phật , tâm của Sư Phụ rất tôn kính , Sư Phụ còn tôn kính hơn quí vị nữa , tại vì tôn kính Phật mà không hiểu Phật là hủy báng Phật . Sư Phụ hiểu Phật cho nên Sư Phụ rất tôn kính Phật , có phải không ? Rất có thể quí vị tin Phật nhưng đều là mê tín .

    Rất nhiều người đến trước tượng Chúa Giê Su , cầu Ngài giúp đỡ , 1 tượng như vậy mà làm sao giúp đỡ mình ? Hay là đi chùa cầu Phật A Di Đà , Phật Thích Ca Mâu Ni giúp đỡ mình , các Ngài làm sao giúp đỡ mình ? Như vậy là không phải tôn kính các Ngài , mà là lợi dụng các Ngài , mua trái cây cúng dường các Ngài , hối lộ các Ngài , cầu các Ngài gia hộ , bảo hộ gia đình bình an , cho con mình thi đậu , cho con gái mình lấy chồng tốt , cho sự nghiệp của chồng mình được thành công ... đó là hối lộ Phật , hối lộ Chúa Giê Su , chứ không phải tôn kính các Ngài , như vậy là hoàn toàn không hiểu các Ngài , cho nên quí vị đừng có tự mình tìm lý do , làm như vậy là không phải tin Phật , cũng không phải là tin Chúa Giê Su .

    Mới đây Sư Phụ đã có nghĩ và nói đến , các Ngài phải cực khổ như vậy để độ chúng sinh , vì độ chúng sinh phải chịu nhiều cực khổ như thế , nghĩ đến đó Sư Phụ còn cảm động đến chảy nướn mắt , cho nên không nên không tôn kính Phật , không nên không cảm tạ Chúa Giê Su . Lúc Sư Phụ còn nhỏ đã học qua 2 thứ tôn giáo , tại vì Sư Phụ đọc rất nhiều Kinh Phật , còn coi Kinh Đạo Đức , Thánh Kinh nữa . Lúc còn nhỏ đã coi rồi , còn song thân của Sư Phụ không biết vì lý do nào đã trở thành tín đồ của Thiên Chúa Giáo , nhưng bà nội của Sư Phụ là tín đồ Phật Giáo cho nên Sư Phụ bị ảnh hưởng của các người đó ; tối đi giáo đường , ngày chủ nhật cũng đi giáo đường lễ bái Chúa Giê Sư , ăn bánh Thánh ; khi về nhà lại theo bà nội niệm Phật , lạy Phật , ăn chay , rất thích thú , trẻ thơ không biết chuyện , cảm thấy cái gì cũng tốt , cho nên khi Sư Phụ trưởng thành vẫn còn bị ảnh hưởng của họ .

    Ở Việt Nam , Sư Phụ ở gần chùa , cho nên thường lấy kinh về nhà niệm , Kinh kim Cang , Kinh A Di Đà , Kinh Phổ Môn ... Sư Phụ đều niệm hết . Sau này đi Âu Châu , vì không có chùa , không có Phật Giáo , cho nên đi nhà thờ lễ bái Chúa Giê Su , nghe họ giảng kinh , hát chung với họ , hát tiếng Đức hay tiếng Anh cũng không sao , đối với Sư Phụ tất cả đều là tốt , về nhà thì đi lạy Quán Thế Âm Bồ Tát , Sư Phụ có đem theo 1 tượng của Ngài từ Việt Nam qua , an vị tại chỗ ở , ngày ngày lễ bái Quan Thế Âm Bồ Tát , niệm kinh sáng , kinh tối . Đi ra ngoài thì nói chuyện với tín đồ Ki Tô , nghe họ nói kinh , cho nên cả 2 tôn giáo đều hiểu ; Sư Phụ nghĩ rằng đời sống của mình rất hạnh phúc , có Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su chiếu cố , bất luận mình rớt vào bên nào , bên đó có người đến tiếp cứu (đại chúng cười) , nếu như Sư Phụ chỉ tin Phật Thích Ca Mâu Ni , rất có thể sẽ quên mất Chúa Giê Su , Chúa Giê Su sẽ không chiếu cố mình thì làm sao ? (đại chúng cười) cho nên Sư Phụ thấy mình rất có phước , lúc nhỏ đã tin 2 vị minh sư vĩ đại này rồi .

    Hôm qua thiền tam (ba ngày bế quan) mới kết thúc nhưng Sư Phụ chỉ cảm thấy còn chưa đủ cực khổ . Trước kia Sư Phụ cũng nói cho quí vị nghe Sư Phụ độ cho những người thiền tam chưa đủ tốt . Thật vậy , Sư Phụ nói những lời này đều là xuất phát từ nội tâm , không có gian dối , vì người mà cực khổ là Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su , các Ngài mới là minh sư vĩ đại , khi độ chúng sinh hoàn toàn quên mình . Phật Thích Ca Mâu Ni mỗi ngày chỉ ăn 1 buổi , ngày ngày cuốc bộ đi độ chúng sinh , đi bưng bình bát để cầu thực , cũng không 1 lời than van , oán trách .

    Chúa Giê Su gánh nghiệp chướng cho chúng sinh , cho nên bị chúng sinh đóng đinh trên cây Thánh giá , vì nghiệp chướng chúng sinh lúc ấy quá nhiều , quá sâu nặng , cho nên Ngài phải dùng thứ hình phạt đau khổ nhất để rửa nghiệp chướng cho chúng sinh , đó là truyện có thực , không phải cổ tích . Thật vậy , Chúa Giê Su vì gánh nghiệp chướng cho chúng sinh mới bị đóng đinh cho đến chết , nếu không Ngài là 1 vị đại tu hành sẽ không phải chịu thứ hình phạt đau khổ đó . Ngài có thể tùy lúc dùng thần thông lìa khỏi xác , Ngài có thể biến thành vô hình tướng , có thể ẩn hình , có thể bay lìa hình tướng , không để người ta bắt được . Nhưng vì Ngài muốn để cho người ta bắt , vì Ngài muốn gánh nghiệp chướng của chúng sinh , gánh nghiệp chướng của đồ đệ Ngài , Sư Phụ không có nói gạt quí vị , những điều này đều là sự thật .

    Cho nên lúc quí vị nói Sư Phụ cực khổ , Sư Phụ cảm thấy rất xấu hổ , Sư Phụ không có cực khổ như các Ngài . Sư Phụ có chỗ ở quá tốt , quí vị cho Sư Phụ mặc những y phục quá đẹp . Sư Phụ có thể mua xe cũ để đi các nơi giảng kinh , cho nên không thể nói Sư Phụ rất cực khổ . Nhưng mà Sư Phụ xin lỗi , vì có lúc thân mình không được khỏe , không thể kiềm chế nó , muốn nó đừng có nhức đầu , đừng có đau , nó lại nhức đầu , lại đau . Có lúc cần nhiều tâm sức để chỉ dạy quí vị nhưng lại cứ mệt mỏi , cái thân thể này thật là phiền phức , cho nên Sư Phụ nói với quí vị , Sư Phụ rất xấu hổ , Sư Phụ đối với quí vị không đủ tốt là lý do đó .

    Vì sao với Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su , Sư Phụ thật không đáng gì ? Quí vị nói Sư Phụ rất cực khổ nhưng Sư Phụ có cảm giác là mình không cực khổ , Sư Phụ chỉ nghĩ Chúa Giê Su và Phật khổ cực như thế, Sư Phụ rất cảm động và cũng rất xám hối , cảm thấy tự mình không đáng làm đệ tử của các Ngài nhưng Sư Phụ sẽ tận sức mình , làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu .

    Phật Thích Ca Mâu Ni có thể bỏ ngôi vua , hoàn toàn không lo sự hưởng thụ của cá nhân , sống 1 đời tu khổ cực , tu hành khổ cực như thế , độ chúng sinh khổ cực như thế . Chúa Giê Su vốn đã sống khổ cực rồi , Ngài sống 1 đời rất khắc khổ , 1 ngày kia có 1 người đến cúng dường Ngài 1 ít dầu để thoa chân của Ngài nhưng Ngài cũng bị đệ tử trách . Cho nên Sư Phụ nghĩ rằng các Ngài thật quá khổ cực rồi (Sư Phụ cảm đông đến rơi lệ) , người chúng ta quá xấu , không đáng được các Ngài tha thứ , không đáng tiếp thụ tình thương khoan dung như thế , lòng từ bi quản đại như thế .

    Giờ thuyết pháp đã hết , thành thật cáo lỗi . Bây giờ chúng ta hồi hướng . (Sư Phụ cùng đại chúng hát : Nguyện dĩ thử công đức , hồi hướng chư chúng sinh , giải thoát tam giới khổ , giai phát Bồ Đề Tâm .)


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-17-2014 at 02:54 PM.

  9. #9
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Chân Lý , Giả Lý

    Ngày 20-10-1989
    Taipei



    Muốn hoằng pháp là phải nhờ vào cái thể xác , nhờ vào phương tiện duy chuyển , rồi sau đó mong đợi đệ tử đến nghe kinh . Khi Phật tử nô nức đến nghe thuyết pháp chẳng may xe hư , hoặc bất ngờ người láy xe vì 1 lý do gì đó không đến được , nhưng Phật tử cũng cố gắng tề tựu đến đông đủ thì Sư Phụ lại bị bệnh , thì hoằng pháp khó thành . Nhưng có bao giờ quí vị nghe Sư Phụ bị bệnh mà bỏ buổi thuyết pháp nào không ? Thưa quí vị , chưa bao giờ , vì sự thật có nhiều lúc Sư Phụ rất mệt mỏi , nhưng Sư Phụ đã hy sinh tất cả quyền lợi cá nhân mà vẫn vui vẻ , ôn hòa ra giữa đại chúng để thuyết pháp , quí vị không biết đó thôi ...

    Hoằng pháp trên thế giới này không phải là điều đơn giản , vì tất cả mọi vật chất ở thế giới này đều do nghiệp chướng mà ra .

    Vật chất là gì ? Là thể xác , ăn , uống , quần áo ... đều đến từ lực lượng của Ma Vương , nhưng vì chúng ta muốn hoằng pháp , cho nên muốn có vật chất là phải phấn đấu với công việc , không phải là điều đơn giản . Vậy pháp là gì ? Nó là 1 thứ mà ta không thể sờ được , muốn nói cho rõ cũng không dễ dàng , cùng lắm chỉ nói được 1 chút , đúng ra chân lý vốn phải dùng miệng để mà nói , không thể dùng ngôn ngữ để biểu thị , cho nên dùng cái thân thể này thuyết pháp , hay là lợi dụng cái vật chất đi hoằng pháp , cũng không đơn giản , tại vì vật chất đã quá thô và tầm thường rồi , nó đều không thuộc về cái tầng thứ của trí huệ , nếu như chúng ta muốn dùng cái vật chất không có trí huệ này , để nói rõ cái tình trạng của 1 thứ đại trí huệ , điều đó thật khó vô cùng .

    Thứ nhất : Tại vì dùng 1 thứ tài liệu giới hạn để miêu tả 1 thứ đại trí huệ vô biên là 1 điều rất khó khăn . Thứ 2 : Người nghe cũng chỉ có thể dùng cái công cụ vật chất để nghe , để lãnh hội 1 cái giáo lý cao siêu bất khả tư nghì , 1 thứ đại trí huệ , điều đó cũng không đơn giản . Hai bên đều không đơn giản , Sư Phụ nói không đơn giản , quí vị nghe cũng không đơn giản cho nên muốn thông hiểu chân lý , không phải dễ dàng .

    Nếu muốn hiểu biết chân lý nên dùng cái Phật tánh của mình để mà giác ngộ . Muốn truyền chân lý , cũng phải dùng tâm truyền tâm , không thể dùng ngôn ngữ mà truyền được . Ca hát , bái Phật , hay là giảng kinh , đều chỉ là giai đoạn sơ cấp A B C mà thôi . Quí vị nghe A B C trước , sau đó sinh ra hiếu kỳ , muốn được hiểu thêm 1 chút , muốn nâng cao đẳng cấp của mình , nếu hằng ngày chỉ niệm A B C thì thật là nhàm chán . Nếu như hiểu được điều này thì nên cầu thầy "truyền tâm ấn" , đây mới là pháp môn của chúng ta .

    Nói đúng ra pháp môn cũng không là gì nhưng mà truyền tâm ấn mới là sự quan trọng , tại vì truyền tâm ấn là dùng "tâm truyền tâm" , tâm là ý thức , dùng tâm để truyền pháp , truyền pháp không phải là nói , Sư Phụ giảng đạo lý cho quí vị nghe , quí vị nên làm cách này , cách kia , như vậy vẫn chỉ thuộc về từng ngoại biểu mà thôi .

    Lúc truyền tâm ấn , Sư Phụ dạy quí vị những việc gì "không nên làm" thì "đừng nên làm" . Sư Phụ sẽ dạy quí vị đừng cần cái này , đừng cần cái kia , cái gì cũng không cần , rồi sau đó mới có thể tìm được cái Phật Tâm của chúng ta , nghe như vậy có phải là mâu thuẩn hay không ? Không phải , đúng ra tại vì chúng ta muốn tìm Phật Tâm , đều hướng bên ngoài mà tìm những thứ ngoại biểu ; cho nên khi quí vị tìm đến với Sư Phụ , Sư Phụ không muốn quí vị chấp chứa tìm cầu ở bên ngoài , cho nên dạy quí vị không cần cái này , cũng không cần cái kia , nhưng "không cần" vẫn chưa phải là pháp môn , nếu như chúng ta thật xã bỏ được 1 chút cái ngã , thì trong 1 tích tắc , chúng ta cũng có thể có thể nghiệm "khai ngộ"

    Truyền tâm ấn là việc đơn giản nhưng mà cũng không đơn giản , đơn giản là bởi gì lúc truyền tâm ấn , tức khắc có thể khai ngộ , nhưng cũng cần có 1 người có thể truyền tâm ấn , tìm được thứ người đó , không phải là chuyện dễ dàng , không phải nói rằng truyền tâm ấn là việc phiền phức , cũng không phải nói khai ngộ là điều khó khăn , hay không phải là 1 điều không thể mong ước được . Giải thoát không khó , khai ngộ cũng không khó như ta tưởng tượng nhưng kiếm được 1 người có thể giúp đỡ cho chúng ta được khai ngộ mới chính là 1 việc không dễ dàng .

    Truyền tâm ấn có thể truyền cho rất nhiều người , cũng có thể truyền cho 1 người , cái này đều do vị sư truyền tâm ấn đó quyết định . Cho nên các vị thiền sư hồi xưa , có người chỉ có vài đệ tử mà thôi . Lão Tử không có ai biết đến , Bồ Đề Đạt Ma có 5 người đệ tử , Huệ Năng có nhiều hơn 1 chút , Phật thích Ca Mâu ni rất có thể có thêm nhiều hơn , Chúa Giê Su chỉ có 12 vị đại đệ tử , rất có thể Ngài cũng có truyền pháp cho nhiều người khác nữa nhưng chỉ có 12 vị đó là khai ngộ nhất .

    Các vị có thể tự hỏi mình , sau khi truyền tâm ấn thì đều là người khai ngộ , vì sao có người ngộ được nhiều ? Có người ngộ được ít ? Có người có thể tiếp tục truyền pháp dùm cho Sư Phụ của họ , có người không thể làm được ? Cái này đều có liên quan đến việc tu hành . Sau khi truyền tam ấn , không phải nói là lập tức có thể hoàn toàn thành Phật ; thành Phật không có sai , lúc chưa có truyền tâm ấn , vốn đã là Phật rồi , không phải đợi đến truyền tâm ấn rồi mới thành Phật , nhưng bởi vì chúng ta tự không biết được , không nhận thức được chúng ta là Phật , cho nên cần phải truyền tâm ấn . Sau khi truyền tâm ấn cũng chưa có chắc lập tức có nhiều thể nghiệm , chỉ có thể khai ngộ 1 chút , có người khai ngộ nhiều , có người khai ngộ ít nhưng vẫn cần tiếp tục tu hành . Tu càng nhiều , càng nhận thức được cái cá tính của chúng ta , càng biết được cái địa vị của chúng ta .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-18-2014 at 07:45 PM.

  10. #10
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Ví dụ như có 1 vị hoàn tử , từ nhỏ lìa khỏi hoàn cung , sau này được 1 người ăn mày đem về nhà nuôi dưỡng đến lớn nhưng vị đó không biết được mình là hoàng tử , vẫn cứ ngày ngày đi ăn xin , vua cha mỗi ngày đều nhớ đến hoàng tử cho người đi tìm , hy vọng vị hoàng tử đó có đặc tướng nào , có thể nhòa đó mà nhận ra . Có 1 ngày , người đi tìm gặp được hoàng tử , lúc ấy hoàng tử trong kiếp ăn mày , vị đó bảo rằng :" Ngươi vốn không phải là người ăn xin , ngươi nên nghe theo lời ta , để ta đem ngươi về làm 1 vị vua trong tương lai ." Vị hoàng tử đó vì sinh sống tại nhà của người ăn mày , đã quen cái sinh hoạt ăn sinh , không thể nào lập tức tin lời của vị quan này , cho nên vị quan này cứ nói không ngừng , hằng ngày đều đến nói :" Ta bảo tướng ngươi là 1 vị hoàng tử nếu như ngươi muốn chứng minh , ta cũng có thể chứng minh cho ngươi xem , chỉ cần ngươi chịu đến , ta có thể lập tức cho ngươi mặc y phục của hoàng tử , nếu ngươi chịu cởi ngựa , ta cũng lập tức đưa ngựa cho ngươi , tuyệt đối không thành vấn đề ."

    Nhưng vị hoàng tử đã có ấn tượng mình là 1 ngươi ăn xin nên không đủ can đảm nhìn nhận mình là hoàng tử , luôn luôn trả lời :" Ta không dám !" Nhưng vị quan này vẫn kiên nhẫn nói :" Trong hoàng cung có trân châu , gấm vóc , có cung điện nguy nga , tất cả những thứ đó đều là của ngươi " nhưng vị hoàng tử đó vẫn không thể nào chấp nhận được những điều ngoài dự tưởng của mình .

    Người có nhiệm vụ tìm kiếm hoàng tử này không thể biến vị đó thành hoàng tử vì người đó vốn đã là hoàng tử rồi . Nói mãi cho đến 1 ngày người ăn mày khởi tin , nói :" Được rồi , tôi để cho ông lo đời sống của tôi , chiếu cố vận mạng của tôi , thử coi đó là sự thật hay là giả ?" Vị đó mặc y phục hoàng tử , rồi sau đó lên cỡi ngựa , có nhiều người bộ hạ khác lập tức tới đĩnh lễ người đó , lúc đó vị đó tin hơn 1 chút nhưng vẫn chưa tin hoàng toàn , vị quan đó vẫn còn phân vân tự hỏi làm cách nào mới có thể đem hoàng tử về cung ? Sau khi về cung rồi , còn phải huấn luyện rất lâu để cho vị hoàng tử ăn xin này quen với đời sống trong cung , quen với lễ nghi cung cách và có thái độ quí phái . Vị đó vốn sống 1 cuộc đời ăn mày thấp hèn , không dám ngước đầu nhìn người , bây giờ làm 1 vị hoàng tử , hoàn toàn khác hẳn với lúc trước cho nên phải huấn luyện rất nhiều , từ cung cách cho đến trí huệ .

    Cùng 1 ý , chúng ta vốn đã thành Phật rồi nhưng đời đời kiếp kiếp bị lực lượng của Ma Vương kiềm chế , đau khổ rất nhiều , phiền não rất nhiều , nghiệp chướng rất nhiều , không rời được , trong đời sống tràn đầy khó khăn . Có thể là hôm nay rất tốt , ngày mai lại có rắc rối , hôm sau tốt 1 chút , rồi qua ngày kế lại có những vấn đề khó khăn khác , mỗi 1 lần đều gặp rất nhiều đau khổ , không biết vì sao ? Ăn cũng không ăn được bao nhiêu , mỗi ngày nhiều lắm cũng ăn ba bốn chén cơm , y phục tối đa cũng chỉ mặc hai ba bộ nhưng làm việc lại rất nhiều , cặm cụi suốt ngày , sáng đến tối cũng làm không hết , thời gian vẫn cứ không đủ , tự mình không biết vì sao phải khổ như vậy .

    Cho nên nếu có 1 vị đại sư hoặc là hóa thân Bồ Tát đến thế giới này là tại vì Bồ Tát thấy chúng ta đau khổ , chúng ta vốn là bạn của vị Bồ Tát cho nên vị đó đến cứu chúng ta nhưng trong 1 lúc vị đó cũng không có cách nào để cho chúng ta hoàn toàn hiểu rõ và minh bạch cái Phật tính cao quí của chúng ta cho nên phải nói rất nhiều lời cổ võ :" Mình đúng ra rất cao quí , mình là Phật ." Nói tiếp mấy ngày , mấy tháng , rất có thể nghe được 1 chút ít , rồi vị Bồ Tát lại nhẫn nại bảo chúng ta rằng , tốt lắm , lại đây , ta dạy cho các ngươi 1 cái phương pháp để nhận biết được Phật Tánh của mình , nhận thức mình đúng ra là Phật , là Bồ Tát , mình sẽ thấy được "Bản Lai Diện Mục" của mình là gì . Dần dần , chúng ta tin được nhiều hơn 1 chút , có thể chịu truyền tâm ấn , sau khi truyền tâm ấn , mình mới có thể nhận thức được tự mình 1 chút nhưng vị Bồ Tát vẫn phải cần ngày ngày cổ võ mình , nói cho mình nhiều 1 chút , để mình có thể tự nhận thức nhiều hơn cái bản chất cao quí của mình .

    Cũng như vị hoàn tử kia nếu như muốn về nhà , con đường từ đây đến hoàng cung rất xa , rất có thể vị hoàng tử chỉ đến nửa đường , lại nói ta không tin , ta không dám đi gặp quốc vương , làm sao có thể được ? Ta vốn là 1 người ăn mày , ta làm ăn mày mấy chục năm rồi , làm sao 1 lúc có thể biến thành hoàng tử được . Vị hoàng tử rất có thể không tiếp tục đi nữa , muốn lui trở về , sống trở lại cuộc đời ăn xin , rất có thể trong hai , ba mươi năm qua bị mọi người ngày ngày áp bức , ăn xin hôi hám , không có bạn bè , không có người lo đến , không có người thích vị đó cho nên vị đó làm sao dám đi đến hoàng cung ? Không thể nào "vị hoàng tử ăn mày" đó , 1 sớm 1 chiều có thể trở thành 1 người cao quí , là lập tức cải biến quan niệm đã ăn sâu trong óc não của "vị hoàng tử ăn mày" . quí vị có thể tưởng tượng được không , 1 người ăn xin lại biến thành quốc vương ? Đó không phải là 1 điều dễ dàng .

    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-19-2014 at 08:41 PM.

  11. #11
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Cho nên từ xưa đến nay , 1 vị đại sư muốn ra để dạy người hoặc độ chúng sanh không phải dễ , các Ngài phải chiến đấu với tập quán của chúng ta , tranh luận , đấu tranh với cái quan niệm đầy chấp nhứt của chúng ta . Không phải mỗi 1 lần 1 vị đại sư nhập thế , chúng sinh đều chạy đến nghe , có người dù cho đã nghe rồi , vẫn không tin , về nhà lại còn phỉ báng , hay là không muốn nghe , họ cứ tự tin cái quan niệm của mình . Cũng như ở đời xưa , họ không tin lời nói chân lý của vị đại sư , ngược lại , lại đi sùng bái thần lửa , mặt trời , thần gió , ảnh tượng ... đó là sự sùng bái của thời xưa . Bởi vì sau khi chúng ta mất đi cái bản lai diện mục của chúng ta , chúng ta lúc nào cũng sẽ lo sợ phập phồng , vì cái lực lượng bảo hộ đoạn mất rồi , chúng ta cảm thấy rất cô đơn bị đe dọa , thấy cái gì cũng rất sợ . Mặt trời làm sao nóng như thế ? Vì sao đồ bị cháy mất ? Vì sao núi cao như thế ? Biển sâu như thế ? Không thấy bờ bến ? Làm sao gió mạnh như thế ? Có thể tàn phá bất cứ vật gì , đến nổi cây lớn cũng bị bất gốc , nhà cửa có thể bị thổi xiêu ngã ? Vì sao chúng ta sợ gió , sợ nước , sợ lửa , sợ mặt trời , sợ ảnh tượng ? ... cho nên đối với 1 số hiện tượng thiên nhiên , vì chúng ta lo sợ nên mới khởi ra việc sùng bái mê tín .

    Vì khi thoát lìa cái bản lai diện mục , cái đại lực lượng này rồi , chúng ta sẽ biến thành rất sợ hãi , rất cô đơn , cũng như 1 đứa nhỏ bị lạc đường không kiếm được nhà , mất quan hệ với cha mẹ anh chị em , 1 mình sẽ rất sợ cho nên biến thành rất mê tín . Những thứ mê tín như lạy quỷ , lạy thần , lạy cây , lạy đá ... từ xưa đến nay đều như nhau . Cho nên khi 1 vị đại sư nhập thế , phải đấu tranh với các quan niệm mê tín đó rất dữ , trải qua 1 thời gian sau , mới cải biến được 1 chút , nhưng đối với những người phỉ báng hoặc mê tín , thì không thể cải biến dễ dàng được , nhưng mà cũng phải độ những người này , còn đối với những người có lòng tin thì đơn giản hơn .

    Muốn cải biến cái quan niệm mê tín , không phải dùng súng ống để giết giặc , nhưng cũng phải đánh giặc , đánh giặc tư tưởng còn đáng sợ hơn đánh giặc thật , còn phiền phức hơn nhiều . Cho nên chúng ta thường nói , chúng sinh khó độ , không phải chúng sinh khó độ mà là phiền não khó độ . Tại vì đầu óc này vốn không phải của mình , chúng ta làm những việc của thế gian , nó sẽ phối hợp rất tốt , nhưng nếu muốn được giải thoát khỏi thế gian , nó sẽ biến thành chướng ngại của chúng ta , nó sẽ phản đối , không để cho mình tự do , nó sẽ hỏi :" mình giải thoát cái gì ? Ở đây cuộc sống rất tốt , có thức ăn , có áo mặc , có chồng có vợ , mình ngồi thiền để làm chi ? Mình muốn giải thoát để đi đâu ? Cái thế giới này tốt đẹp nhất , không biết ở nơi khác còn có những cảnh giới này không ? Có Thiên Đàng thật không ? Hay là chẳng có gì cả ? Vị Sư Phụ này có phỉnh gạt mình không ?" Đầu óc sẽ hoài nghi như vậy , như vậy ...

    Cho nên thiền sư đời xưa , hay là pháp sư nổi danh sẽ cho đệ tử rất nhiều thử thách . Vì sao phải thử thách ? Tại vì muốn cho đầu óc của đệ tử quên đi , trước tiên phải rửa sạch cái tập quán cũ , sau đó mới có thể cải thiện tư tưởng mới . Cũng như cái tình trạng ở trung tâm tịnh tọa ở trên núi của chúng ta , trước khi chúng ta lên núi chỗ đó không có người ở , cỏ rất cao , không có đường đi , mỗi nơi đều có có dại , cho nên chúng ta muốn lên đó , trước nhất phải cắt cỏ , xong rồi nó vẫn tiếp tục mọc ra vì nó còn rễ , về sau chúng ta từ từ nhổ đi 1 chút vì cỏ mọc quá cao , không thể hoàn toàn chặt hết , phải đợi đến lúc cỏ dại ngắn rồi , chúng mới dùng cuốc , cuốc đi gốc của nó . Bây giờ không còn cỏ dại , chúng ta chuẩn bị vài miếng đất sạch , bón phân rồi mới rải lên 1 mớ cải giống , bấy giờ cải đã mọc rồi , mới ăn được .

    Cho nên muốn truyền cái tư tưởng mới nào hay là chân lý nào , trước tiên cũng nên phải diệt trừ đi cái giả lý , tại vì chân lý và giả lý không thể song song tồn tại được . Thì cũng giống như chúng ta trồng rau cải không thể trồng chung với cỏ dại , cỏ nhiều quá đi vào còn chưa được , làm sao trồng cải được ? Trồng cải rồi , hằng ngày còn phải chăm sóc , sợ có sâu , có cỏ . Cỏ không trồng mà từ đất mọc lên , cỏ cũng không từ trên trời rơi xuống , nó không biết từ đâu bị gió thổi tới rơi trên vườn cải , nếu 2 ngày không chăm sóc thì cỏ dại đã mọc cao lên .

    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-22-2014 at 10:05 AM.

  12. #12
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Cho nên truyền tâm ấn rồi , cũng cần phải tiếp tục tu hành , vẫn cần ngày ngày nghe Sư Phụ giảng kinh , dù không cần phải ngày ngày nghe kinh , mỗi tuần ít nhất phải nghe 2 hoặc 3 lần , hoặc thiền tam , thiền bảy (ba ngày đến bảy ngày bế quan) , điều đó rất cần thiết , nếu không thì đệ tử sẽ dần dần quen mất tự tâm .

    Vì lực lượng mê hoặc của xã hội này rất to lớn , trên thế giới này lực lượng của ma vương rất là lớn vì đây là thế giới của Ma Vương , là lãnh thổ của Ma Vương , bởi vì Phật Bồ Tát từ cảnh giới cao xuống đây , là xâm nhập vào lãnh thổ của chúng nó , bởi thế cho nên chúng nó không hoan nghênh . Bởi vì Phật Bồ tát xuống thế là giải thoát đồ đệ của nó để biến thành người cao quí , họ vốn là nô lệ của Ma Vương , bây giờ biến thành 1 địa vị cao hơn nó và sau này không còn trở lại thế giới này chịu khổ , làm như vậy tức là mất đi hết 1 cái linh hồn , thêm 1 người giải thoát , là ít đi 1 chúng sinh trong Tam Giới này cho nên Ma Vương nó không thể nào hoan nghinh được .

    Quí vị coi , từ xưa đến nay , mỗi vị đại sư chân chính đến thế gian độ người đều gặp rất nhiều khó khăn , không cách nào độ hết chúng sinh , nếu có độ cũng chỉ được 1 số ít người và phải chịu rất nhiều thị phi .

    Đệ tử của Thần Tú là tín đồ Phật Giáo và cũng là người xuất gia nhưng mà vẫn còn phỉ báng , gia hại Đại sư Huệ Năng như thế . Phật Thích Ca Mâu Ni khi ra độ chúng sinh cũng bị rất nhiều người phỉ báng ; có người đã giả mang thai , đổ tội cho Phật Thích Ca Mâu Ni ; có người muốn giết Ngài ; có người nói Ngài là "ngoại đạo" , "nội đạo" ... Chúa Giê Su ra đời độ người không có mấy năm cũng bị đóng đinh . Ở Vệ Quốc , Khổng tử cũng bị người ở đó chùi đi dấu chân của Ngài . Còn Lão tử thì không có ai tin . Nếu có , cũng rất là ít mà bây giờ Lão tử còn nổi danh hơn 2000 năm về trước , sau khi Ngài chết rồi mới nổi danh .

    Vì sao thầy ở thời cổ mà bây giờ lại nổi danh hơn thầy thời nay ? Là tại vì sau khi mỗi vị thầy lìa trần , Ma Vương lập tức lợi dụng tên của vị đó để làm việc , biến chân lý của vị đó thành ma lý , chúng ta đều biết rằng 1 vị đại sư đến thế giới này chỉ nói chân lý , trí huệ mà thôi nhưng sau này dần dần biến thành mê tín .

    Ví dụ như Lão tử , Ngài vốn không có dạy người cúng , lạy bái Ngài hay cúng dường Ngài vật gì hoặc là sát sinh cúng dường Ngài ; Ngài cũng không có nói làm vậy Ngài sẽ gia trì cho số người nào , cũng không có nói sau khi Ngài mất rồi nên cúng dường Ngài . Kinh Đạo Đức chỉ dạy người nên tìm cái "Đạo" này , kết hợp với cái "Đạo" kia , ở chung với cái "Đạo" nọ . Có nghĩa là chúng ta tìm được chân lý , đó chỉ là cái chủ ý trong Kinh Đạo Đức , là 1 chân lý rất cao , 1 tư tưởng rất cao siêu .

    Nhưng mà chúng ta nhìn thấy đạo ngày nay biến thành như thế nào , quí vị có biết không ? Mỗi ngôi chùa của Đạo Giáo , họ giết heo , giết bò , giết gà ... để cúng dường ai ? Sư Phụ không biết được , Lão tử đã sợ đến chạy mất rồi , Ngài vốn là 1 vị đại sư làm sao mà muốn ăn nhiều thịt như thế ? Khổng Môn cũng vậy , vốn muốn đào tạo con người trở thành người có học vấn và có đạo đức nhưng ngày nay mỗi Khổng miếu đều dùng động vật để tế bái , cúng phụng rất nhiều thịt cá .

    Phật Giáo ngày nay cũng không khác xa lắm , mỗi 1 nước đều biến thành tiểu thừa Phật Giáo , có nhiều nước người xuất gia đều ăn thịt , số người lập gia đình cũng không ít . Trong thời mạt pháp , truyền bậy bạ thế nào cũng được . Phật Giáo truyền đến Tây Tạng để độ dân ở đó , chưa độ họ xong thì đã bị họ "độ" rồi , về sau biến thành Lạt Ma Giáo , ăn thịt , uống rượu cũng được , kết hôn cũng được .

    Trung Hoa Lục Địa là 1 nước có mấy ngàn năm văn hoá , đạo đức rất cao , khi Phật Giáo truyền đến Trung Hoa , kết quả rất tốt đẹp , tuy nhiên cũng có những thời điểm khó khăn nhưng mà Phật Giáo cũng đã từng sáng lạng , huy hoàng 1 thời . Nhưng khi Đại Lục mất vào tay Cộng Sãn , Phật Giáo gần như bị diệt pháp . Hiện nay chỉ còn có Đài Loan vẫn duy trì cái truyền thống chân chính của Phật Giáo , sau khi xuất gia không được kết hôn , không được ăn thịt , không được uống rượu . Sư Phụ nghĩ rằng nếu luôn cả Đài Loan cũng không giữ được cái truyền thống ấy thì Sư Phụ không biết còn có chỗ nào bảo toàn được cái truyền thống chân chính của Phật Giáo .



    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-24-2014 at 03:05 PM.

  13. #13
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Nhưng Phật Giáo ở Đài Loan cũng không phải là Phật Giáo chân chính vì vậy Phật giáo kết hợp với Lão Giáo . Phật Giáo trước kia tại Ấn độ không có cái thứ mà bây giờ gọi là niệm kinh sáng kinh chiều . Nhưng hiện tại mỗi nơi đều phải có kinh sáng , kinh chiều . Niệm Phật vốn đã đủ rồi sao còn phải niệm nhiều thứ khác nhau . Vậy cũng không phải là sai nhưng kinh nhật tụng sáng và chiều vốn chỉ dành riêng cho người xuất gia tu hành thanh niệm mà thôi .

    Ở Việt Nam , từ trước đến nay , người tại gia đều không được niệm Chú Lăng Nghiêm , Chú Chuẩn Đề hoặc những chú khác đều tuyệt đối không được niệm . Lúc Sư Phụ chưa xuất gia , đã ăn chay rồi , đã tu hành rồi , ngày ngày niệm Phật , lạy Phật , đọc kinh nhưng thầy của Sư Phụ vẫn không cho Sư Phụ niệm Chú Lăng Nghiêm và cũng không cho Sư Phụ tụng kinh sáng kinh chiều . Sau cùng , Ngài mới chịu để Sư Phụ tụng kinh sáng và nói với Sư Phụ , lý do thứ nhất là tại vì :" Người tại gia có sự quan hệ của vợ chồng , lý do thứ 2 là bầu không khí ở nhà khác với ở chùa ." Cho nên chúng ta niệm chú không có linh ứng mà còn có khi sinh ra những phản ứng bất lợi vì chúng ta không đủ trong sạch , niệm chú không có linh ứng , còn làm cho tà ma lại khuấy nhiễu thêm .

    Ngày nay có điều hơi hỗn loạn , có người tự mình đi mua 1 tượng Phật , tượng Thích Ca Mâu Ni hay là tượng Phật khác . Sau khi mang về nhà , mỗi ngày lễ lạy , cùng tụng kinh sáng kinh chiều , để rồi làm nước bùa cho chúng sanh uống . Thứ nhất : họ không nên uống . Thứ 2 : nếu như họ uống 1 lần thì không có gì nhưng về sau ngày nào cũng đến uống , như vậy sẽ dẫn đến càng lúc càng nhiều ma quỉ đến chỗ của chúng ta , tạo nên âm khí nặng nề , chúng ta không đủ lực lượng để kiềm chế nó cho nên có người niệm xong rồi tinh thần không an và mắc bệnh thần kinh .

    Sư Phụ biết có rất nhiều trường hợp như vậy , có người đến tìm Sư Phụ , có lúc Sư Phụ cũng giúp đỡ , có khi Sư Phụ không muốn lo tới bởi vì trường hợp quá nghiêm trọng , Sư Phụ không có thời giờ . Thứ người mà tự mình xen vào chuyện của người ta , tự mình muốn làm Đại Bồ Tát đi cứu người thì để tự mình cứu mình được rồi . Sư Phụ không muốn lo thứ chuyện đó , quá phiền phức , muốn cứu thứ người đó phải tốn lực lượng và thời giờ của Sư Phụ quá nhiều ; tốt nhất là Sư Phụ để dành cái lực lượng này để cứu thêm nhiều người thường , để cho họ sớm được giải thoát . Nếu vì cứu 1 người mà phải bỏ rơi 100 người , làm như vậy rất uổng phí công sức và không công bằng nữa .

    Ở Đài Loan bị rất nhiều tình trạng đó , tự đem kinh về nhà , niệm sáng , niệm chiều , niệm bậy niệm bạ , rồi sau đó lại đi học bắt ấn , tưởng rằng có thể độ ngạ quỉ . Hay là tham gia Phật thất (niệm Phật 7 ngày) , về nhà theo đó mà làm , sau 1 khóa thiền 7 , về nhà theo đó tự học , đi chùa bái lạy 2 hoặc 3 ngày , chỉ học sơ lược rồi về nhà tự xưng là pháp sư . Bầu linh khí trong chùa khác với bầu không khí ở nhà , nếu muốn làm ở nhà tự mình phải có lực lượng mới được , nếu mình không cúng dường ngạ quỉ , mời chúng nó đến ăn , cũng cần có đủ lực lượng để kiềm chế chúng nó , không để chúng nó làm hại đến tinh thần của chúng ta . Ở Đài Loan có rất nhiều người "siêu độ chúng sinh" . Chỗ nào Sư Phụ cũng nghe nói đến nên "siêu độ chúng sanh" ... ý thì rất tốt nhưng làm được hay không là 1 chuyện khác .

    Thỉnh 1 cuốn Pháp Bửu Đàn Kinh hay là Kinh Kim Cang về nhà tự coi , thấy trong kinh nói , ngồi thiền rất tốt , rồi tự mình học ngồi thiền . Đi chùa thấy người xuất gia cũng ngồi thiền như thế , về nhà cũng theo đó mà ngồi , như vậy là thiền gì ? Đó là thiền không đúng . Thiền sai sẽ đi sai đường , sẽ mang đến nhiều phiền phức cho nên nhiều người học rồi có bệnh thần kinh bởi vì giáo lý quá công khai , có thứ có thể công khai , có thứ không thể công khai , có người tự học rồi , không thể chịu được tâm thần rối loạn , như vậy sẽ hại đến họ .

    Cho nên các vị đại sư thời xưa , lúc truyền pháp , các Ngài rất thận trọng ; trước hết thử thách "đệ tử" rất nhiều lần , quan sát kỹ lưỡng 1 thời gian dài , sau này mới truyền pháp cho đệ tử , như vậy mới an toàn hơn và về sau những đệ tử này cũng không ra ngoài phê bình bậy bạ .




  14. #14
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Niệm mật chú để độ chúng sinh sẽ có 2 tình trạng xảy ra . Tình trạng thứ nhất rất có thể niệm đến lâu rồi sẽ biến thành bệnh thần kinh . Tình trạng thứ 2 là niệm rồi vẫn bình thường như lúc trước . Người mà có bệnh thần kinh là tại vì không có phước báu , ngã chấp quá lớn , "ta" tốt như vậy , "ta" có tâm từ bi lớn như vậy , "ta" muốn độ chúng sanh , "ta" ngày ngày bố thí cho ngạ quỉ ăn . Bởi vì ngã chấp quá lớn cho nên mới bệnh thần kinh của "ta" . Niệm rồi , tự cảm thấy mình cao hơn người 1 cấp , sinh ra tâm ngạo mạng rồi sẽ có ma chướng . Đúng ra Ma Vương là thuộc về cái lực lượng xấu nhưng mà nó cũng không thích thứ người xấu như thế cho nên nó sẽ tới náo loạn đầu não của chúng ta .

    Cũng trong tình trạng thứ 2 là niệm cho đến khi chúng ta vãng sanh cũng không có bệnh thần kinh . Vì sao vậy ? Tại vì rất có thể thứ người đó đời trước đã có tu hành rất nhiều , còn nhiều phước báu nhưng mà vẫn tu chưa đủ cho nên bây giờ trở lại vẫn còn bị thế tục cột dính rất nhiều , nhưng mà vẫn còn phước báu của kiếp trước , tu hành của kiếp trước .

    Có thứ người phát tâm muốn độ người thật sự , không có thái độ ngạo mạng đó , trong tâm muốn bố thí ngạ quỉ thật sự , muốn tụng kinh sáng hoặc kinh chiều , muốn độ linh hồn của người chết , thứ người đó , không phải không có . Nếu như họ có thật tâm muốn độ chúng sanh , Ma Vương cũng để họ độ nhưng mà đợi đến khi họ vãng sanh , tại vì chỉ lo độ người mà thôi , tự mình không tu hành cho nên bao nhiêu công đức của kiếp trước đều vung vải sạch rồi , sau khi vãng sanh thì không còn cái gì cả . Rất có thể đầu thai vào đẳng cấp rất thấp . Tuy rằng đời này không thấy có chuyện gì nhưng công đức đều bị mất hết , bởi vì chúng ta không thấy được , không hiểu cái tình trạng này cho nên không biết được .

    Ta có thể chia tình trạng này ra làm 2 : Thứ nhất là 1 người không có bao nhiêu tiền nhưng vì muốn được người ta biết đến tôi là người giàu có cho nên ngày ngày đi mượn tiền , sài tiền của người khác , còn chia cho những người nghèo khác , bởi vì muốn nổi tiếng , sau khi sài quá nhiều , không có tiền trả nợ bị cảnh sát bắt nhốt vào tù . Thư 2 là có người thật muốn bố thí cho người nghèo tự mình tuy không đi làm nhưng cha mẹ có để lại 1 mớ tài sản , mỗi ngày sài đi 1 mớ , sau này không còn gì cả .

    Cũng như vậy , phước báu cũng sẽ bị cho hết , cũng như tiền vậy . Cho nên chúng ta muốn tu hành nên để ý cái công đức vô lượng vô biên này , làm thứ công đức vô lượng vô biên , nên nhờ thứ phước báu vô lượng vô biên đó , cũng nên biết cách nào để tìm được cái phước báu vô lượng vô biên . Khi tìm được rồi , chúng ta muốn cho gì cũng được , không có gì trở ngại cả . Nhưng mà trước khi còn chưa tìm được cái thứ phước báu vô lượng vô biên đó đừng có làm xằng bậy , rất nguy hiểm .

    Cái vô lượng vô biên này có 1 nguồn gốc , nếu chúng ta tìm được cái nguồn gốc đó , nối thông được với cái nguồn gốc đó , chúng ta sẽ có tất cả , như vậy còn có thể cho người khác , không thành vấn đề .

    Cho nên Sư Phụ mới nói , nếu như chúng ta tìm được cái nguồn gốc phước báu vô lượng vô biên này , chúng ta có thể cho , có thể bố thí phước báu đến vô cùng mà không hại đến bản thân . Những người mà có thể tìm được nguồn gốc đại phước báu này , họ không đi làm pháp hội tụng kinh , không làm cái việc tụng niệm gõ gõ đánh đánh cốc cốc keng keng này vì đó là việc của Ma Vương không phải của Phật Thích Ca Mâu Ni dạy . Chúa Giê Su cũng không có dạy người đi làm những việc đó . Niệm chú gì ? Vốn không có việc đó . Sau khi Phật Giáo kết hợp với những tín ngưỡng mê tín khác mới biến thành cái kiểu ngày nay . Cũng như Phật Giáo truyền thống đến Tây Tạng rồi biến thành Lạc Ma Giáo vậy , đã không còn thuần túy nữa .

    Cho nên Phật Tử chân chánh không cần làm thứ việc đó , 1 vị mà đã thật sự tìm được bản lai diện mục rồi cũng không đi làm những việc đó . Quí vị có từng nghe nói Huệ Năng Đại Sư tụng kinh sánh kinh chiều không ? Hay là siêu độ chúng sinh ? Có khi nào thấy Bồ Đề Đạt Ma làm những việc đó không ? Ngài chỉ đối vách tọa thiền , Ngài Pháp Sư Bách Trượng cũng vậy , Ngài có làm pháp hội tụng kinh không ? Không có . Sư Phụ cũng không có nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni tụng kinh sáng kinh chiều hay làm những việc hình thức náo nhiệt bên ngoài .



    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-29-2014 at 05:45 AM.

  15. #15
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Nếu như Phật Thích Ca Mâu Ni có làm , Ngài có phần lực lượng lớn , Ngài có thể làm như vậy , chúng ta không thể làm được , chúng ta vẫn còn chưa thành Phật , làm những việc này có ích gì ? Nhưng thật ra Phật cũng không phải lo những việc đó , Ngài chỉ cần ngồi tại 1 nơi đã có thể làm rất nhiều việc , Ngài không cần phải tới chỗ đặc biệt nào , không cần niệm chú , nếu Ngài muốn niệm , đều niệm tại tâm , bất cứ Ngài muốn làm gì , đều dùng cái lực lượng của Ngài , dùng cái hóa thân của Ngài đi làm . Cho nên chúng ta nói :" Phật Thích Ca Mâu Ni có trăm ngàn ức hóa thân , Ngài chẳng cần phải động tay ."

    Sư Phụ nói cho quí vị nghe , Sư Phụ không cần đi đâu nhưng có người vẫn thấy Sư Phụ đi đến đó giúp đỡ họ , đó không phải là Sư Phụ xuống núi đi làm . Hôm nay Sư Phụ đến đây giảng kinh là thân thật của Sư Phụ đến đây giảng kinh , bây giờ nếu quí vị đánh Sư Phụ , cái thể xác này cũng biết đau nhưng có lúc là hóa thân đi làm việc chứ không phải cái xác thân này đi làm .

    Cho nên khi thật sự tìm được cái Bản Lai Diện Mục cũng là cái mà chúng ta sau khi "thành đạo" , không cần phải động tay , lúc đó mới thật sự là độ chúng sanh . Vì không có chúng sanh bị độ , lúc đó không có cái tâm phân biệt ta và chúng sanh , cái gì cũng không có nghĩ đến , tất cả đều làm bằng tự nhiên . Cho nên Lão tử nói :" làm mà không làm ." tất là ý nghĩa đó , phải :" Tác nhi bất tác , vi nhi bất vi ."

    Sư Phụ nói về 1 vị minh sư sau khi vãng sanh , thường thường còn nổi tiếng hơn lúc còn tại thế . Tại vì Ma Vương sẽ lợi dụng tên của vị đó để tiến hành cái kế hoạch phá hoại của nó , biến thành 1 cái tôn giáo , xen vào giả lý , để cho chúng sinh tưởng rằng như vậy mới là Phật Giáo . Rốt cuộc vẫn còn trong luân hồi sinh tử , vẫn còn làm công nhân của Ma Vương , như vậy Ma Vương rất hoan hỉ , nó sẽ để cho chúng ta có 1 cái tôn giáo đặng an ủi , mơn trớn sự khác vọng chân lý của chúng ta .

    Có nhiều người muốn tìm chân lý nhưng không biết đi đâu tìm ? Cho nên có người bảo họ đi lạy Phật , làm như vậy sẽ giải thoát , họ nghe rồi rất mừng , tưởng rằng có thể giải thoát . Đây đều là mưu kế của Ma Vương , nó không muốn chúng ta tìm được cái Phật chân chánh ở trong tâm của chúng ta , nó muốn chúng ta tìm Phật bên ngoài , làm những việc bậy bạ , sau này chúng ta tự an ủi lấy , tưởng rằng tự mình là người có đạo tâm , ngày ngày tụng kinh sáng kinh chiều , tu hành tốt như vậy , kết quả không rõ đó đều là mưu kế của Ma Vương , đều là trong Tam Giới . Nếu quí vị làm như vậy nữa cho dù 1000 năm cũng không thể giải thoát .

    Con người có rất nhiều phước báu , thành tâm , thành ý cũng chỉ đi đến Thế Giới Thứ Hai mà thôi , không thể tới Thế Giới Thứ Ba , càng không thể nói tới thoát ly Tam Giới khổ . Thế Giới Thứ Hai vẫn là quốc gia của Ma Vương . Thế Giới Thứ Ba vẫn còn là chu vi của Ma Vương , tại vì thế giới đó là còn trong Tam Giới . Tới ngoài Tam Giới , không có thân thể , không có đầu não , không có mắt mũi tai thân ý , tất cả đều không cần . Ở đây chúng ta dùng quá nhiều công cụ , càng nhiều công cụ càng phiền phức , không có đầu não tốt hơn nhưng mà ở thế giới này là phải dùng tới cái thân thể và đầu óc , không có cái thân thể này chúng ta không cách nào sống .

    Cho nên nếu chúng ta muốn độ chúng sinh , muốn niệm chú để độ chúng sinh , muốn siêu độ hồn ma , chúng ta trước tiên nhất là nên thành Phật , trước hết nên tìm được Phật tâm của mình , tìm được cái lực lượng lớn của chúng ta , cái lực lượng nguyên bản , bản lai diện mục của chúng ta , hay là sau khi thành "đạo" chúng ta có thể cứu chúng sinh cũng như Chư Phật đã và đang cứu vậy . Có thể có người bảo rằng , có thứ chú có thần lực , họ làm ấn tay nào cũng có thần lực , rồi chúng ta cũng theo họ bắt ấn , rốt cuộc đều không có công dụng .

    Cho nên 1 vị minh sư chân chính , ngài không bày chúng ta những thứ rắc rối này . Ngài sẽ dạy chúng ta trước tiên tìm cái Bản Lai Diện mục của chúng ta , tìm được cái Phật tâm của chúng ta trước , rồi sau đó mình muốn làm gì cũng được , tại vì sau khi có cái "Phật lực" việc gì cũng làm được , bất cứ người nào cũng có thể cứu được , bất kể ở đâu , đều có thể dùng hóa thân đi độ chúng sinh chứ không phải cực nhọc như vậy , ngày ngày niệm kinh sáng 2 tiếng đồng hồ , làm ấn tay , những cái này đều không có giup ích gì , chỉ có tự hại mình , bận đông bận tây , không có thời giờ tu cho đúng , không có thời giờ tìm cái Bản Lai Diện Mục của mình và cái Phật Tâm của mình , còn phải uổng phí lực lượng , uổng phí cái phước báu nhỏ từ kiếp trước để lại cho chúng ta , lìa đời "không , không" tái luân hồi sinh tử , làm ma , làm quỷ , làm súc sinh , làm người ngu dốt , người nghèo như vậy có phải là đáng thương không ?



    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 03-30-2014 at 09:54 PM.

  16. #16
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Có cái thân này cần nên tu hành cho mau , thành Phật có thể độ vô lượng , vô biên chúng sinh , hằng hà sa số chúng sinh , chứ không phải chỉ độ 1 nhóm hồn ma hay độ 1 nhóm đoàn thể nhỏ mà thôi , tất cả thiện đạo đều có thể độ , có thể độ quỉ , cũng có thể độ người , cho nên gọi là :" Thiên nhân đạo sư , tứ sinh từ phụ ."

    Cũng như Sư Phụ đã từng kể chuyện của 1 vị hoàng tử , vị quan lớn mới cho vị hoàng tử đó 1 chút tiền để dùng , cho 1 số áo để mặc , cho 1 con ngựa nhưng vị hoàng tử không lấy , vị hoàng tử đó không chịu dùng số tiền nhỏ đó , cũng không lấy con ngựa và hoàng toàn mang đi cho người khác . Vị hoàng tử đó không có nghĩ đến trước tiên nên dùng số tiền này , dùng số y phục này , cởi ngựa này mới có thể trở về , trở về tìm hoàng cung của mình , sau đó trở thành quốc vương , trong cung có rất nhiều tiền , lúc đó mới cho chúng sinh cũng không muộn .

    Vì lúc vị quan lớn tới không có mang theo nhiều tiền để cho vị hoàng tử , chỉ có thể cho vị hoàng tử 1 , 2 bộ y phục để mặc , 1 ít tiền để dùng từ chỗ đó đến hoàng cung . Vị hoàng tử có thể dùng số tiền này trước , không phải là vị hoàng tử đó ích kỷ , không lo cho người khác mà là vị đó cần dùng số tiền ấy để về tới hoàng cung , về được hoàng cung rồi , bất cứ bao nhiêu tiền tài mang bố thí cho chúng sinh đều không thành vấn đề . Cho nên đừng có dùng cái đầu óc đi suy nghĩ , cũng đừng nên nghe người khác nói quá nhiều , đừng có coi người ta làm những gì rồi chúng ta theo đó mà làm . Chúng ta nên suy nghĩ , làm những việc này có ích lợi không ? Ích lợi nhiều hay ích ? Cái công dụng đó hữu hạn hay vô hạn ? Nên làm như thế nào mới có công dụng tối đa ? Mới không có chướng ngại tối thiểu ?

    Trước khi chưa xuất gia , Sư Phụ cũng đi giúp đỡ nhiều người , đây không phải là kể lễ "công lao" cho quí vị nghe . Lúc đó đồng bào Việt Nam của Sư Phụ có rất nhiều khó khăn , họ tới nước Đức , không có ai vừa biết nói tiếng Đức , tiếng Anh và tiếng Pháp . Cũng có 1 số người biết nói nhưng tiếng Đức hầu như ít ai biết , Sư Phụ đi giúp họ thông dịch , mỗi ngày bận rộn từ 7 giờ sáng tới 11 giờ khuya , có lúc không có thời gian ăn cơm , vừa đi vừa ăn bánh mì , lúc đó quên chính bản thân mình , hoàn toàn đều nghĩ về họ . Có lúc Sư Phụ rất nhức đầu nhưng vì họ đau răng , đau bụng cho nên Sư Phụ vẫn cứ phải nhịn đau , dẫn họ đi bác sĩ , sau này quên luôn cái nhức đầu của mình , bác sĩ cho Sư Phụ thuốc , Sư Phụ cũng không có thời gian uống , cũng quên uống luôn nhưng mà sau khi hết lòng đi lo lắng người khác , chứng nhức đầu cũng hết luôn . Có lúc suốt ngày không có ăn , rất cực khổ .

    Trước đó , Sư Phụ có ý niệm xuất gia nhưng vì lúc đó nạn nhân rất nhiều , Sư Phụ nghĩ rằng xuất gia không có giúp ích gì , ngày ngày tự nhiên niệm Phật và tu hành , đối với họ không có giúp ích gì , Sư Phụ thà đi giúp nạn nhân còn tốt hơn , còn có ích hơn . Lúc đó Sư Phụ không thấy xa được , chỉ thấy trước mắt có nhiều người gặp khó khăn , cần sự giúp đỡ cho nên cả ngày đi giúp đỡ , có lúc không có thời giờ đọc kinh , sau đó càng giúp đỡ càng nhiều người đến . Sau này làm việc ở Hồng Thập tự gặp những nạn nhân bất hạnh càng nhiều , không chỉ là người Việt Nam mà thôi , còn có người Phi Châu , người A Phu Hản ... tại vì đây là tình trạng của quốc tế cho nên càng lúc gặp càng nhiều chúng sinh , sau này Sư Phụ nghĩ rằng nếu không giúp được họ thì làm sao ? Lúc ấy Sư Phụ nghĩ đến Phật Thích Ca Mâu Ni nói :" Xuất gia là công đức lớn nhất , có thể thành Phật , sau khi thành Phật , có thể giúp đỡ càng nhiều chúng sinh , lực lượng của 1 người phàm phu có hạn , không thể giúp quá nhiều người được " bởi vậy lúc đó Sư Phụ quyết tâm xuất gia .



    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 04-01-2014 at 09:04 PM.

  17. #17
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Sư Phụ cũng từng đi qua nhiều chùa coi , xuất gia cũng không có nghĩa gì , mỗi ngày đều tụng kinh sáng và kinh chiều , ấn tay , ấn chân (đại chúng cười) . Sư Phụ không thấy linh hồn nào đến ăn , cũng không thấy đối với chúng sinh có ích gì , các việc kinh sáng và kinh chiều này , lúc còn nhỏ Sư Phụ đã học qua rồi , đọc kinh cũng đọc rất nhiều , từ nhỏ đã bắt đầu đọc kinh Phật rồi , cho nên Sư Phụ nghĩ , như vậy là không được , thấy trong Kinh Lăng Nghiêm đệ tử của Phật có rất nhiều thể nghiệm , thấy trong Kinh Pháp Hoa Phật đề cập tới rất nhiều cảnh giới , sẽ nghe được tiếng gì , Bồ Tát tu hành có thể nghe được nhiều âm thanh mỹ miều , cũng có tiếng của Phạm Thiên , mắt có thể thấy được Phạm Thiên , còn có các thứ ánh sáng . Sư Phụ thấy tại sao mình tu hành cho đến nay , cái gì cũng không thấy ? Cũng không nghe được tiếng mỹ miều gì !

    Không vừa ý , Sư Phụ nghĩ như vậy không được cho nên lúc đó mới quyết định đi tìm "minh sư" , Sư Phụ nhất định muốn thấy được ánh sáng và cảnh giới mà Phật đã nói đến , và cũng nhất định muốn nghe được thứ âm thanh mà Phật có đề cập đến . Một tí ti cũng không được ! Không phải Sư Phụ tham lam , không phải Sư Phụ muốn lập tức thành Phật hay là muốn lập tức thấy được cả vũ trụ , nhưng để cho Sư Phụ có thể có 1 chút ấn chứng và thể nghiệm trong kinh Phật nói , để cho Sư Phụ an tâm , để nhận định con đường mình đi là chính đạo , chỉ cần nương theo con đường đó để đi , nhất định có thể về đến nhà .

    Giả sử không có thấy được bất cứ thể nghiệm nào thì Sư Phụ không biết được con đường này có phải là đúng thật có thể về đến nhà hay là con đường ngoại đạo . Bởi vì trên đường về nhà nên có những dấu hiệu đặc biệt gì . Ví dụ như , ở ngoài cái Phật đường này có 1 chiếc cầu lớn , chỉ cần thấy cái dấu hiệu ngoài đó thì biết rằng mình đi đã gần tới Phật đường .

    Nhưng thể nghiệm nói trong Kinh Lăng Nghiêm , Sư Phụ cũng không có , rồi những thể nghiệm đã từng đề cập trong Kinh Pháp Hoa , Sư Phụ cũng không có . Kinh Phổ môn nói :" Niệm quán Âm Bồ Tát , nếu chúng ta đi vào trong lửa , lửa cũng không thiêu ." Quí vị hãy thử coi , quẹt 1 cây diêm , lấy ngón tay để trên lửa , 1 bên đốt , 1 bên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát , coi có bị phỏng hay không , chỉ cần thử 1 ngón tay thôi , đừng để cả cánh tay . Cho nên Sư Phụ nói , không được , không được , không thể gạt người , lúc ấy Sư Phụ muốn có tự mình chứng nghiệm nhưng mà không có cách nào cả . Hồi xưa , Sư Phụ không biết bơi nhưng trong Kinh Phổ Môn có nói :" Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát , rớt trong nước sẽ được nổi lên ." Sư Phụ rớt trong nước thì bị chìm , lúc ấy nếu không có ai tới cứu Sư Phụ , Sư Phụ đã vãng sinh rồi .

    Sư Phụ nói :" Như vậy không được !" Phải có 1 tí chứng minh mới được , sau đó Sư Phụ mới có thể tiếp tục tu hành . Ít nhất để Sư Phụ tin 1 tí , nếu cái gì cũng không có , đợi tới lúc vãng sinh , nếu Phật A Di Đà tới vớt thì tốt , nếu không tới rước thì Sư Phụ phải làm sao ? Ví dụ như nếu bây giờ tôi chỉ có 1 tí tiền , nếu đủ xài thì được , nếu bây giờ không đủ xài , đợi tới lúc tôi vãng sanh cho dù ông chủ cho tôi 1 ngàn vạn ức cũng vô dụng và có lẽ ông chủ không cho nữa kìa .

    Cho nên lúc ấy Sư Phụ đi tìm minh sư , tìm được 1 vị minh sư để cho Sư Phụ có thể có thể nghiệm thật sự , những thể nghiệm trong kinh điển nói , Sư Phụ cũng sẽ có . Tuy nhiên là không trong vòng 1 ngày thì có hết tất cả thể nghiệm , chỉ cần 1 chút là đủ rồi . Tại vì tu hành cần thời gian lâu dài chứ không phải 1 ngày thì lập tức thành Phật . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tu 6 năm ! cho nên chỉ cần có 1 tí ti gì đó để cho chúng ta ấn chứng , để chúng ta an tâm . Nhưng không phải vì có cái chứng nghiệm này chúng ta mới an vui ; sau khi có thể nghiệm đẳng cấp của chúng ta sẽ khác , chúng ta biến thành cái đẳng cấp an vui , chúng ta đã cải biến rồi .

    Cũng như vị quan sau khi tìm được hoàng tử rất có thể trong tâm của vị hoàng tử không có cải biến quá nhiều nhưng bề ngoài đã hiện rõ cái khác nhau , vị hoàng tử đó mặc áo tốt , có tiền để dùng , có ngựa để cỡi , có rất nhiều người hầu hạ , tất cả đều khác hẳn với lúc trước , đợi tới khi vị hoàng tử về đến cung điện sẽ trở thành như thế nào ? Các vị cũng đoán được .

    Cho nên ít nhất phải có áo của hoàng tử cho chúng ta mặc , có 1 chút tiền cho chúng ta dùng , nếu không , đợi chúng ta vãng sinh , cho dù biến thành hoàng tử cũng vô dụng và lúc đó tự mình chắc gì đã biết mình là hoàng tử chưa !


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 04-01-2014 at 09:23 PM.

  18. #18
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chân Lý , Giả Lý


    Tại vì Sư Phụ đã tìm được cái tình trạng an vui đó cho nên cũng muốn chia cho quí vị . Một vị đại quan đi thông báo , vị đó không cần phải là quốc vương , người thông báo không thể biến quí vị thành hoàng tử mà chỉ thông báo cho quí vị biết được mà thôi , nói cho quí vị rõ quí vị là hoàng tử , quí vị tự mình tìm hoàng cung của mình , rồi đi về làm quốc vương . Theo Sư Phụ học cũng như vậy , tránh nhiệm của Sư Phụ là để nói cho quí vị biết được mà thôi , cho nên đừng nên chú ý bề ngoài của Sư Phụ , hoặc là hành động và cách ăn uống của Sư Phụ như thế nào ? Sư Phụ nói như vậy quí vị có hiểu chăng ? Điều đó không có quan trọng gì và cũng không ảnh hưởng đến địa vị thế gian của quí vị , Sư Phụ chỉ đến đây để nói cho quí vị biết là địa vị của quí vị rất là cao , là cao quí nhất trên thế giới , nếu như quí vị muốn tìm lại địa vị bản lai của mình , Sư Phụ có thể dẫn quí vị đi tìm .

    Cho nên theo 1 vị thầy để học , đừng có phê bình hành động của người thầy đó , đừng coi bề ngoài của vị thầy đó , đừng coi người thầy đó làm việc gì . Coi người thầy ấy như là 1 vị đại quan được phái tới là được rồi , dẫn quí vị đi về , để cho quí vị hồi phục lại cái địa vị nên có của mình . Cho nên quí vị chỉ cần theo vị thầy đó đi là được rồi , đừng để ý việc làm của người thầy đó , coi áo quần có đẹp không ? Đi chậm hay nhanh ? Những việc này không có quan hệ gì quí vị , quí vị chỉ cần theo vị đó đi là đủ rồi .

    Nhưng rất nhiều người lầm lẫn , tới tìm 1 người thầy chỉ coi bề ngoài của vị đó : Thầy có trang nghiêm không ? Họ không chịu học theo 1 vị ni cô , chỉ muốn theo học 1 vị nam nhân hoặc tì kheo mà thôi ; hay là gặp 1 vị sư tăng nhỏ thấp thì không thích , chê vị đó nói chuyện không rành , hay là tính tình của vị đó nóng nảy , và không ưa thích vị đó , không hạp với mình , mình cũng không thích ... nhưng những việc này không có quan hệ bản lai diện mục của chúng ta ; không nghe lời của vị sư tăng , vị đó cũng chẳng cần đến mình .

    Vì trước khi còn chưa ra độ chúng sinh , các thầy đó đã biết con đường không dễ đi , chúng sinh khó độ , sẽ có rất nhiều khó khăn , họ đã biết được rồi , nhưng họ vẫn đời đời kiếp tới độ chúng sinh . Vì chúng sinh đều là thân nhân của chúng ta , giả sử cha mẹ , anh chị em của chúng ta làm sai việc , họ vẫn còn là thân nhân của chúng ta , chúng ta vẫn còn thương yêu họ , giúp đỡ họ , cứu họ , có phải như vậy không ? Chứ không phải trong nhà có 1 đứa con hư , thường nổi giận , không nghe lời cho nên chúng ta đem vất nó đi , có phải vậy không ? Không , chúng ta vẫn ngày ngày lo lắng cho nó , cho nó ăn đầy đủ , nó đói vẫn nấu cơm cho nó ăn , nó không có áo quần mặc thì lấy áo quần cho nó mặc , có lúc có thể nó chửi chúng ta , chúng ta cũng không ưa thích nhưng chúng ta vẫn tiếp tục lo lắng cho nó như cũ .

    Trong xã hội , có nhiều người nói chuyện ngọt ngào , như rất khách sáo nhu hòa , nhưng họ có giúp đỡ chúng ta tìm được cái bản lai diện mục của chúng ta không ? Không . Cho nên lời nói ngọt ngào và khách sáo , không có quan hệ đến tu hành , chúng ta đừng coi cái bề ngoài của con người , thầy tốt , thầy xấu , đều là nghiệp chường của chúng ta , nếu như không có nghiệp chướng thì cũng chỉ là cá tánh mà thôi , nếu như cải biến được đối với người này , có thể rất hợp lý , nhưng đối với người khác có thể không ưa thích , làm sao cho vẹn toàn được ? Vị thầy không thể làm vừa lòng tất cả mọi người , có đúng không ?

    Cho nên chúng sinh thật khó độ , không những phải chiến đấu các thứ tập quán bất đồng của chúng sinh mà còn phải chiến đấu với ý thích của chúng sinh nữa . Có người thích Sư Phụ mặc đồ vàng , có người thích Sư Phụ mặc đồ đỏ , có người khác lại thích đồ xanh , mua rất nhiều y phục cho Sư Phụ mặc , nếu như Sư Phụ không mặc , họ lại không vui , mua cái này cho Sư Phụ ăn , nếu như Sư Phụ không ăn , họ lại cho rằng Sư Phụ không thích họ , không chiếu cố họ . Tu hành đừng cố chấp như thế , cho nên có nhiều người nghiệp chướng quá nặng , theo học 1 thời gian nhận thấy tánh tình của Sư Phụ hình như không thích hợp với ý họ cho nên họ đi mất . Như vậy là tự hại mình . Sư Phụ không có cách nào 1 mình có thể làm hài lòng tất cả chúng sinh ?

    Khi nuôi động vật cũng vậy , có người thích chim nhưng mà người láng giềng rất ghét chim , chim hót cả ngày nên họ muốn dùng thuốc độc để cho chim câm miệng nhưng vì người chủ quá ưa thích cho nên không có cách nào . Quí vị muốn tu hành , tự mình cần phải tu cho chân chính , đừng có nhìn bên ngoài của vị thầy vì vị thầy chỉ đạo mà thôi chứ không phải là "đạo" . Cái thân này , đầu óc này , thế giới này là phải như vậy , không thể cải biến .

    Quí vị nếu tìm được 1 vị sư phụ thật sự như vậy thì tự mình phải cố gắng tọa thiền , qua 1 đoạn thời gian , có thể thấy vị thầy bên trong , thầy đó sẽ xuất hiện , sẽ đưa chúng ta đi cảnh giới cao , học tập chân lý chính cho rõ ràng như vậy mới là 1 vị sư phụ tốt , nếu có thể nhận thức chân lý thì không bị cái quan niệm hay là truyền thống của xã hội này buộc chặt . Tu hành lâu rồi có thể nhìn thấy minh sư trong tâm của mình , lúc đó vị minh sư trong tâm chỉ đối với riêng mình mà thôi . Trên thế giới này , vị sư phụ phải dùng cái thân thể để chỉ dạy nhiều chúng sinh , cho nên mọi người có tánh tình khác nhau và cá tính của vị thầy cũng khác nhau , không có thể chỉ đặc biệt đối xử với 1 ai nào để làm vừa lòng mình mà thôi .

    Phật Thích Ca Mâu ni không thể làm cho tất cả chúng sinh vui lòng . Chúa Giê Su cũng vậy , cho nên Ngài đã bị đóng đinh đến chết mặc dù Ngài có rất nhiều phép thần thông biến hóa rất thần kỳ diệu ảo , có thể trị bịnh , làm cho người chết sống lại , biến nước thành rượu , hóa phép thành thức ăn cho mọi người dùng . Người tài giỏi như vậy , nổi danh như vậy , sau cùng vẫn bị chúng sinh đóng đinh mà chết .

    Cho nên quí vị đừng có nhìn vào Sư Phụ mà tự mình tu hành là đủ . Sư Phụ ấn chứng cho quí vị , để quí vị có cái thí nghiệm của thể nghiệm đầu tiên , để cho quí vị tin , sau này tự mình tu hành là được , đừng nhìn bề ngoài của Sư Phụ vì nó không có quan hệ gì với sự giải thoát .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 04-03-2014 at 10:20 PM.

  19. #19
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Âm Thanh Siêu Thế Giới


    Âm Thanh Siêu Thế Giới

    Ngày 24-4-1987
    Peng Hu




    Quí vị trí thức , tuy chúng ta mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên nhưng theo cái nhân quả Phật giáo mà nói , chúng ta là bạn tốt , vì đời trước đã làm bạn chung với nhau rồi cho nên bây giờ gặp lại quí vị lòng Sư Phụ rất mừng , không biết quí vị có mừng không ? (Đại chúng đáp : có)

    Theo cách nói của Phật Giáo , chúng ta coi như có duyên với nhau . Có duyên là gì ? Tức là các kiếp trước chúng ta có quan hệ gì với nhau . Bởi vì chúng ta là người đã luân hồi nhiều lần . Đời đời kiếp kiếp chúng ta có rất nhiều bạn , thân nhân , chồng vợ ... cho nên bây giờ quí vị tới đây , chúng ta không phải là người lạ , bất quá chỉ thay đi 1 cái áo mà thôi . Đây (Sư Phụ tự chỉ vào mình) là 1 loại y phục , người chủ chính là người ở bên trong chúng ta chứ không phải là cái nhục thể này ; tại vì , mỗi 1 lần ra đời đều mặc áo khác nhau , cho nên biến thành không quen biết nhau .Nhưng nếu chúng ta tu hành nhiều , có thể thấy được quá khứ , hiện tại , tương lai , chúng ta sẽ biết chúng ta đều có quan hệ chặt chẽ với nhau .

    Bởi vì những người đến đây nghe kinh , trong đó có đại biểu và tín đồ của các tôn giáo khác nhau . Có tín đồ của Thiên Chúa Giáo , tín đồ của Lão Giáo , e quí vị có lẽ không tin nhân quả chăng nhưng mà Sư Phụ báo với quí vị , thật ra , Chúa Giê Su cũng có nói đến "nhân quả" , trong Thánh Kinh Ngài có nói :" Tôi tức là hóa thân hay là tái sinh của những vị đại sư quá khứ kia ." Ngài còn nói :" Các đại sư thường hóa thân ở chung với quí vị nhưng quí vị không nhận biết ." Ý rất rõ rệt , tức là nói tới cái nhân quả luân hồi . Ngài còn nói :" As you sow , so shall you reap " , đây ý nói là :" Mình trồng quả nào thì được quả đó " . Nếu không phải là nhân quả thì là gì ? Những lời đó với giáo lý Phật Giáo cũng như nhau .

    Trong Kinh Đạo Đức cũng có nói nhân quả nhưng bởi vì cổ văn khó hiểu cho nên rất có thể quí vị không hiểu biết nhưng nếu coi cho kỹ càng thì sẽ hiểu được , ví dụ như Lão Tử nói :" Đạo vốn là trung lập nhưng nó sẽ ngã về người lương thiện ." (Kinh Đạo Đức , trang 79) :" Thiên Đạo Vô Thân , Thường Dữ thiện Nhân ." Cái ý nghĩa đó cũng chỉ nhân quả bởi vì chỉ có người tốt , mới được giúp đỡ và được phước . Hàm ý nói :" Có nhân thì có quả ."

    Cho nên nếu chúng ta suy nghĩ cho sâu xa thì sẽ hiểu được bất cứ tôn giáo nào cũng đều nói giống với đạo lý mà Sư Phụ đã nói , không gì khác cả . Luôn cả Hồi Giáo cũng vậy nhưng mục đích của hôm nay không phải để bàn luận về tôn giáo cho nên chúng ta sẽ không bàn sâu về vấn đề này .

    Vì sao trước nhất Sư Phụ phải nói nhiều về các tôn giáo , thật ra đều như nhau ? Vì nếu không nói điểm này thì hôm nay có vài người đến nghe kinh sẽ tưởng rằng Sư Phụ đến đây là để khuyên quí vị thay đổi tín ngưỡng tôn giáo trở thành Phật tử . Không phải vậy , Sư Phụ không có cái ước vọng này , cái nhìn của Sư Phụ là bất cứ ai cũng là tín đồ của Phật Giáo , chỉ có danh từ khác nhau mà thôi . Tôi cho rằng Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo , Lão Giáo (Đạo Giáo) , Hồi Giáo đều rất tốt . Nhưng chỉ có 1 điểm là Sư Phụ không mấy đồng ý là tín đồ của Phật Giáo , tín đồ của Thiên Chúa Giáo , tín đồ của Hồi Giáo ... Đa số đều lầm cái giáo lý của giáo chủ họ cho nên mới sinh ra nhiều giáo phái , nhiều tranh luận . Trong 1 tôn giáo đã có nhiều giáo lý khác nhau , tranh luận không ngừng , còn sự xung đột giữa các tôn giáo thì khỏi nói , điều đó làm cho Sư Phụ cảm thấy rất buồn .

    Bởi vì khi 1 vị giáo chủ lìa khỏi thế giới này , không có cao đồ để hậu truyền chân lý cho nên các tín đồ chia thành phe nhóm và lập riêng giáo phái của họ và cũng vì vậy mà chân lý của giáo phái bị thay đổi và diễn biến cho đến hôm nay . Chúng ta nghĩ rằng các tôn giáo đều khác nhau , thật ra các tôn giáo đều phát xuất từ 1 nguồn . Nếu như chúng ta hiểu biết thật sự cái giáo lý của các giáo chủ thì sẽ biết được giáo lý của các giáo phái đều là 1 , tôn giáo có thể khác nhau nhưng pháp môn tu hành vốn đều như vậy .

    Ý Sư Phụ muốn nói là bất cứ tin tôn giáo nào đều có thể tu Pháp Môn Quán Âm , tại sao vậy ? Tại sao nên tu Pháp Môn Quán Âm ? Không tu được không ? Đương nhiên là được . Không tin tôn giáo cũng được , tại sao không tu không được ? Nhưng mà nếu chúng ta suy nghĩ về bản thân và thế giới này thì sẽ thường tự hỏi :" Tôi từ đâu mà tới ? Chết rồi sẽ đi đâu ? Tại sao tôi tới cái thế giới này làm người ? Làm người khổ như vậy , không làm người có được không ? Ngoài cái thế giới này ra , còn có thế giới nào tốt đẹp hơn thế giới này không ? Tôi có thể nào có quyền độc lập chọn lựa ? Muốn rời khỏi thế giới này để đi cảnh giới khác thì có thể được như ý , tôi có thể nào làm được chuyện đó không ? Và không bị sinh tử bó buộc không ?"

    Nếu chúng ta có những thắc mắc như trên thì chúng ta phải đi tìm 1 vị có thể giải đáp câu hỏi của chúng ta . Đa số mọi người đều đi tìm người lãnh đạo của 1 tôn giáo . Ví dụ , tín đồ Thiên Chúa Giáo thì tìm cha sứ hay ma sơ , tín đồ Phật Giáo đi tìm các vị tăng ni hoặc Bồ Tát tại gia theo họ học hỏi . Nhưng mà cho dù chúng ta tìm gặp những người đó nhưng vẫn không tìm được cái giải đáp mãn ý , có người đến nơi khác để tìm câu giải đáp khác . Có thể vì duyên may sẽ đưa đến cho chúng ta gặp 1 vị thầy , người được gọi là Thiện trí thức hay là bật thầy khai ngộ và người thầy này sẽ giúp cho chúng ta khai ngộ các vấn đề đó .



    http://www.smradio.net/
    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 04-05-2014 at 06:19 AM.

  20. #20
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Âm Thanh Siêu Thế Giới


    Nếu như mình là người có thắc mắc về vấn đề sinh tử và ước vọng được giải thoát thì nên tu Pháp Môn Quán Âm , nên tìm 1 vị thiện trí thức để có thể truyền cho mình "Pháp Môn Quán Âm" . Pháp Môn Quán Âm là chìa khóa độc nhất vô nhị , có thể giải đáp tất cả các vấn đề sinh tử và vũ trụ . Chúng ta phải tự tìm cầu giải đáp qua sự tu hành "Pháp Môn Quán Âm" . Phải tự mình lãnh ngộ ra giải đáp , không phải chỉ nghe người khác nói mà thôi , cũng không phải chúng ta muốn lìa cái thế giới này liền được như ý , không phải muốn đến các cảnh giới khác để du lịch thì có thể tùy tiện mà đi bất cứ lúc nào .

    Trước nhất cần phải tìm được cái pháp môn tối cao , ngày ngày tu hành , sau này chúng ta mới được như thế , được giải thoát , muốn đi đâu thì đi , cũng như chúng ta có đủ tất cả những điều kiện cần thiết để xin giấy thông hành để có thể tự do đi bất cứ nước nào , không nhất định phải vĩnh viễn ở tại Đài Loan . Sau khi tu hành Pháp Môn Quán Âm chúng ta có thể biết mình từ đâu đến , sau khi lìa đời phải đi về đâu ?

    Ngày thường nếu không có nghịch cảnh chắc không có vấn đề nhưng gặp lúc sinh bịnh hay có thân nhân vãng sanh , chúng ta sẽ cảm thấy rất yếu đuối và vô dụng , không có 1 chút sinh lực để có thể giúp chính mình và thân nhân . Muốn cứu họ sống lại , lại không cứu được ; cha mẹ chúng ta chết đi , không ai có thể cứu được , tự họ không muốn chết cũng không được , tới giờ rồi thì bất cứ là ai , bất luận giàu nghèo đều phải lìa cái thế giới này , lúc đó không có quyền lựa chọn cho nên rất đau khổ , trong lòng lưu luyến đến thân nhân vô cùng nhưng không thể ở lại .

    Trừ khi lúc mình còn sống đã theo 1 vị minh sư tu hành Pháp Môn Quán Âm , dù cho ban đầu mình tu hành chưa đủ lực lượng , khi vãng sinh mình cũng không thể tự tại mà đi , minh sư sẽ lại dẫn dắt mình đi đến chỗ vĩnh viễn tự tại . Sau khi tu Pháp môn Quán Âm được thành tựu rồi , mình muốn cứu người cũng được ; sau khi lìa trần , nếu muốn trở về cái thế giới này , giải cứu những chúng sinh khốn khổ cũng được , lúc đó mình là người tự tại , hoàn toàn có quyền độc lập tự chủ , muốn đến thì đến , muốn đi thì đi . Cho nên Pháp Môn Quán Âm là pháp môn bất khả tư nghì , độc nhất vô nhị , đó là cái lực lượng của tạo hóa , là lực lượng tối cao , vĩnh viễn tồn tại .

    Lúc thường nếu không tu hành , thấy người thân nhân của chúng ta lìa đời , chúng ta sẽ tự hỏi :" Vì sao họ phải đi ? Vì sao không phải người khác mà là họ ?" Chúng ta rất muốn biết giải đáp , vì làm người thật rất chán , không có làm được gì , ngày ngày ăn cơm , làm việc , ngủ , rồi sống qua ngày , 60 năm , nhiều lắm là 100 năm phải chết , không hiểu tại sao phải như vậy , bởi thế chúng ta cần phải giải thoát , phải khai ngộ .

    Khai ngộ là gì ? Ngộ là minh bạch , muốn biết rõ những vấn đề như : tại sao phải làm người ? Vì sao thế giới này nó đau khổ như thế ? Vì sao có chiến tranh ? Vì sao thế này ? Vì sao thế kia ? Đa số tín đồ Thiên Chúa Giáo , nếu họ có thắc mắc về vấn đề đó , họ sẽ đi giáo đường , hát chung với ông cha hay ma sơ , cầu Thượng Đế giúp đỡ , hay đọc Kinh Thánh , họ chỉ làm như vậy thôi , không còn cách khác . Đương nhiên , như vậy đối với tinh thần của chúng ta cũng có ích , có thể an ủi cái tâm đau khổ đầy khát vọng , có lúc cũng có 1 chút cảm hứng , vì lúc chúng ta có bịnh hay đau khổ , lúc đó chúng ta cầu nguyện thành tâm hơn , cho nên tình trạng sẽ có biến chuyển chút ít , để cho chúng ta dễ chịu 1 chút .

    Còn tín đồ Phật Giáo thì đa số cũng vậy : Đi chùa lễ bái , tụng kinh sáng kinh chiều , niệm chú , niệm Phật A Di Đà , niệm Quán Thế Âm Bồ Tát , gần như đều như vậy . Còn bật pháp sư cao hơn 1 chút có lẽ dạy chúng ta tọa thiền , tham công án , dạy mình tự hỏi :" Ta là ai ?" đó tức là tham công án hay thoại đầu . Nếu như mình đã biết được "mình là ai ?" cần gì phải đi tìm minh sư để hỏi ? Có phải vậy không ? Nhiều người sau khi tham công án rồi , cũng không có kết quả , vẫn không biết mình là ai .

    Ví dụ , bây giờ có 1 người bị khát nước và sắp chết , người đó xin mình cho họ uống nước , mình không những không cho họ nước mà còn bảo họ tự hỏi "Nước là gì ?" , "nước ở đâu ?" hoặc là "đừng có để ý đến nước , khát kệ nó !" như vậy đối với 1 người sắp chết khát có phải là quá tàn nhẫn hay không ? Nhưng vị minh sư của Pháp Môn Quán Âm có thể cho nước cho người đang chết khát uống , họ còn chỉ cho biết đi đâu để tìm nước uống , mình không cần ngày ngày nhờ minh sư cho mình nước uống , tự mình cũng có thể tìm được nước , cũng có thể dùng nước đi cứu những người khát nước khác , đó là cái kết quả khẳng định mà tu Pháp Môn Quán Âm có thể đạt được .

    Tham công án dù cho nổ lực lắm cũng chưa chắc có thể nghiệm gì , kết quả gì ; tu các phương pháp khác cũng có thể có các thứ thể nghiệm , nhưng thứ thể nghiệm này vẫn chưa rốt ráo cao tuyệt . Ví dụ như thấy được ánh sáng của cảnh giới thứ 2 , cái cảnh giới thấy được vẫn còn thuộc thế giới của đẳng cấp trí thức , tức là còn thấp . Điểm đó nếu chúng ta tham khảo kinh điển của các tôn giáo thì sẽ hiểu . Vả lại không phải người nào cũng có thể tham công án , cho nên rất ít người có thể tu , người muốn tu công án , trước nhất nên có nhiều hiểu biết về Phật Pháp , nếu người nào không có hiểu biết nhiều thì không thể tu . Thiền ngày nay khác với thiền ngày xưa , nếu như muốn tu thiền , thân mình phải khoẻ mạnh , người có bệnh không thể tu , vì không thể ngồi xếp bằng thì thiền sư không thâu nhận .

    Ở Mỹ , Sư Phụ có gặp 1 vị gọi là "thiền sư" , có người hỏi :" Con không thể ngồi xếp bằng , không thể tọa kim cang như vậy có thể học hay không ?" Vị sư đáp :" Không được ." Người đó lại hỏi :" Con ngồi trên ghế có thể tu hành không ?" Vị sư lại đáp :" Không được ." Cho nên chúng ta có thể thấy được cái hệ thống thiền của ngày nay không có thích hợp cho đa số người tu hành trong thời đại này . Bởi vì có người không thể xếp bằng , không phải mỗi người sinh ra đều xếp bằng được , phải tập lâu lắm mới xếp bằng được , nếu như chúng ta già rồi , hay đã gần trung niên , từ trước đến giờ chưa ngồi từng xếp bằng , bây giờ bảo họ ngồi xếp bằng , làm sao làm được ? Tu hành không phải chỉ dùng thân tu hành , tu "tâm" mới là quan trọng nhất .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 04-06-2014 at 09:44 AM.

Page 1 of 40 12345112131 ... LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts