CHÚA KITÔ PHÁ TẢNG BĂNG NÀO TRONG CỰU ƯỚC ?
Chúa chết, chẳng có môn đệ nào tin Chúa sống lại . Tại sao thế ? - Câu traœ lời nằm trong lời nói cuœa hai môn đệ đi đường Emmaus :: họ tin nhận Chúa Giêsu là vị Tiên tri lớn vì lời nói và việc làm cuœa Chúa có quyền lực trước mặt Thiên Chúa, họ hy vọng Ngài sẽ giaœi cứu Israen, khôi phục và xây dựng Israen thành một nước hùng cường. Bây giờ , Chúa chết thật là hết mọi sự dầu Chúa nói tới ba lần “chết ba ngày sẽ sống lại “.
Khi đã giới hạn Chúa Kitô trong số phận Tiên tri thôi, dầu lớn lao đến đâu thì cũng là Tiên tri nghĩa là chết thì không còn làm gì được nữa, sống lại thì không bao giờ thấy . Vì đã có sẵn một định kiến nhất định như thế và khi theo Chúa Kitô, họ cũng chỉ nhìn Ngài như vậy, mặc dầu Chúa làm nhiều phép lạ, tiên báo “chết ba ngày sẽ sống lại”, họ vẫn không thay đổi niềm tin vào Chúa Kitô như một Tiên tri, chết thì không th? sống lại.
Để cho họ có một cái nhìn mới về Chúa Kitô, để cho họ đổi quan niệm sẵn có, boœ định kiến về Chúa Kitô, boœ quan niệm dừng lại nơi nước Israen, vươn tới ý nghĩa siêu nhiên, Chúa Kitô dùng Kinh Thánh giaœi thích cho hai môn đệ : Môisen đã nói sao, các Tiên tri đã nói sao về Chúa Kitô. Tất caœ đều nói Chúa Kitô phaœi chết ba ngày mới sống lại.
Lời giaœi thích cuœa Chúa chưa làm họ tin ngay. Chỉ làm cho tâm hồn họ nóng lên, trí lòng xao xuyến. Họ chưa nhận ra người đang nói với họ là Chúa. Họ chỉ nhận ra Chúa khi Chúa làm cưœ chỉ quen thuộc hàng ngày với họ : khi dùng bữa với họ, Ngài beœ bánh phân phát cho họ.
Rõ ràng Chúa đã dùng nhiều cách cho các người thân nhận ra Chúa sống lại :
- Dùng giọng nói quen thuộc kêu bà Maria Madalêna, và bà đã nhận ra Chúa.
- Thánh Gioan Tông đồ nhìn vào mồ trống có ngăn nắp, trật tự và nhờ Kinh Thánh soi sáng.
- Còn hai môn đệ đi đường Emmaus nhờ Kinh Thánh soi sáng nhưng không nhận ra Chúa, cũng không nhận ra Chúa được khi nghe Chúa nói, và chỉ nhận ra Chúa khi thấy Chúa beœ bánh.
Điều nầy cho biết mức độ nhận thức niềm tin cuœa mỗi người tùy theo nhiều cách thế, và Chúa cũng dùng nhiều cách thế khác nhau để giúp người ta nhận ra Chúa.
Tuy nhiên, có hai cách thế thông dụng giúp người ta nhận ra Chúa : một là Kinh Thánh, hai là Bí tích Thánh Thể. Nhờ Kinh Thánh, người ta biết được đường lối Chúa, và nhờ Bí tích người ta nhận ơn của Chúa.
Chưa nhận ra Chúa, Chúa nghe lời hai môn đệ ơœ lại với họ, nhưng khi họ nhận ra Chúa, Chúa biến đi. Biến đi không có nghĩa là thiếu sự hiện diện. Nhập thể, thân xác Chúa ơœ một nơi nhất định, phục sinh, thân xác Chúa biến đổi trơœ nên như “linh thiêng” không bị vật chất chi phối nữa, hiện diện cách đầy đuœ, tràn đầy, dầu không ơœ khắp mọi nơi như baœn tính Thiên Chúa, nhưng đã có một sự hiện diện đó đây, linh hoạt. Ngài hiện diện theo nhiều cách thế nhất là trong Kinh Thánh vì khi nghe đọc Kinh Thánh là nghe Chúa nói, trong các Bí tích bằng quyền lực, trong Bí tích Thánh Thể bằng con người, và hiện diện giữa những người tụ họp cầu nguyện nhân danh Ngài.
Nhiều người có thể không cho như thế là đầy đuœ. Họ muốn Chúa làm thế nầy thế kia (dấu lạ, té ngã), muốn Hội Thánh Chúa phaœi như ý họ. Họ không toại nguyện khi Chúa yên lặng, khi thấy Hội Thánh có nhiều khuyết điểm, họ chán naœn và boœ Chúa, lìa xa Hội Thánh. Họ đã vạch ra cho Chúa hành động như ý họ chẳng khác gì hai môn đệ đi đường Emmaus. Đó là sai lầm, sai lầm tai hại vì không thể thấy Chúa khi mình áp đặt định kiến, ý riêng cuœa mình trên Ý Chúa, trên chương trình cuœa Chúa. Quay trơœ về nguồn Kinh Thánh vói Bí tích, bác ái, và với Hội Thánh tasẽ gặp Chúa.
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh