-
Moderator
T - TỘI LỖI (phần 2)
TỘI LỖI (phần 2)
Tội do tính khí và hành động của mình
Các ngôn sứ trình bày vấn đề nay như sau:
Amốt: tội chủ yếu nằm trong các bất công xã hội (3, 9-15; 8, 4-8). Thiên Chúa sẽ sửa phạt tội lỗi, ngày của Giavê. Ngài là người bảo vệ luân lý của dân tộc Israel cũng như các nước lân bang (1-2).
Hôsê: tội xuất hiện dưới hai hình thức: thờ ngẫu tượng (2, 15), sự bất trung trong đời sống vợ chồng (8, 4-5; 10, 4-7).
Isaia: cái nhìn rõ nét về bản chất của tội: là vết nhơ làm cho ta xa cách Thiên Chúa (1, 4), một thái độ kiêu căng, làm cho ta ra chai đá (2, 11-17). Isaia đặt nặng vấn đề đức tin yếu kém (7, 9; 37 21-29).
Giêrêmia: Tội là xa cách, khước từ phục tùng. Tuy nhiên, tội còn làm hại về chính mình (7, 19); tội và sự ngu dốt có liên quan với nhau (5, 4). Và, ai cũng có tội (5, 4-5; 6, 13). Sau này, thánh Gioan tông đồ nhấn mạnh thêm: “ai nói mình không có tội là kẻ nói dối” (1Ga 1,8).
Êdêkien: Nhìn về hiện tại, tác giả nhấn mạnh đến bản chất của tội là đối kháng, bội bạc. Đối kháng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa lòng dân Ngài. Vì vậy, Thiên Chúa không còn hiện diện với họ (10, 18-22; 11, 22-23).
Tội về luân lý
Theo tài liệu các sách khôn ngoan, cho biết;
Hành vi xấu xa tự nó trừng trị tội ác (Châm ngôn 5, 22). Con người không tinh sạch đối với Thiên Chúa (Gióp 4, 17; 25, 4). Có tội tất nhiên bị trừng phạt, nhưng Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi (Huấn ca 5, 4-6; 25, 24).
Tội thờ ngẫu tượng, bất công xã hội
Thánh vịnh thường nói đến sự đối kháng giữa người lành kẻ dữ, và Thiên Chúa gớm ghét mọi kẻ làm điều ác (Tv 5, 6). Không lui tới, lân la với kẻ bất lương (Tv 26, 4-5). Một số thánh vịnh cho rằng ai cũng có tội (Tv 30, 3); không ai công chính trước mặt Thiên Chúa (Tv 143, 2).
Về bản chất tội, các tác giả thánh vịnh cũng trình bày giống như các ngôn sứ. Nhưng tội phạm nhiều nhất là: thờ ngẫu tượng (Tv 16, 3-4) và bất công xã hội (Tv 10, 15). Đồng thời, các yếu tố sâu xa vẫn là tính kiêu căng (Tv 19, 14); tội được coi là sự bạo loạn chống nghịch Thiên Chúa, coi thường dự tính của Ngài (Tv 107, 11), lăng mạ danh Ngài (Tv 74, 10.18).
Trong Cựu Ước, tội lỗi trực tiếp phạm đến Thiên Chúa hay gián tiếp vi phạm lề luật. Trong Tân Ước, tội lỗi là phạm đến Đức Giêsu và công trình của Ngài.
Vì có tội nên Đức Giêsu đã đến. Danh hiệu của Ngài nói lên điều đó (Mc 1, 21; Lc 1, 31.77).
Tin mừng Nhất lãm trình bày về tội như sau:
Ơn gọi của Đức Giêsu là đến để cứu chuộc. Ngài hy sinh mạng sống để cứu muôn người (Mt 20, 28; 26, 28). Tìm kiếm, cứu vớt những gì đã hư hỏng (Lc 19, 10).
Đức Giêsu phân biệt tội và tội nhân, và Ngài tỏ lòng thương xót tội nhân. Khi giảng dạy, khi hành động, Ngài luôn chứng tỏ lòng thương xót và quan tâm tìm kiếm tội nhân. Đức Giêsu ăn uống với người tội lỗi (Mt 9, 11; 11, 19); tiếp xúc với họ (Lc 19, 5); bảo vệ họ khỏi những nghiêm khắc của người biệt phái (Lc 7, 44-47).
Tội mang một sắc thái mới khi Đức Giêsu chấp nhận có một liên đới với người có tội. Nổi bật là khi Ngài nhận phép thanh tẩy và bị cám dỗ. Vì Ngài không phải là tội nhân. Vậy mà lại chấp nhận, còn đòi được thanh tẩy (Mt 3, 15; Lc 7, 29-30). Còn việc chịu cám dỗ - ma quỷ trình bày một đường lối thiên sai phàm tục và đầy tính chính trị, đi ngược lại ơn gọi và sứ vụ của Ngài (Mt 4, 1-11).
Trong vườn cây dầu, Đức Giêsu chịu thử thách. Ma quỷ, kẻ bị coi là tác giả các cám dỗ trong hoang địa lúc này lại ra mặt: “Bây giờ là thời của người và của vương quốc tối tăm” (Lc 22, 53).
Tội là một trở ngại lớn cho Nước trời. Dụ ngôn người con hoang đàng, Đức Giêsu trình bày tội làm cho con người vong thân đối với Thiên Chúa (Lc 15). Có khi tội là sa đoạ (Mt 5, 29-30), là một thứ tội nợ (Mt 6, 12), hay ô uế (Mt 23, 26-28), nhất là sự mất mát: mất mát sự sống, mất hạnh phúc chân thực (Mt 7, 13), hồn xác tiêu vong trong âm phủ (Mt 10, 28).
Tội là khởi nguồn từ một hành vi cố tình (Mt 15, 10-20; Mc 7, 14-23). Hơn nữa, có tội còn có trong nội tâm nữa, như: giận dữ, ham muốn vợ chồng người (Mt 5, 22.28).
Tội lỗi theo Thánh Gioan
Tin mừng Gioan chú ý đến mối liên hệ giữa yếu đuối và tội lỗi (Ga 9, 2-3.34); sự đối nghịch sâu xa giữa Thiên Chúa và tội lỗi (Ga 9, 16.31); Thiên Chúa không nhận lời kẻ tội lỗi (Ga 20, 23). Dĩ nhiên, Đức Giêsu - Đấng đến để giải phóng con người khỏi tội lỗi (Ga 1, 29). Đặc điểm của tin mừng là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa Aùnh sáng – chính là Đức Giêsu, và Tối tăm – chính là Satan, kẻ ra sức cản trở Ánh Sáng, qua thế gian, nó đối đầu với Đức Giêsu (Ga 1, 5; 8).
Tội theo quan niệm của người Dothái
Đức Giêsu là Ánh sáng cho họ. Ngài còn chứng tỏ qua 3 chứng tá: Gioan tẩy giả, của Chúa Cha và việc làm nơi Đức Giêsu (Ga 5, 33-39). Thế nhưng dân Dothái lại khước từ. Họ vi phạm đến đức tin, phạm đến chính Đức Giêsu (Ga 8, 24). Họ cố chấp, lòng trở ra chai đá, không còn nhạy cảm với chân lý.
Tội lỗi theo thánh Phaolô
Phaolô ý thức về tội: ông đã bách hại Giáo hội (1Cr 15, 9), và cảm nghiệm nơi tâm linh con người có sự bất ổn (Rm 7, 18-19).
Bản chất của tội - là một quyền lực xấu thâm nhập vào thế gian. Khi tổ tông phạm tội, nó khống chế con người cho đến khi Đức Giêsu đến (Rm 12, 17). Quyền lực này được nhân cách hoá, nó cư ngụ nơi con người (Rm 7, 17). Từ đó, tội là một tình trạng của con người, tình trạng xa cách Thiên Chúa, tình trạng này đi liền với thân phận làm người (Rm 6, 12). Con người mang tội lỗi nơi bản thân thì làm nô lệ cho nó.
Phaolô phân biệt tội và hành vi tội lỗi cách rõ rệt. Hơn thế nữa, ông còn tìm đến căn nguyên của chúng: nơi người tội lỗi, biểu lộ sức mạnh thù nghịch với Thiên Chúa và Nước của Ngài mà thánh Gioan nói tới. Tội lan truyền tới tất cả mọi người không trừ ai, đã lôi kéo tất cả vào sự chết vĩnh viễn, tách lìa với Thiên Chúa như những kẻ bị luận phạt phải chịu trong hoả ngục. Nếu không có sự cứu chuộc, thì tất cả sẽ thành một khối bị luận phạt.
Tội lỗi sinh sôi nảy nở
Đã phạm tội một lần, con người bị tiếp tục lôi cuốn phạm tội lần nữa. Hành vi xấu được lặp đi lặp lại nhiều lần, con người dần hướng chiều về điều ác, và lương tâm tăm tối dần, lệch lạc dần trong mọi đánh giá điều lành điều dữ. Tội cứ gia tăng, và dần dần phá huỷ hoàn toàn cảm thức luân lý về tội nơi con người. Các mối tội đầu là: hà tiện, ghen ghét, kiêu ngạo, hờn giận, mê ăn uống, làm biếng…
XEM LẠI PHẦN 1
XEM TIẾP PHẦN 3
[Còn tiếp]
THANH THANH
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules