HÔN NHÂN CỦA NHỮNG NỀN VĂN HÓA



“Nhiều người đã khuyên tôi về việc kết hôn với một người nào đó có nền văn hóa khác. Họ nói với tôi điều đó có thể gây ra khó khăn. Đó là sự thật mà có một vài vấn đề phức tạp đặc biệt mà chúng ta phải nghĩ đến. Nhưng bằng nhiều cách, chúng ta phải chuẩn bị cho vấn đề này nhiều hơn những người khác mà đã kết với người có nền văn hóa của riêng họ. Đây là vì chúng ta trông đợi có những dị biệt. Vậy khi có những vấn đề phức tạp nảy sinh bạn biêt cách đề chú ý đến nó.”

Ruth Mico là người Anh, nhưng hiện sống ở A Nhĩ Bá Lợi Á, chồng cô, Maki, là người A Nhĩ Bá. Họ đã thành hôn với nhau được ngót ba năm. Cuộc hôn nhân của họ đã mang những nền văn hóa Anh và A Nhĩ Bá đến với nhau. Những cuộc hôn nhân tương tác như thế phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ chúng còn xa lạ. Trong quá khứ thậm chí một số quốc gia đã có những luật cấm người dân kết hôn với những người có nền văn hóa hoặc chủng tộc khác. Chúng ta hãy xem xét một số ý kiến khác nhau về những cuộc hôn nhan văn hóa tương tác.

Đối với một số người, ý tưởng hôn nhân giữa những nền văn hóa hoặc chủng tộc khác nhau là một vấn đề nan giải. Nhưng những cuộc hôn nhân văn hóa tương tác này đang càng ngày càng trở nên phổ biến. Vì người ta luân chuyển khắp thế giới, họ tương hợp với những người từ nhiều nền văn hóa và các quốc gia khác. Một số người nghĩ điều này đã giúp những cuộc hôn nhân tương hợp trở nên được chấp nhận nhiều hơn. Nhưng nhều người khác lại nghĩ nó đã tạo ra nhưng gì mà họ coi như một vấn đề thậm chí có vẻ quan trọng hơn.

Một số quốc gia đã có một lịch sử về việc duy trì sự chia rẽ những nhóm sắc tộc khác nhau. Những quốc gia này có những điều luật cấm người dân của một chủng tộc kết hôn với một người nào đó thuộc chủng tộc khác. Chảng hạn, Đây là một thực tế ở Nam Phi từ những năm 1949 đến 1985. Suốt thời gian này điều luật ấy phản đối không cho phép người da trắng và người da đen kết hôn với nhau. Những cuộc hôn nhân tương tác như thế này cũng bị cấm ở Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng Hoa Kỳ đã thay đổi điều luật này vào thập niên 1960.

Thậm chí ở những quốc gia không có điều luật chống lại hôn nhân tương hợp, nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng chúng không phù hợp. Vấn đề này có thể được thấy trong một câu chuyện về người đàn ông có tên Seretse Khama.

Năm ấy là năm 1948, và Seretse Khama vửa mới kết hôn. Nhưng không một ai cảm thấy vui mừng khi nghe về tin ấy.

Seretse Khama đã gặp vợ ông, Ruth William, ở Luân Đôn, khi còn là một thanh niên, ông đã đến Liên Hiệp Vương Quốc Anh để học tập. Seretse và Ruth đã kết hôn sau một năm quen biết nhau. Nhưng điều này đã làm cho người dân tức giận khi ông trở về quê hương của mình.

Seretse Khama là vua của Bechuanaland, quốc gia này bây giờ gọi là Botswana. Ông lên ngôi vua khi ông vừa bốn tuổi. Nhưng em của cha ông, chú ông, đã cai trị quốc gia này. Điều này là vì Seretse còn quá trẻ khi ông lên ngôi vua. Tuy nhiên chú ông chẳng hãnh diện gì khi ông kết hôn với một phụ nữ da trắng. Chính phủ Nam Phi cũng chẳng lấy gì làm hân hạnh. Điều này xảy ra khi Nam Phi không cho phép người da đen và da trắng kết hôn với nhau. Họ không muốn một người đàn ông trong hôn nhân tương hợp cai trị một đất nước mà đã phân chia ranh giới họ.

Chính phủ Nam Phi đã dùng thế lực của mình với Anh quốc phản đối Seretse. Anh quốc lúc ấy đang bảo hộ Bechuanaland. Chính phủ Anh đã không cho Seretse trở về bản xứ. Ông và Ruth chỉ được phép trở về chỉ khi nào Seretse từ bỏ vương quyền.

Thật thú vị, câu chuyện đã không kết thúc ở đó. Khoảng mười năm sau, Anh Quốc hết cai trị Botswana. Seretse ra ứng cử để trở thành một nhà lãnh đạo mới. Ông đã đắc cử, và năm 1966, Seretse trờ thành tổng thống đầu tiên của Botswana. Seretse Khama một lần nữa là nhà lãnh đạo quốc gia này. Với sự giúp đỡ của vợ, ông đã lãnh đạo đất nước cho tới khi qua đời vào năm 1980. Nhiều người bây giờ vẫn tưởng nhớ đến ông vơi tư cách là một nhà lãnh đạo vĩ đại đã cống hiến rất nhiều cho quê hương mình.

Nhiều khu vực khác trên thế giới, sự hiệp nhất giữa các sắc tộc không còn xa lạ. Ví dụ như những người ở Brazil, đã kết hôn giữa những nhóm sắc tộc khác nhau hàng bao nhiêu năm nay. Cách đây hàng trăm năm đã có ba nhóm sắc tộc chính. Những người Phi da đen, những người mà đã được đem đến quốc gia này làm nô lệ. Những người Âu da trắng, những người đã lìa xa đất nước mình để ổn định cuộc sống. Những người Bắc Mỹ bản xứ, những người mà đã sống trong những khu vực này hàng nghìn năm. Ngày nay, hầu hết người dân Brazil đã có sự tác hợp những nhóm sắc tộc này trong lich sử gia đình của họ.

Nhiều người nghĩ sự tác hợp của những nhóm sắc tộc khác nhau này là một thành công đối với Brazil. Một số người nói sự tác hợp của những chủng tộc này là những gì tạo cho Brazil nét đặc biệt. Quốc gia này tuy chưa hoàn thiện về sự bình đẳng của nó giữa các sắc tộc khác nhau. Nhưng những cuộc hôn nhân giữa các nhóm sắc tộc này vẫn phổ biến hơn những quốc gia khác.

Những cuộc hôn nhân tác hợp có thể liên quan đến sự khác nhau trong chính quốc: văn hóa, màu da hoặc tôn giáo. Ngày nay có nhiều quan điểm khác hướng tới việc hôn nhân của một người nào đó có một nền văn hóa hoặc chủng tộc khác.

“Tôi không ủng hộ những cuộc hôn nhân tương tác chủng tộc. Văn hóa thường là rào cản gây ra những vấn đề phức tạp giữa người chồng và người vợ.”

“Tôi là người Hàn Quốc. Theo ý kiến của tôi, nhưng bậc phụ huynh Hàn Quốc muốn gia đình của họ mãi là người Hàn Quốc thuần túy. Đối với tôi, tôi chỉ quan tâm đến việc duy trì gia đình tôi thuộc nhóm sắc tộc Đông Á.”

“Nếu bạn sống trong tình yêu thì bạn đừng để ý đến màu da, hoặc bảo thủ nó … Có một mối quan hệ liên kết không phải vì màu da mà là vì con tim. Bãn sẽ thấy rằng không phải mọi người đều tán thành, nhưng nếu bạn cảm thấy hạnh phúc vậy tất cả đó mới là vấn đề.”

Ruth Mico, người mà chúng ta nói đến ở đầu câu chuyện, bây giờ cô đang chờ đợi đứa con đầu lòng. Đứa bé này sẽ được đón nhận cả hai nền văn hóa của cha và của mẹ. Ruth và chồng cô sẽ dạy cho con họ cả hai tiếng Anh và tiếng Albania. Họ hy vọng rằng điều này sẽ giúp đứa bé thấy được giá trị đăc trưng của nó trong việc tác hợp những nền văn hóa này. Ruth nói rằng:

Đối với chúng tôi, cả hai, điều quan trọng là đứa trẻ nhận biết giá trị về lịch của những nền văn hóa. Đây là điều gì đó mà mỗi gia đình chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ. Chồng tôi lớn lên trong một đất nước phi tôn giáo, còn tôi lớn lên trong một đất nước Ki-tô giáo. Tuy nhiên, chúng tôi, hai vợ chồng đã quyết định theo Chúa Giê-su. Tôi hy vọng và nguyện cầu các con tôi cũng sẽ quyết định điều này cho cuộc sống của chúng. Khi đứa trẻ khôn lớn, nó sẽ lựa chọn nền văn hóa của nó. Điều này có thề nhiều nền văn hóa khác hơn nữa. Hoặc nó có thể là một sự tác hợp đặc biệt. Chúng ta sẽ chấp nhận những gì mà con cái chúng ta lựa chọn.”


Jos. Tú Nạc, NMS