Những chìa khóa cho sự tha thứ

Mùa Chay 2011


Tha thứ thì khó đấy. Sự nhức nhối của trái tim tan vỡ, cảm xúc đớn đau, sự lăng mạ hoặc phản bội bám chặt quanh ta. Ngày nào chúng ta cũng nhớ rằng một ai đó mà chúng ta để ý đã làm điều sai trái.

Hoặc có thể chúng ta chẳng để ý đến ai. Có thể đó chỉ là một vài người vô danh, người xa lạ vắng mặt mà đã tạo cho chúng ta một quyết định đáng tiếc hoặc một chọn lựa tội lỗi để lại trong chúng ta cưu mang đau đớn suốt một đời.

Rồi chúng ta cầu nguyện cho những người đó với những lời lạnh nhạt: “Chúng con tha thứ cho những ai xúc phạm chúng con.. . ”

Được, chúng ta biết chúng ta được trợ giúp để tha thứ. Nhưng chúng ta bắt đầu từ đâu? Chúng ta làm thế nảo để tha thứ cho người nào đó mà đã xé nát con tim của chúng ta, người mà để lại trong ta nỗi đau thấm thía biết bao năm sau đó mà ta vẫn cảm thấy buốt nhói y như mới xảy đến hôm qua?

Khóa 1: cầu nguyện

Cách đây vài năm Theresa đến gặp tôi với một một vân đề. Monica, một phụ nữ cùng làm việc với cô, không thích cô và luôn nói xấu cô với những đồng sự của cô. Hằng ngày Theresa đi làm, nhìn thấy Monica và biết rằng cô ta đang nói những điều xấu xa này. Theresa không có vị thế để nói điều này với ông chủ của mình, và Monica không cho cô lúc nào rảnh trong ngày. Cô cảm thấy mình không có sự giúp đỡ và không biết phải làm gì.

Bài đọc Tin Mừng hôm ấy được trích từ Sermon trên đường Plain. Chúa Giê-su nói, “Hãy yêu kẻ thù, làm tốt cho những ai ghét anh em, hãy chúc phúc cho những người nguyền rủa anh em, hãy cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.” (Luke 6: 27-28). Điều này tương tự Tin Mừng nơi mà Chúa Giê-su dạy chúng ta hay đưa ra một cử chỉ tế nhị trên má người khác và sống theo Luật Vàng: “Hãy làm cho người khác những gì mà con muốn họ làm cho con.” (6: 31).

Nên tôi đã đề nghị rằng Theresa cho Monica một lời chúc phúc bất cứ ở đâu khi thấy cô ta tại nơi làm việc hoặc hồi tưởng nỗi đau mà Monica mâu thuẫn với cô. “Nhưng con phải làm như thế nào?” Theresa đã phản đối. “Cô ta độc ác lắm.”

“Điều đó dễ mà.” Tôi nói. “Con chỉ thầm thì những lời này một cách êm đềm tự con: ‘Lạy Chúa, hãy ban phúc lành cho Monica.’ Điều đó thật dễ dàng như khi nói, ‘Lạy Chúa, hãy đày đọa Monica.” Con chỉ thay có một từ thôi nhé!”

Nó đã đem đến một khác biệt to lớn. Theresa bắt đầu nói rằng lời nguyện cầu nho nhoi đơn giản hàng tá lần mỗi ngày, và những điều đã bắt đầu cải thiện ở nơi làm việc. Điều đó dường như Monica đã đánh mất sự tò mò chê trách cô.

Điều gì đã xảy đến đó là lời cầu nguyện bắt đầu hàn gắn nỗi trái tim của chính Theresa. Cô ta càng cầu nguyện cho người làm cô đau khổ, cô ta càng thực sự để có thể nói lên ý nghĩa đó. Nó không chỉ thực hiện để hàn gắn trái tim của riêng cô, mà nó còn bắt đầu hàn gắn khoảng cách giữa cô và Monica. Ai biết? Có thể một ngàn năm có lẽ họ trở nên đôi bạn thân thiết!

Khóa 2: Được tha thứ

Thánh Phao-lô đã viết: “Chén phúc mà chúng ta chúc phúc, phải chăng là sự tham gia trong máu Đức Ki-tô? Của ăn mà chúng ta bẻ ra, phải chăng là sự tham gia trong mình Đức Ki-tô?” (1 Corinthians 10: 16. NAB). Sự giao hòa đích thực với Đức Ki-tô là một sự tham gia, một sự lắng sâu vào trong trải nghiệm cuộc sống của sự hiện hữu Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Không có cách nào tốt hơn để thực hiện mà qua được những yếu tố nghi thức tôn giáo.

Vậy nếu thực sự bạn muốn được tham gia vào sự tha thứ, hãy bắt đầu bằng được tha thứ. Chạy nhanh đến nhà thờ để lãnh nhận Phép Hòa Giải vào một buổi chiều thứ Bảy trước Thánh lễ Misa hay bất cứ nơi nào mà việc hòa giải được tổ chức trong giáo xứ của bạn để giải tỏa những băn khoăn cho linh hồn bạn. Điều đó chẳng cần phải nhiều lời: “Lạy Cha, con mang nỗi cay đắng trong linh hồn con hướng tới người mà đã làm con đau đớn. Con cần được tha thứ.”

Khi chúng ta cân nhắc tất cả những điều mà Thiên Chúa đã tha thứ trong cuộc sống của chúng ta, cộng tất cả lại. Càng sâu lắng chúng ta tìm kiếm trong sâu thẳm của những linh hồn đầy tội lỗi chính mình, chúng ta càng đi sâu vào sự tha thứ. Tôi nhìn vào đời tôi, lịch sử của tôi, và tôi nhận thức được rằng tôi đã được tha thứ quá nhiều. Đại dương của sự tha thứ này trong tôi bắt đầu thặng dư trong cuộc sống của những người xung quanh tôi, những người mà cần sự tha thứ của tôi.

Sự tha thứ giống như nghi lễ Chúa Nhật, một sự trải nghiệm mà ở đó chúng ta được gọi mời tham gia đầy đủ, sinh động, chủ tâm. Khi đòi hỏi sự tha thứ trở nên một sức sống, một thực thể hữu cơ trong đời tôi, một điều gì đó đang xảy đến với tôi trong mọi lúc – lạy Chúa, con thực hiện lại điều đó – Con đang đi trên con đường của con để trải nghiệm sự hàn gắn vết thương mà sự tha thứ người khác có thể mang lại.

Khóa 3: Tuyên bố tha thứ

Cha của Miguel là một người ngược đãi, khi trưởng thành, Miguel đã chịu đựng hàng ngày những mắng nhiếc nhạo báng và làm nhục. Rồi khi anh rời ghế nhà trường và thoát khỏi cha mình, anh cố gắng để sống một cuộc sống bình thường, nhung anh đã mang nặng một nỗi đau. Những lời của cha anh không bao giờ lìa xa hẳn những suy nghĩ của anh.

Vợ của Miguel, Lucy, nói với anh rằng, anh phải tha thứ cha mình. “Nhưng bằng cách nào?” Miguel phàn nàn. Chỉ vì trong trái tim của anh không có sự tha thứ.

“Điều đó không thuộc về cảm xúc.”Lucy nói với anh. “Nó thuộc về lẽ phải và cái đẹp để thực hiện. Nó thuộc về những gì mà sẽ giúp anh được sống trong an bình.” Lucy đã cho Miguel một chiếc bảng nhỏ với những ghi chú Ghi chú (nhãn hiệu). Cứ mỗi một ghi chú cô viết: “Con tha thứ cho Bố” và dán khắp nhà, ngay cà trong nhà để xe và trong chiếc xe tải nhỏ của Miguel. Miguel cũng mang một số tới chỗ làm việc và đặt chúng quanh khu vực làm việc của mình.

Một ngàn lần một ngày, được cải thiện bằng những bảng nhỏ ghi chú của Lucy, đơn giản Miguel đã nói: “Con tha thứ cho bố.” Dần dần, qua quá trình nhiều tháng, cảm xúc khó khăn mà Miguel ấp ủ một mối hằn thù cha mình bắt đầu lắng xuống. Anh không bao giờ nói điều đó một cách trực tiếp với cha mình. Người đán ông ấy cũng không nhận được điều đó. Nhưng sự biểu đạt hàng ngày của Miguel về sự tha thứ đã tiến triển từ một cố gắng đạt được trước một thực tại. Đến lúc, anh thực sự cảm thấy rằng mình đang tha thứ người cha ngược đãi của mình.

Chắc chắn, tha thứ là điều điều khó khăn. Nhưng nó sẽ khó khăn hơn nếu không thực hiện. Độc tố của những thứ độc dược đắng cay ấy. trái tim ấy, và chủ đề của sự bất mãn chất nặng trong linh hồn. Đồng thời, sự tha thứ là thuốc mỡ để hàn gắn lành lặn nỗi đau. Từ sự đau khổ của thập giá, Chúa Giê-su dã tha thứ những kẻ đóng đinh Người. Và điều đó đã bỏ công sức vì Người.

Vậy hãy dùng ba chìa khóa này và mở cho bản thân bạn cách hàn gắn của sự tha thứ.


(“Keys to Forgiveness” – Father Paul Boudreau)
Jos. Tú Nạc, NMS