LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM – Ngày 8 Tháng 12


Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng, soi lối cho con lúc vượt biển thế gian. Lạy Mẹ…soi lối cho con thẳng về nơi phúc nhàn…

1- Sách sáng thế nói về Đức Mẹ: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy, dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó. (St 3, 15) Đức Mẹ sẽ là kẻ thù của con rắn, Mẹ sã chiến thắng con rắn là ma quỉ, được nhấn mạnh bởi cụm từ: “mi phải bò bằng bụng- ăn buị đất” mọi ngày trong đời mi”. ( St 3, 14)

2- Đức Mẹ chịu thai : là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, mà Thiên sứ đã tiên báo sự đồng trinh của Đức Maria không bị tì vết bởi việc thụ thai Đấng Emmanuen, là Chúa Giêsu.
Ngôn sứ thứ bốn quy chiếu đến Đức Maria được tìm thấy trong Giêrêmia như sau: “ Hãy cắm mốc, dựng cột chỉ đường..Trở về đi thôi, trinh nữ It-ra-en hỡi. “Thiên Chúa tạo ra đều mới lạ trên mặt đất: đó là đàn bà bao quanh đàn ông.” (Gr 31, 21-22)

3- Tước hiệu Giáo hội : Ban tặng cho Bà Diễm Phúc của chúng ta trong Kinh cầu Đức Bà như Sao Mai Sáng vậy “Ave Maris Stella”. Hình ảnh Đức Maria sinh con mình mà không mất sự đồng trinh cho thấy : “Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn lại thấy bụi cây đang cháy bừng; nhưng bụi cây không bị thiêu rụi.” (Xh 3, 2)

4- Đối ca thứ hai : Kinh Ca Ngợi của Kinh Thần Vụ cho thấy mớ lông cừu của ông Ghít-on ướt đẫm sương: “thì này đây con đặt một mớ lông cừu : nếu chỉ có sương trên lông cừu mà thôi, còn tất cả mặt đất đều khô, thì con biết Ngài sẽ dùng tay con để cứu It-ra-en như Ngài đã phán...” (Thủ lãnh 6, 37-38) là một điển hình của Đức Maria đang nhận vào dạ mình Ngôi Lời Nhập Thể mà vẫn còn đồng trinh.

5- Sách Diễm ca: Dành cho Đức Mẹ nhiều đoạn văn liên quan đến vị hôn thê : “Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới. em là khu vườn cấm, là dòng suối anh canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong.” (Diễm ca 4, 12) Đức maria còn là của tất cả những người đang sống trong trật tự ân sủng: “Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh.” (St 3, 20)

6- Bài Tin Mừng hôm nay được kể như sau: “Khi ấy, bà Êl-sa-beth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Galilê, gọi là Nadaret, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. (Lc 1, 26-27) Tất cả điều này hoàn toàn đều phù hợp với ngôn ngữ của các tác giả Tin Mừng Luca gọi Đức Maria là một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse. Tin mừng Matthêu cũng nói bà Maria đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. (Mt 1, 18)

Cũng xin khẳng định là ông bà Gioakim và Anna dâng con trẻ Maria vào đền thờ khi được ba tuổi và đã khấn đồng trinh. Đức Maria đã ở lại trong đền thờ để được cùng giáo dục với các trẻ Do thái. Ở đó, bà Maria đã được hưởng những thị kiến xuất thần và những viếng thăm hàng ngày của các thiên thần.

Khi Maria đã được 14 tuổi , vị thượng tế muốn gời Maria về nhà để kết hôn., thì Đức Maria nhắc lại cho vị này nhớ lại lời khấn đồng trinh của mình, và trong cơn bối rối, vị thượng tế đã xin ý kiến Thiên Chúa. Lúc bấy giờ, ông gọi tất cả những thanh niên thuộc dòng Đavit để hứa gả Maria cho người nào mà cây gậy (que) của người ấy đâm chồi (hoa huệ) và trở thành nơi nghỉ ngơi của Chúa Thánh Thần với hình dạng chim bồ câu. Vậy chính ông Giuse là người có được đặc quyền kỳ lạ này, mà hôm nay ta thấy tượng Thánh Giuse đang cầm cây gậy có hoa nở.

* Chữ Trinh Nữ là tước hiện chính của Mẹ Vô Nhiễm, là sao Bắc Đẩu định hướng, là Sao Sáng Nhất cho nhân loại và tôi noi theo.

* Tôi sùng kính và yêu mến Mẹ Vô Nhiễm, nên tôi quyết noi gương Đức Maria để tập các nhân đức như Mẹ đã sống:

1/ Học sống khiếm tốn luôn. 2/ Tập sống bác ái bằng việc làm.
3/ Sống đức tin bằng hành động. 4/ Tập lắng nghe nhiều, nói ít.
5/ Luôn có niềm vui và hy vọng. 6/ Quan tâm đến người khác.
7/ Hy sinh trong các việc nhỏ. 7/ Thăm viếng người nghèo khổ.


Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Định / Huyền Đồng