QUAN TÂM ĐÚNG, LO LẮNG KHÔNG ĐÚNG
Những người có trách nhiệm nặng nề đối với những người khác có thể đã nghĩ về lời giáo huấn của Chúa Giêsu hôm nay là tốt đẹp, tuyệt vời nhưng không thực tế. Điều đó có nghĩa là không thực hiện được. Thí dụ: nói những bậc làm cha mẹ đừng lo lắng về việc nuôi dưỡng may mặc và giáo dục cho con cái của họ. Những lời của Chúa Giêsu có vẻ như thích hợp với một vị ẩn tu sống trong một vùng hoang mạc, nhưng họ không nhìn thấy có một ứng dụng cho đa số những người trưởng thành như chúng ta đây.
Chúng ta không hề xua đuổi những lời của Chúa. Thật ra vì một lý do khác là chúng ta không đủ khả năng để lờ những lời ấy đi, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng mình là những người Công giáo, những môn đệ của Người. Có lẽ chìa khóa cho những lời giáo huấn của Chúa Giêsu được tìm thấy trong một từ duy nhất “lo lắng”.
Có một sự khác nhau giữa lo lắng và quan tâm. Chúa Giêsu không nói rằng chúng ta sẽ không quan tâm. Người chỉ nói rằng chúng ta đừng lo lắng. Quan tâm là sự đáp trả chín mùi của những người nhận biết trách nhiệm của mình với những người khác, cũng như đối với chính họ. Lo lắng là sự bực dọc phiền phức của những người lòng đầy đau khổ. Quan tâm có thể trở thành viên mãn. Quan tâm là bông hoa lớn lên trên cây trách nhiệm. Lo lắng là hoa trái hư thối của sự lo âu.
Người lo lắng nghĩ rằng chính họ phải làm mọi sự. Trách nhiệm là một gánh nặng mà họ bực dọc khi mang lấy bởi họ nghi ngờ không biết mình mang gánh nặng ấy có nổi không. Thường thì họ hay quên sự trợ giúp của Thiên Chúa hoặc họ có thể thất vọng khi nhận lãnh bất cứ sự trợ giúp nào từ Thiên Chúa. Họ giống như những người mới đọc diễn văn lần đầu tiên.
Những người này ở nơi lưu đày xa nơi quê hương yêu dấu và Đền Thờ Giêrusalem, là trung tâm cuộc sống của họ. Bây giờ Đền Thờ bị đổ nát và hoang vu nên họ cảm thấy cuộc sống của mình bị hủy diệt. Họ đang hiện hữu giống như những người nô lệ hơn là sống cuộc sống tự do của con dân Chúa. Họ lo lắng rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Họ than khóc: “Chúa đã bỏ tôi, Chúa đã quên tôi rồi”. Nếu sự sợ hãi của họ trở thành sự thật thì đúng là họ có lý do để mà lo lắng. Nhưng vị tiên tri đã nói với họ những lời tốt đẹp đầy an ủi: “Có người mẹ nào quên con nhỏ của mình hoặc không chăm sóc đứa con của lòng bà ư? Mà nếu có người mẹ nào như thế thì Ta cũng sẽ không bao giờ quên ngươi đâu”.
Thiên Chúa cũng không quên chúng ta đâu mà là chúng ta quên Chúa thì đúng hơn. Hãy cầu nguyện, kiên bền cầu nguyện là điều cốt yếu. Tiếp theo kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, vị linh mục cầu nguyện nhân danh tất cả chúng ta: “Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi lo âu đang khi chúng con chờ đợi niềm hy vọng vui mừng bởi việc ngự đến của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ của chúng con”. Việc ngự đến của Đấng Cứu Chuộc không phải chỉ vào lúc tận thế. Chúng ta có thể hiểu việc cầu nguyện này là xin Chúa đến giúp đỡ mọi nhu cầu của chúng ta khi chúng ta chỉ trông mong vào Người, hướng đến Người bằng việc cầu nguyện nồng nhiệt nhất. Đặc biệt là tại Thánh Lễ, Người đến với chúng ta qua việc Hiệp lễ. Khi chúng ta lãnh nhận Mình và Máu Chúa, chúng ta phải biến đổi đời sống để cho Ngài làm chủ cuộc sống chúng ta. Trong khi cầu nguyện, hãy nói với Chúa rằng các bạn cần Người. Và ngay cả khi các bạn quan tâm về nhiều chuyện, bạn phải hứa là không lo lắng.
Charles E. Miller