ĐỒNG LÚA



Lời Chúa hằng sống và phong phú xiết bao. Có nhiều điểm trong Tin Mừng hôm nay (Lc 10:1-12, 17-20) mà ta có thể chia sẻ với nhau. Vì thời gian có hạn, xin được mời bạn cùng suy niệm một câu thật ngắn của Đức Giêsu thôi: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít.”

Đầu tiên, ta cùng suy niệm từ “đồng lúa”. Trước đây, khi nghe danh từ này người ta thường nghĩ đến việc truyền giáo tại những vùng xa xôi, thậm chí ở ngoại quốc. Ở nơi xa xăm ấy có hàng tỷ người chưa được nghe biết danh Chúa và chưa trở thành Kitô hữu. Vì thế, có nhiều người đã tình nguyện lên đường bỏ lại đàng sau quê hương và gia đình để đến đó loan báo Đức Kitô cho họ. Còn ngày hôm nay, thưa bạn, hiển nhiên là vẫn còn hàng tỷ người cần được nghe Tin Mừng tình yêu của Đức Giêsu. Tuy nhiên, thực tế lối sống của chúng ta nhìn chung là khác với lối sống truyền giáo phương xa. Đa phần chúng ta sống một cuộc đời bình thường tại một nơi chốn nhất định, ngày qua ngày. Vậy thì bạn thân mến, lời của Chúa Giêsu có nghĩa gì đây? Cánh đồng cho Tin Mừng trong hoàn cảnh cụ thể của ta là gì?

Chắc chắn là bạn có thể liệt kê nhiều loại hình môi trường mà ta có thể gọi là ‘đồng lúa’ theo nghĩa của Tin Mừng. Xin cho mình được gợi ý ở đây một nơi rất bình dị và gần gũi mà ta có thể tìm thấy mùa gặt dồi dào cho Tin Mừng: đó là nhà của ta.

Nhà là nơi con cháu ta học những bài học đầu tiên về cuộc sống. Ước chi những bài học đầu tiên ấy dạy về tình yêu của Chúa Giêsu.

Nhà là nơi ta kể cho nhau nghe các câu chuyện đời mình. Ước chi ta thêm vào trong lời kể ấy một vài câu chuyện về Giêsu, người đã và đang chạm vào cuộc đời của ta.

Nhà là nơi ta đối diện với các khác biệt mà đôi khi trở thành xung khắc. Ước chi ta biết ứng xử bằng thông hiểu và yêu thương.

Nhà là nơi ta chung bữa. Ước chi ta san sẻ bữa ăn ấy trong tinh thần bữa Tiệc Ly của Giêsu nơi tất cả mọi người sẵn sàng bẻ mình ra cho tha nhân với tình yêu và trân trọng.

Nhà là nơi ta chứng kiến yếu đuối và tội lỗi của nhau. Ước chi ta biết ôm lấy nhau trong khiêm nhu, tha thứ và chữa lành, như Thầy Giêsu vẫn làm đối với ta.

Bạn thân mến, khi ta làm những điều này, ta biến nhà mình thành mùa gặt cho Tin Mừng. Và, mùa gặt này chắc chắn rất dồi dào.

Đức Giêsu còn nói thêm: “nhưng thợ gặt lại ít.” Đúng là lúc Chúa Giêsu nói câu này, chỉ có một vài thợ gặt là 12 tông đồ cùng một số ít các môn đệ khác. Nhưng hôm nay, 2000 năm sau, con số môn đệ của Thầy Giêsu quả thật là đông lắm.

Có một điểm chú thích nhỏ ở đây: Bên cạnh 12 tông đồ, Thầy Giêsu còn cử thêm 72 môn đệ khác. Con số 72 hay 70 trong Kinh Thánh, trích từ chương 10 của sách Sáng Thế (sách đầu tiên trong bộ Kinh Thánh), biểu tượng cho số các dân tộc được biết đến lúc bấy giờ. Điều này cho ta một thông điệp rõ ràng: cùng với các tông đồ và những người kế vị, tất cả mọi Kitô hữu đều là những người đồng trách nhiệm trên đồng lúa Tin Mừng khắp nơi. Vì thế, vẫn còn một câu hỏi cần được trả lời: Liệu rằng con số đông đảo các môn đệ có sẵn sàng trở thành thợ gặt không?

Bạn thân mến, “lúa chín đầy đồng.” Ta hãy cùng nguyện xin rằng, là những môn đệ Thầy Giêsu, ta có đủ can đảm để trở thành thợ gặt. Mình cùng bắt đầu điều này từ trong nhà, trong gia đình và trong cộng đoàn mình đang sống, bạn nhé!!!

Joseph Viet, O.Carm.

Lu
LA MOISSON


La parole de Dieu est riche et vivante. J’ai trouvé beaucoup de points dans les lectures d’aujourd’hui que nous pouvons partager. Avec le temps qu’on a, je voudrais vous inviter à réfléchir sur ces mots de Jésus: “La moisson est abondante, mais les ouvriers sont peu nombreux.”

D’abord, “la moisson.” Quand on écoutait ce mot-là, on pensait généralement à l’évangélisation étrangère. Là il y avait des milliards des gens qui n’étaient pas Chrétiens. On y allait comme missionnaires pour les convertir au christianisme. Aujourd’hui, bien sur, il y a encore milliards des gens dans le monde qui ont besoin d’écouter la Bonne Nouvelle de Jésus Christ. Mais alors, la réalité de notre vie est évidemment différente. La plupart de nous, qui sommes présents dans cette l’église du Calvaire ce matin, ne va pas aller à l’étranger comme missionnaires. Nous habitons ici à Angers ou autour d’Angers, et nous vivons une vie normale, juste comme d’habitude, au jour le jour. Donc que signifie-t-elle, la parole de Jésus? Quelle est la moisson pour l’Evangile dans nos situations particulières?

Je suis sur que vous pouvez faire la liste de lieux que nous pouvons appeler ‘la moisson’. Permettez-moi de suggérer une place où se trouve ‘la moisson’, c’est ‘la maison’.

A la maison, les enfants apprennent les premières lecons de la vie. Que ces leçons soient celles de l’amour de Jésus.

A la maison, on raconte ses histoires. Que l’on ajoute quelques histoires de Jésus qui touche sa vie.

A la maison, on fait face à des différences qui mènent quelques fois des conflits. Que l’on les réponde avec la compréhension et la compassion.

A la maison, on partage le repas ensemble. Que l’on le partage dans l’esprit du repas de Jésus où tout le monde se rompt l’un pour l’autre avec l’amour et le respect.

A la maison, on rencontre la faiblesse et le péché des membres. Que l’on embrace les uns les autres avec l’humilité, le pardon et la guérison.

Mes frères et soeurs, quand on fait tout cela, on tourne la maison en la moisson pour l’Evangile. Et, cette moisson est certainement abondante!

Jésus disait encore: “mais les ouvriers sont peu nombreux.” C’est vrai que les ouvriers au temps de Jésus étaient peu nombreux parce qu’il y avait les douze apôtres et peu autres disciples; mais aujourd’hui, 2000 milles ans plus tard, les disciples de Jésus sont vraiment nombreux.

En outre, parmi ses disciples, le Seigneur en désigna encore soixante-douze. Le chiffre biblique soixante-douze ou soixante-dix, du chapitre 10 de la Genèse, fait appel au nombre des peuples connus à l’époque. Donc le message est clair : ensemble avec les Apôtres et leurs successeurs, tous les baptisés sont co-responsables de l’évangélisation de la terre entière. Alors aujourd’hui les disciples de Jésus sont très nombreux mais il semble que la moisson manque encore d’ouvriers. Donc il y a encore une question à laquelle on a besoin de répondre, c’est: “Ces nombreux disciples vont-ils accepter de devenir ses ouvriers?”

Mes frères et soeurs, “la moisson est abondante”. Prions que nous, les disciples de Jésus, ayons courage de devenir ses ouvriers. Commençons dans notre maison, notre famille et notre communauté.

THE HARVEST


The Word of God is rich and living. I found many points in the readings of this Sunday that we can share with one another. But in the limit of the time we have, I would like to invite you to reflect upon one sentence of Jesus: “The harvest is abundant but the laborers are few.”

First, the harvest, when people heard this word, they generally thought of foreign evangelisation. Out there, there were billions of people who were not Christian. So some missionaries went to those parts of the world to convert them to Christianity. Today, of course, there are still billions of people out there who need to hear the good news of Jesus Christ. But the reality of our life is different. The majority of us here don’t go to foreign countries as missionaries. We live a normal life, day in and day out in a same place. So what does the word of Jesus mean? What is the harvest for the Gospel in our particular situaions?

I am sure you can make a list of the environments that we can attribute to ‘the harvest’. Please allow me to suggest one place where we can find the harvest for the Gospel: it’s our home.

Home is the place for our children to learn their first lessons in life. That these lessons be those of Jesus’ love.

Home is where we tell our stories. That we add to our conversations some stories of Jesus, who has touched our life.

Home is where we encounter differences that sometimes lead to conflicts. That we respond to them with understanding and compassion.

At home, we share our meal together. That we share it in the spirit of the Supper of Jesus where everyone becomes broken for one another with love and respect.

Home is where we encounter the weaknesses and sins of the members. That we embrace one another with humility, forgiveness and healing, just as Jesus always does to us.

My friends, when we do all this, we turn our home into the harvest for the Gospel. And, this harvest is certainly abundant.

Jesus also said: “but the laborers are few.” It is true that the laborers at the time of Jesus were few because there was only the twelve apostles and some other disciples; but today, 2000 yeas later, the disciples of Jesus are really numerous.

A sidenote: Among his twelve apostles, Jesus also appointed 72 other followers. The biblical number 72 or 70, taken from chapter ten of the book of Genesis, recall the number of the nations known at that time. Therefore, the message is clear: together with the apostles and their successors, all the baptised are coresponsible for the evangelisation on earth. Although the disciples of Jesus are numerous today, it seems that the harvest still lacks laborers. So there is still a question that needs be be answered: Will these numerous disciples accept to become laborers or not?

My friends, “the harvest is abundant.” Let us pray that we, as disciples of Jesus, have the courage to become his laborers. Let us begin with our home, our family, and out community.


Joseph Viet, O.Carm.