CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC SỰ SỐNG BỞI SỐNG TRONG THÁNH THẦN

Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay – năm A (Ezekiel 37: 12-14; Psalm 130; Romans 8: 8-11; John 11:1-45)


Cái chết là nỗi sợ hãi nhất của chúng ta. Người ta đứng trong sự hiện diện của cái chết từ những dòng dõi nguyên thủy của loài người cho đến nay. Họ bị chất đầy cả hai sự khiếp sơ và tự hỏi – điều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Cá nhân con người đi về đâu? Liệu mình sồng lại hay tiếp tục sống ở một nơi nào khác? Những người tiền sử đã được mai táng cái chết của họ một cách cung kính với những hoa, những y phục trang trọng và mọi nền văn hóa con người kể từ khi xoay quanh cái chết với những đài tưởng niệm, nghi lễ tôn giáo và sự kính sợ.

Ngòi châm của cái chết còn đau đớn hơn khi nó là bất công và thiên vị - đặc biệt khi nó tràn ngập trên toàn bộ cộng đồng của chúng ta. Nó có thể đươc xem như ánh sáng của cuộc sống vĩnh viễn tiêu tan. Vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, Ezekiel đã xử lý những cảm xúc này mà ông đã chia sẻ với những đồng bào Do Thái của ông. Dân số israel nằm trong những suy vi với dân số của mình hoặc đã chết hoặc lưu vong. Đền thờ bị phá hủy cùng với việc thờ tự im hơi lặng tiếng. Liệu Israel có còn tiếp tục không? Đây có phải là tận cùng của dòng chảy không? Tầm nhìn của Ezekiel (v v. 4-6) bảo đảm cho dân Do Thái hai điều quan trọng. Thứ nhất, Thiên Chúa trung tín và không bỏ rơi họ. Họ vẫn là dân được Người lựa chọn. Thứ hai, Thiên chúa là tác giả và là Đấng ban sự sống. Bởi những tiêu chuẩn thuộc loài người, Israel đã hoàn thành. Nhưng với tiêu chuẩn của Thiên Chúa, đời sống của Israel mới chỉ đã bắt đầu y như bản đồ họa và với một mức độ khủng khiếp nào đó hình ảnh của xương cốt đến với cuộc sống biểu hiện sự quay về từ sự hủy diệt và cái chết. Do đó nó sẽ thuộc về Israel. Thiên Chúa sẽ nâng Israel dậy từ tro bụi của điêu tàn, thất bại và hơi thở sự sống vẫn mãi thồi vào trong nó.
Đây là hình ảnh mà muốn nói với thế giới hôm nay. Chúng ta bị ám ảnh bởi những ngôi mộ tập thể, những thành phố đổ nát và nạn nhân của những trận động đất, sóng thần và chiến tranh. Cái nhìn này nói với chúng ta không cho phép cái chết xác định thẩm quyền của chúng ta một cách tuyệt đối hoặc sợ cái chết để cai trị chúng ta. Trong thiên Chúa duy nhất chỉ có sự sống, ánh sáng và tình yêu. Nỗi đau, cái chết và sự tiêu hủy không phải là việc làm của Thiên Chúa và Thiên Chúa cũng không cho phép nó có tư cách quyết định. Có một tương lai và có một cuộc sống mới của Thánh Thần – nếu chúng ta sẵn sàng và có khả năng thanh tẩy tâm hồn của chúng ta về những tiêu cực và sợ hãi để sống trong hy vọng.

Chúng ta bắt đầu sống cuộc sống mới này bằng cách sống trong Thánh Thần. Thánh Phao-lô đã đối chiếu những người sống trong Thánh Thần với những ai sống trong xác thịt. Xác thịt là một ẩn dụ thuộc kinh thánh dành cho những giới hạn và xu hướng con người. Những ai sống lệ thuộc xác thịt sẽ bước đi trong sợ hãi, ích kỷ và phiền não, và những đặc điểm này chắc chắn sẽ không làm hài lòng Thiên Chúa. Khi Thánh Thần thức tỉnh chúng ta đối với sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta cũng như sự hiện diện của Thiên Chúa trong tha nhân và trong sự sáng tạo. Với nghị lực và sự sống của Thần Khí, chúng ta sẽ có nhiều khả năng hơn để vượt qua những mô thức cuộc sống tiêu cực để chúng ta có thể lựa chọn một cách kiên định con đường của cuộc sống.
Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an có một sự liên kết chặt chẽ giữa “cuộc sống” và Chúa Giê-su. Cuộc sống trong Người là ánh sáng của tất cả mọi người (1: 4). Người có sự sống tự nơi Người và có thể cho nó tới bất cứ những ai mà người vui lòng (5: 26), vì Người là đường, là sự thật và là sự sống (14: 6). Việc cho đi sư sống là đặc quyền và là quyền năng của Thiên Chúa, và trong câu chuyện của Lazarius, Chúa Giê-su đã chứng minh bằng một thời trang rất ấn tượng về sức mạnh thiêng liêng ngự trị trong Người.

Ý nghĩa trong câu chuyện được dàn dựng – Người đã cân nhắc thận trọng trong việc trả lời trước những tập trung cuồng nộ của Martha và Mary để bảo đảm rằng Lazarius đã chết khi Người đến. Đây là một “giáo huấn phép lạ” trước lời trách móc của Martha rằng em mình sẽ không chết nếu Chúa Giê-su hiện diện. Người trả lời rằng bất kỳ ai tin vào Người sẽ không bao giờ chết và bất kỳ ai chết sẽ được sống lại, và với điều này Martha đã biểu lộ đức tin của mình ở nơi Người.

Trên bề mặt của ngôn từ phát biểu không tạo ý nghĩa: những tín hữu đã chết mỗi ngày; cái chết là một hằng số. Người không nói về cái chết sinh học nhưng muốn nói đến cái chết mà làm chúng ta sợ hãi nhất: sự tuyệt chủng và sự quên lãng, sự tách biệt tình yêu và Thiên Chúa. Sự sống đời đời mà Chúa Giê-su hứa là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu để trải nghiệm trong hiện tại – điều đó có nghĩa là sống trong sự hiện diện trực tiếp của Thiên Chúa và là sự nhận thức sâu sắc về nó. Trong cảm giác đó, cái chết không phải là sự xa lạ đáng chú ý: giờ đây chúng ta được yêu thương và sẽ còn tiếp tục được yêu thương thậm chí sau khi cuộc hành trình trần thế của chúng ta khép lại hồi kết thúc.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS