-
Moderator
G - GIẤC MỘNG CỦA QUÂN VƯƠNG
GIẤC MỘNG CỦA QUÂN VƯƠNG
Ngày xưa ở Ấn Độ có một quân vương, đồng thời là một vị khôn ngoan.
Một hôm, nhà vua nằm trên một cái giường rãi đầy những đóa hoa mà ngủ trưa, bên giường có người hầu đứng quạt, bên ngoài cửa có thị vệ đứng canh gác. Sau khi ngủ say thì ông ta đi vào giấc mộng, trong mộng ông ta thấy nhà vua nước láng giềng đến chinh phục ông ta, bắt ông ta giam vào trong ngục và tra tấn, cuộc tra tấn mới bắt đầu thì nhà vua kinh hoàng tỉnh dậy, nhưng lại thấy mình vẫn còn nằm trên giường, người hầu vẫn quạt và thị vệ vẫn canh gác ngoài cửa.
Thế là an tâm ngủ tiếp, giấc mộng như trước lại xuất hiện, ông ta lại kinh hoàng tỉnh giấc, và lại phát hiện mình đang nằm ngủ an toàn trong lâu đài.
Nhà vua bắt đầu lúng túng, khi ngủ thì thế giới trong giấc mộng ấy hình như rất thực; khi tỉnh lại, cảm giác của thế giới ấy cũng lại rất thực. Trong hai hoàn cảnh ấy cái nào là chân thực chứ ? Ông ta muốn làm cho rõ chuyện này.
Nhà vua đi hỏi các nhà triết học, số học, nhà tiên tri, nhưng không có người nào có thể giải đáp rõ ràng cho nhà vua. Cứ thế liên tiếp mấy năm nhà vua không cách nào tìm ra đáp án, một hôm có người tên là không bình thường đến.
Lấy tên là không bình thường, bởi người này khi vừa sinh ra khỏi lòng mẹ thì hai cánh tay đã biến dạng. Mặc dù nhà vua tiếp anh ta nhưng không phấn khởi cho lắm, ông ta nói:
- “Nhà ngươi là một người không bình thường, làm sao có thể có khôn ngoan mà tất cả các học giả trong kinh thành của ta không có ?”
- “Từ nhỏ tất cả các con đường đều đóng lại với tôi, thế là tôi bèn nhất tâm đi sâu nghiên cứu con hẽm nhỏ của khôn ngoan.”
- “Vậy thì trả lời câu hỏi của ta đi.”
Người không bình thường trả lời như sau:
- “Tâu bệ hạ, sự việc khi tỉnh thức và sự việc trong mộng đều là không thật. Khi bệ hạ tỉnh thức thì thế giới trong mộng đều không tồn tại; khi bệ hạ nằm mộng thì cảm giác của thế giới không tồn tại, cho nên cả hai đều không thật.”
Quân vương hỏi:
- “Thế giới tỉnh thức và nằm mộng đều không thực, vậy thì cái gì mới là thật ?”
- Có một loại tình trạng vượt qua hai loại kia, tìm được nó chính là chân thật.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người chưa được khai ngộ nhưng tự nhận mình là người tỉnh thức, loại này so với người ngu thì càng ngu hơn, bởi vì với người này thì họ nói là tốt, với những người kia thì nói là xấu, với hoàn cảnh này thì nói vui vẻ, với hoàn cảnh kia thì nói là bi ai.v.v...họ ngôn hành bất nhất.
Người tỉnh thức thật là người không nghĩ đến sống và chết, thành công hay thất bại, tiến hoặc lùi, vinh quang hay nhục mạ, nghèo hay giàu, bởi vì họ đã đặt mình như ngọn lá trong giòng nước, nước chảy đi đâu thì đi theo đó, họ thả tâm hồn mình trôi trong giòng sông cuộc đời, như lời thánh Phao-lô nói: “vui với người vui, khóc với người khóc, buồn với kẻ buồn”, đó chính là sự tỉnh thức chân thật vậy.
Tỉnh thức chân thực chính là khai ngộ, họ thấy và cảm nghiệm được những vui buồn đau khổ hay hạnh phúc xảy ra chung quanh họ, không phải để trốn tránh hay oán trách, nhưng là chấp nhận và chia sẻ, bởi vì họ được tình yêu của Chúa Giê-su khai ngộ: nhìn thấy Ngài trong tất cả mọi người.
Tỉnh và mộng thì không giống nhau, tỉnh là thực tại, mộng là không không, cho nên người Ki-tô hữu luôn tỉnh thức để chờ đón Chúa Giê-su đến trong thực tại của cuộc sống, chứ không trầm đắm trong mộng...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules