Results 1 to 9 of 9

Thread: ST thư pháp trên tranh

  1. #1
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default ST thư pháp trên tranh


    Thư pháp Việt-điều thần diệu nơi tâm hồn

    Thư pháp tiếng Việt cứ le lói, âm ỉ như một ngọn lửa nhỏ, bỗng bùng lên mạnh mẽ từ đầu thiên niên kỷ này. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp tiếng Việt. Thư pháp trên tranh, trên bìa, trong tập thơ, đông đảo nhất là thư pháp trên lịch và tờ treo trong nhà.


    Bùi Hiển chạy khắp Bắc, Trung, Nam để triển lãm thơ Bùi Giáng mà Bùi Hiển thể hiện bằng thư pháp. Tờ thư pháp của Hiển được đón chào bằng những nụ cười hóm hỉnh là câu:

    "Dạ thưa xứ Huế bây chừ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

    Trong Sài Gòn, nhà thơ Trụ Vũ có cả một xưởng thư pháp. Ông viết thư pháp trên giấy, trên lụa, trên đĩa sành sứ. Và ông còn có cả một cửa hàng bán thư pháp.

    Ở Huế cũng hình thành một câu lạc bộ thư pháp. Tiểu biểu nhất là thư pháp của nhà thơ Nguyệt Đình. Ông trình bày thư pháp rất thành công trên những tấm gỗ xẻ chéo thân cây còn nguyên vỏ, rất được công chúng tán thưởng. Nhà thơ Minh Dức Triều Tâm Ảnh, vị sư trụ trì chùa Huyền Không, ông ở một am nhỏ trong rừng nhưng rất được nhiều chúng sinh lên xin thư pháp về thờ, về treo trong nhà.

    Theo cách định nghĩa: thư pháp là tranh chữ, thì cách trình bày chữ Việt trên giấy, trên đá, trên gỗ, trên đĩa cũng xứng đáng là một bức tranh. Tôi đã gặp trong một ngôi nhà cổ ở thị xã Hội An một đôi câu đối, mà mỗi nét chữ Nho đều được thể hiện bằng một dáng chim. Cả hai câu đối là một quần thể chim rất sinh động, như một bức tranh chim hoành tráng. Có thể gọi là thư pháp vẽ được chăng.

    Trò chuyện với nhà thơ Trụ Vũ, tôi nói với ông: "Thư pháp Trung Quốc coi như đã định hình. Đọc sách, tôi biết các nhà thư pháp Trung Quốc rất khổ công trong luyện chữ. Vương Hy Chi luyện bút trong 15 năm; cháu ông Vương Thiền Sư luyện bút trong 40 năm; Trương Chi mỗi lần tập viết xong, rửa bút ở ao, lâu ngày nước ao đen như mực. Nói về hòa thượng Thích Hoài Tố viết thư pháp, sách chép: "Hoài Tố thuở nhỏ nhà nghèo, không tiền mua giấy, phải viết chữ trên lá chuối. Nhờ xem những áng mây vần vũ, nhìn các nét rạn nứt trên tường... chợt lĩnh hội bút ý. Nét bút của ông phóng khoáng, phiêu dạt, mảnh mai thần diệu, thuận tay biến hóa như gió loạn mây cuồng, nhưng không loạn quy củ. Thật là kinh dị". Thế mới thấy thư pháp của ông điêu luyện chừng nào! Trụ Vũ đáp: "Không thần diệu không thể viết thư pháp được". Tôi hỏi: "Chữ Trung Quốc có các nét chính: chấm, phẩy, gạch ngang, xổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực, có hình tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì sao?". Ông đáp: "Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu: "Nhìn chữ biết người" là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này nhé, xưa, thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy mạc. Từ đó đến nay, mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh ấy đều được yêu mến, trân trọng và đặt cho cái tên rất đỗi tự hào: Hội họa hiện đại. Rõ ràng, không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người họa sĩ. Vậy thì chữ Nho cứ coi như một loại tranh, chữ Việt sao không thể gọi là một loại tranh được. Điều cốt yêu của thư pháp, như tôi nó, là cái thần diệu nơi tâm hồn mình".

    Với 41 năm nghiên cứu và viết thư pháp, Trụ Vũ cho biết, trước ông, ông đã thấy có hai nhà thơ viết thư pháp tiếng Việt, đó là nhà thơ Vũ Hoàng Chương và nhà thơ Đông Hồ. Năm 1964, nhà thơ Đông Hồ tới thăm hòa thượng Trí Chủ, trụ trì chùa Già Lam thọ 60 tuổi, ông đã viết tặng hòa thượng một câu đối tiếng Việt:

    "Bảo quốc 300 năm giặc nào phá nổi
    Hòa thượhg 60 tuổi pháp độ quần sanh"

    Đọc từng vế đối, thật chưa chỉnh, nhưng cái hồn của tác giả không chê vào đâu được. Một tấm lòng với nhau mà. Xin nói thêm, Bảo Quốc là chùa Bảo Quốc ở Huế, hòa thượng Trí Chủ tu hành ở đây và từ đây ra đi. Chưa nói đến nội dung câu đối, mà điều đáng nói là chữ viết thật dịu dàng, nhu hòa, chất phác mà điêu luyện. Có thể coi đây là bức thư pháp đầu tiên bằng tiếng Việt, hiện đang còn lưu giữ tại tịnh thất hòa thượng Trí Chủ ở chùa Già Lam, Sài Gòn.

    Hai lần Festival ở Huế năm 2000 và 2002 vừa qua, cùng với mấy chục điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác, ngay trên bờ sông Hương, trước cửa Quảng Đức của thành nội, bên cạnh Phu Văn Lâu có "Trại thư pháp" của Huế. Khách đến tham quan và xem tranh chữ rất đông, dù điểm ấy không hoành tráng, không kỳ công, diêm dúa, mà giản dị, chất phác, gần gụi. Khách đến và đi như ở nhà mình.

    Các nhà thư pháp viết thư pháp treo trên tường nhà. Có người đến nhờ các nhà thư pháp viết cho mình một tờ theo ý mình, tên mình hoặc một câu thơ mà mình thích. Khách xin nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh câu thơ đầy chất thiền của ông:


    "Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ
    Bỗng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô"


    đến xin nhà thơ Nguyệt Đình một câu thơ "rất sông Hương" và cũng lồng lộng tâm hồn Cao Bá Quát "Sông dài như kiếm dựng trời xanh". Đám trẻ thì cứ quấn lấy Bùi Hiến, anh dễ hòa đồng với bọn trẻ. Khách rất thích thư pháp một chữ của Hiến: "Đức", "Nhân", "Nghĩa"... Song đẹp nhất phải nói tới cách Hiến tủm tỉm nâng vạt áo thiếu nữ Huế và đề thơ lên đó.

    Thư pháp chữ Việt lặng lẽ đi, và phát triển qua bao thử thách. Giờ đây nó thật sự được yêu mến. Cuộc hành trình thư pháp tiếng Việt không ồn ào, song đầy mong chờ. Xin các nhà thư pháp một chữ "Tín" bằng thư pháp tiếng Việt mình, để tỏ lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng của chúng tôi.

    (Theo Heritage)

    sưu tầm




    2010










  2. #2
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh






    ______________________


    chỉ sưu tầm trên mạng thôi

    Nếu ai có nhã hửng thì cử vào xem cho biết



    2010










  3. #3
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh


    PHÚT THƯ GIÃN CHO NGƯỜI BẬN RỘN QUA THƯ PHÁP

    Nếu việc thư giãn trong khi tập luyện thư pháp còn kén chọn môn chơi, còn giới hạn bởi không gian và thời gian do phải tiếp tục việc tập luyện, thì thư giãn sau khi tập luyện thư pháp sẽ thuận lợi dễ dàng hơn, các bạn có thể chọn bất kỳ hình thức phương tiện thư giãn nào mà các bạn thấy thích thú với môn chơi đó, với hàng chục hàng trăm lọai hình gỉ trí thư giãn để các bạn thỏai mái vui chơi. Nhưng theo chúng tôi, để phù hợp với người luyện tập thư pháp, các bạn nên chọn một số môn giải trí mà khi chơi không vận dụng đầu óc nhiều, đồng thời những trò giải trí này đòi hỏi bản thân nó phải có sự vận động vừa phải để phục hồi các cơ bắp, điều hòa hơi thở và đả thông sự ngưng trệ bế tắc các huyết mạch, các đường kinh lạc...

    Sau một lần tập luyện thư pháp, các bạn có thể áp dụng môn đi bộ, còn gọi là đi kinh hành. Phương pháp thư giãn này cũng giống như phương pháp dưỡng sinh. Khi dừng buổi tập viết, các bạn không nên ngồi tại chỗ, mà cần phải thong thả đứng lên, rồi đi dạo quanh khuôn viên nhà vài ba vòng, nên bước khoan thai nhẹ nhàng. Các bạn nên lưu ý vừ đi vừ kết hợp hít thở sao cho điều hòa , để tâm hồn được thư thái, các bạn đừng bận tâm về công việc luyện tập của mình, cũng đừng suy nghĩ viễn vông.

    Cách thư giãn này cũng gọi là "Phương pháp định tâm điều tức trong tư thế động" . Sau khi thư giãn bằng phương pháp kinh hành này các bạn có thể chọn một trong bất kỳ trò chơi nào bạn cảm thấy thích thú và phù hợp với sức khoẻ của mình.

    Tham khảo ý kiến từ nhiều người luyện tập thư pháp chữ Việt tại thành phố SG hiện nay, cho biết là sau một thời gian luyện tập thư pháp, một số môn thư giãn mà nhiều người ưa thích nhất đó là bộ môn đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, uống trà nghe nhạc. Bên cạnh đó cũng có người ưa chuộng các môn đá bóng, bóng chuyền....Những người chọn bộ môn này đa số là thanh niên hoặc những thanh niên cơ thể còn tráng kiện ưa vận động.


    **********************

    Sự phóng bút trong Thư Pháp.

    Trong thư pháp , sự phóng bút rất quan trọng. Công năng phóng bút và cách viết chữ bằng kỹ thuật trau chuốt có gì khác nhau, khác nhau ở chỗ nào?
    Người xưa cho rằng: ngay trên điểm đỉnh của nguồn cảm hứng tuôn trào ra đầu ngọn bút . Thời khắc này là thời khắc xuất thần. Tinh thần tập trung cao độ của người thủ bút phát ra khí lực, gọi nó là công năng. Như vậy, phóng bút là cách thể hiện chữ viết rất nhanh không qua ý thức về nghệ thuật.

    Cũng cần nói thêm. thời điểm cảm hứng cao tột của người thủ bút diễn ra rất nhanh và thường ít khi kéo dài, nên những bức thư pháp tựu thành trong giây phút xuất thần rất vắn gọn, thường là một nét bút liên hòan nhau tạo nên thư pháp. Nó luôn hàm chứa một sức sống mãnh liệt. Chính nét đặc thù này mà công năng phóng bút hòan toàn khác xa với công việc viết chữ thiên về kỹ thuật, hay chú trọng về thẩm mỹ. Cung từ ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu rằng, căn bản của thư pháp chính là tâm pháp của người thủ bút


    Theo PHÚT THƯ GIÃN CHO NGƯỜI BẬN RỘN QUA THƯ PHÁP (NGUYỄN BÁ HÒANG)



    2010










  4. #4
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh



    Vì sao bạn cần các bức tranh THƯ PHÁP

    Tranh thư pháp là một hình thức nghệ thuật tao nhã. Việc đặt tranh thư pháp trong căn nhà, phòng làm việc nó không những làm vật trang trí mỹ thuật mà tranh thư pháp còn bao hàm được ý nghĩa rất sâu xa. Thư pháp là thông điệp mà bạn muốn chia sẻ, tâm sự với mọi người, răn dạy con cái. Ngày xưa ông bà ta thường xin chữ để thờ. Điều này cho thấy được sự trân trọng đến ngần nào của người xưa về chữ và lễ. Những điều bạn răn dạy bảo ban con cái, trong những lúc quá sa đà, chúng có thể quên nhưng khi chúng về đến nhà, khi chúng nhìn thấy những điều bạn khuyên bảo vẫn cứ hiển hiện ngay trước mặt chúng. Những đứa con yêu của bạn sẽ suy nghĩ lại những điều nó vừa làm. Chúng sẽ thức tỉnh. Đó là một cách giáo dục tốt phải không bạn?

    Bên cạnh đó, tranh thư pháp giúp chủ nhân thể hiện trình độ mình và đó chính là sự chia sẻ quan niệm sống của họ. Hẵn các vị khách sẽ có những đánh giá của họ về bạn, về gia đình bạn dù họ không nói ra.

    Bạn có phút giây thư giãn, chiêm nghiệm về cuộc sống, lời người xưa thể hiện trong bức thư pháp sẽ giúp bạn suy về những gì bạn đã làm đựơc, chưa làm được. Nó là “Minh Tâm Bửu Giám – Gươm báu răn mình” của bạn.

    Cái chữ – thể hiện cái Tâm.

    Ông cha ta thường nói xem (đọc) văn hiểu được tính cách con người. Điều này quả không sai … .
    Bạn muốn khuyên răn con cái bạn phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị. Một bức tranh thư pháp với những lời khuyên của người xưa, danh nhân, ý thơ sống đẹp sẽ bao hàm được tất cả những điều mà bạn muốn con bạn hiểu. Trong một lúc rảnh rỗi, hay lúc bạn cần thư giãn, bạn hãy quan tâm đến con cái của mình. Bạn cùng đứa con ngồi tâm sự chia sẻ. Bạn vừa đọc vừa chỉ tay theo những dòng chữ trên bức tranh thư pháp. Và sau đó, bạn bắt đầu giải thích cho đứa con yêu dấu của bạn về đạo làm người, nghệ thuật sống. Điều này rất dễ đi vào tâm hồn con trẻ. Đây là cách hiệu quả và thú vị phải không bạn?

    st





    2010










  5. #5
    Senior Member ngolamson's Avatar
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    218

    Default Re: ST thư pháp trên tranh

    Wow wow tranh thư pháp đẹp wá...chắc phải chôm mấy tấy mới đc....thank

  6. #6
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh

    Quote Originally Posted by ngolamson View Post
    Wow wow tranh thư pháp đẹp wá...chắc phải chôm mấy tấy mới đc....thank
    Chôm bắt đền bù đó nghe phải post vào đây cho mọi người cùng được xem nghe
    Chúc cuối tuần vui nha sư phụ làm hình đẹp



    2010










  7. #7
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh


    Thư pháp gia Đăng Học


    Xin giới thiệu các bức thư pháp và thư họa của Thư pháp gia Đăng Học mà chúng tôi sưu tầm được từ trên blog của nick có tên là khicutduoi. Xin phép TPG Đăng Học cho chúng tôi ghép 4 bức lại thành một file hình và thêm lời chú màu đỏ cho những người chưa quen dễ xem hơn.
    Quả thực, viết thư pháp bằng tay phong phú hơn phông chữ thư pháp trên máy tính nhiều, vì phông chữ có những giới hạn bắt buộc về số ký tự quy định trên bàn phím. Đành phải vậy thôi nhé! Muốn thưởng thức thư pháp, xin hãy xem tranh dưới đây sẽ thấy Hồn Việt qua thư pháp là như thế nào.
    Xin cám ơn TPG Đăng Học rất nhiều, và cũng mong các nhà thư pháp khác nếu được liên hệ với chúng tôi để chúng tôi biết địa chỉ, giới thiệu rộng rãi hơn cho những người khác.


    ( Copy nguyên văn bài viết ở diễn đàn hunglam design)


    2010










  8. #8
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh


    Vài lời viết về Thư Pháp Việt Nam
    Dù bài nầy đã đăng vào ngày 13/02/07, nhưng bây giờ tôi cũng muốn đăng lại đây để các bạn cùng đọc và tìm hiểu thêm



    VĂN HÓA

    Khi thư pháp “sa chân” vào cuộc sống

    Chưa bao giờ người Việt Nam lại chuộng đồ cổ đến đáng ngạc nhiên như hiện nay. Hết xe cổ, đầu máy cổ, hiện vật cổ… đến cả những giá trị văn hoá cổ điển như “thư pháp” cũng được dựng dậy để trao cho dáng vóc mới…




    Đón khách ngay từ ngoài cửa với "Chữ".


    “Chữ” được “bày hàng” la liệt khắp nơi

    Cái thú “chơi chữ” kể cũng có tuổi khá lâu rồi, nhưng bùng phát nhiều đến như bây giờ phải nói là “xưa nay hiếm”. Người ta không chỉ treo “thư pháp” trong nhà, tặng nhau “thư pháp” khi có dịp, mà các nhà hàng, quán xá cũng treo “thư pháp” để hút khách.

    Dạo một vòng khắp Hà Nội, TP.HCM, thật dễ dàng để kiếm cho mình một quán trà, cà phê ấm cúng, kín đáo, nhạc nhẹ nhàng, trang trí bằng tre, gỗ, ống nứa rất Việt, trên tường treo rất nhiều bức thư pháp, nhìn vừa “sang”, vừa "có gu".



    Ngồi cà phê với bạn hữu trong không gian của Chữ.

    Tuy nhiên, “chơi sang” cũng có dăm bảy đường. Có quán nhìn từ bên ngoài vào đã thấy ngay chủ nhân nơi ấy am hiểu hoặc yêu thích thư pháp thật lòng. Còn đa số các quán bầy ra một “gu” khá rẻ tiền, trưng bày thư pháp như thể đang liệt kê hoặc … khoe chữ.

    Hết chữ Hán, sang chữ Quốc ngữ, hết giấy dó, đến giấy xuyến chỉ, khi để mộc, khi lồng khung gỗ, khi treo trên mành cói, lúc ghép tre, lúc bện thừng… nói chung là đủ mọi kích cỡ, hình dáng... Sự lộn xộn ấy chỉ chứng tỏ chủ nhân của quán chả hiểu gì về chữ và vẻ đẹp của nó.

    Chưa “vỡ chữ” đã thành “ông nọ bà kia”

    Cách đây không lâu, người ta chỉ nhìn thấy bóng dáng của thư pháp vào dịp Lễ Tết, bên cạnh những đền, chùa, miếu mạo, với bóng ông đồ mặc áo dài, cặm cụi cho chữ trên giấy đỏ. Giờ thư pháp gần như hiện diện trong mọi mặt của đời sống, chỉ cần kích chuột, là thư pháp hiện ra dễ dàng trên máy tính.



    Thư pháp chữ Việt

    Người xưa muốn xin được một chữ thì không chỉ cần lòng thành mà còn phải tâm sáng. Nay chỉ cần rút ví, ít thì vài chục ngàn, nhiều đến tiền triệu là có ngay “thư pháp” để “chơi”. Xưa phải những bậc tài hoa, trí lớn như ông Huấn Cao mới được thiên hạ vì nể, thì nay chỉ cần biết chữ Hán cộng thêm chút hoa tay, vài con dấu khắc, triện… là cũng đủ để tự vỗ ngực khoe danh “thư pháp gia”.

    Chữ Hán khó thì đã có chữ Quốc ngữ, dù không bay bổng, tượng hình, tượng thanh, hàm súc được như chữ Hán, nhưng vẫn đẹp, lại được cái… dễ hiểu. Chẳng cần bỏ ra quá nhiều tâm huyết, khí lực, vẫn có thể tạo ra một bức thư pháp đẹp mắt. Và không hiếm người mới chỉ biết cách nhấn nhá nét chữ, biết đậm nhạt đúng chỗ, cộng thêm cuốn từ điển Hán – Nôm bên mình, thì chưa “vỡ chữ” thánh hiền cũng dám bầy chiếu cho chữ như ai.

    Thậm chí, có rất nhiều “ông nọ bà kia” còn dám viết cả… tiếng Anh để khách du lịch ngạc nhiên mà mua. Những người này nhiều đến nỗi nhà thư pháp Nguyễn Thiên Chương từng phải ngao ngán thốt lên: “Tôi nghĩ “Thư pháp” hàm ý là muốn viết “Chữ” trước tiên phải hiểu được “Pháp”. Nhưng, trên thực tế, rất ít người viết hiểu được như vậy. Thành thử dẫn đến tình trạng “loạn thư pháp” như hiện nay, người người viết chữ, nhà nhà viết chữ. Làm cho nét văn hoá của nó cũng đã giảm sút đáng kể".

    Không còn phải quá ôm nặng nỗi lo về cơm áo đời thường, người Việt bây giờ biết cách chăm sóc đời sống tinh thần của mình hơn, nên việc họ tìm đến với “thư pháp” như một cách tôn vinh giá trị văn hoá cổ truyền là điều chẳng mấy ngạc nhiên.

    Nhưng đâu mới là giá trị đích thực của văn hóa chữ thì liệu rằng mấy ai biết, hoặc bỏ thời gian, công sức ra tìm hiểu? Khi có việc cần, người ta đi mua một bức thư pháp đơn giản như mua một manh quần tấm áo, mà chẳng cần mất nhiều công sức, bởi thư pháp gia ngày nay ở đâu mà chẳng có, khiến “chữ” không chỉ bị hạ giá, mà còn tạo ra thị hiếu rẻ tiền nơi công chúng.


    Theo VTC News


    2010










  9. #9
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: ST thư pháp trên tranh

    Tôi sưu tầm để cho mọi người không có thời gian nhiều vào mạng để đi lục tìm,
    Nên tôi sưu tầm được gom hết vào đây, để mọi người cùng được đọc,

    Sưu tầm trên internet( google)

    Các kiểu chữ trong Thư pháp

    Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chánh:

    Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống

    chữ thường.

    Chữ Cách Diệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.

    Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.
    Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...



    Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như :



    Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật
    Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:


    Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ :


    Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn:


    2010










Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts