-
Moderator
N - NGỘ
NGỘ
Đại sư đã thừa nhận giải thích “khai ngộ” như thế này: nó không phải đến từ một loại tu luyện nào đó, mà là một loại thoáng rộng vui vẻ:
“Nếu các con tham dự tu luyện, thì bị lực của lời chú thôi miên, tin rằng trong căn nhà này có một con cọp, các con sẽ sợ hãi vô cùng, và dùng tất cả những gì có thể để chống cự, chạy trốn hoặc thuần phục nó hầu bảo toàn sinh mạng. Một khi lực của thần chú bị hóa giải thì các con không cần làm gì cả để có thể thay đổi triệt để, thong dong nhẹ nhàng.”
“Cho nên, hiểu biết cái ngộ thì mới có thể hóa giải ma lực, một khi ma lực mất đi thì con người mới có thể thoát thai thay cốt, đi vào vô vi. Vô vi vẫn cứ là sức mạnh chân chính: con có thể muốn làm gì thì làm, bởi vì tất của những điều đó không phải là con làm.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
“Ngộ” không phải là chuyện quá khó làm, cũng không phải là làm những việc quá khó ngoài sức con người, nhưng “ngộ” chính là để tâm hồn thoải mái thong dong đón nhận những giáo huấn trong mọi hoàn cảnh nghịch hay thuận.
Có người đọc Kinh Thánh đến mòn sách nhưng không “ngộ” được Thiên Chúa nói gì trong Kinh Thánh, bởi vì họ không để cho tâm hồn thoải mái nhẹ nhàng “ngộ” ra Chúa Thánh Thần đang nói trong Kinh Thánh, mà họ chỉ muốn dùng trí óc hiểu biết hạn hữu của mình để giải thích Kinh Thánh; có những người suốt đời theo đạo nhưng không “ngộ” được thế nào là hạnh phúc được chia sẻ đau khổ với Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên hể cứ gặp đau khổ là trách người trách trời...
Vô vi của người Ki-tô hữu là đức tin, người có đức tin là người biết “ngộ” ra có Thiên Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh cuộc đời của họ; người có đức tin thì biết được việc mình làm nhưng không phải là mình làm, nhưng là Chúa Giê-su làm trong mình...
Thế là cuộc đời của họ tràn ngập hạnh phúc dù gặp đau khổ hay hạnh phúc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules