-
Moderator
T - Thiên Chúa đối xử với người không mến mộ
Chúa Nhật 6 sau Phục Sinh B (Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1
Thiên Chúa đối xử với người không mến mộ
John 4: 7-10; John 15: 9-17)
Chúng ta cảm thấy thế nào nếu Thần Khí của Thiên Chúa ban phúc cho kẻ thù không đội trời chung của chúng ta – hoặc những người trong những nhóm mà chúng ta miệt thị hay khiếp sợ? Chúng ta sẽ vui mừng, hớn hở hoặc đắc chí bởi sự hoài nghi và hành động thô bạo chăng?
Có lẽ điều đó giúp chúng ta cảm thông với Peter, người mà chỉ thấy bản đồ tượng trưng ngăn nắp, sạch sẽ của thế giới mình tan theo mây khói. Đã có những phạm trù cụ thể xác định những ai được biệt đãi và ban ơn bởi Thiên Chúa, và những ai bị ngăn cản, cũng như những ai bị phân biệt đánh giá về sự trong sạch và cao cả. Điều không tưởng đã xảy ra: đội trưởng đội quân La Mã Cornelius được vinh dự nhận món quà của Thần khí cùng với hết thảy mọi người trong hộ gia đình ông.
Điều đó hiếm hoi đối với chúng ta nhưng đó lại là việc làm sửng sốt tuyệt đối với những người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, vì Cornelius là một người vô thần và là một quan chức trong quân đội La Mã chiếm đóng Do Thái bị căm ghét – không đòi hỏi đối với một thủ lĩnh vì những món quà của Chúa người Do Thái.
Phong cách yêu thương của Thiên Chúa ắt hẳn khác với loài người – không có những phân biệt, điều kiện, cũng không đối xử với bất kỳ người nào được yêu mến. Peter tuyên bố rằng bất kỳ người nào trong một quốc gia nào ai làm điều gì ngay lành và kính sợ Thiên Chúa tức làm đẹp lòng Người – và điều đó dường như hiển nhiên đối với chúng ta.
Và vì chúng ta dành sự thấu hiểu này với những lời đãi bôi, hành động xuông nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Qua bao nhiêu thế kỷ, nhiều quốc gia đã đi đến chiến tranh – thường chống lại những quốc gia Ki-tô giáo khác – thuyết phục rằng Thiên Chúa ở bên phía họ. Thường những Ki-tô hữu muốn xô đẩy những người thuộc chủng tộc và những nền văn hóa khác tới vị thế thấp hèn, hoặc mê tín những niềm tin tôn giáo khác. Ý niệm về một Thiên Chúa công bắng, bác ái là không một điều gìlàm người ta phải lo lắng.. Phản ứng của chúng ta là gì để thấy những dấu hiệu cụ thể hồng ân của Thiên Chúa đổ xuống cho những ai làm cho chúng ta cảm thấy không an toàn hoặc sợ hãi? Chẳng hạn, nhóm người Hồi giáo, dân nhập cư bất hợp pháp, những người đồng tính luyến ái hoặc những ai có quan điểm chính trị và tôn giáo đối lập.
Nhưng Thiên Chúa không phải hàm ơn và chịu sự điều khiển bởi bất cứ người nào. Duy nhất bổi sự hiểu biết trọn vẹn và chấp nhận nguyên tắc chủ yếu về sự liên quan đến bản tính của Thiên Chúa có thể Ki-tô giáo thực thi một cách đầy đủ quyền uy của nó về sự khai sáng vá biến đổi.
Tác giả lá thư của John đã hiểu điều này một cách hoàn hảo. Ông đã được thuyết phục rằng Thiên Chúa là tình yêu và đó là trường hợp là cách duy nhất về sự hiểu biết Thiên Chúa sống vì tình yêu. Dùng hình ảnh ẩn dụ của sự khai sinh, John đã chỉ ra rằng khi chúng ta yêu, chúng ta thực sự được sinh ra bởi tình yêu của Thiên Chúa – trong tâm trí và tâm hồn được tái tạo và u mê, dốt nát cùng sự sợ hãi được xua đi. Dĩ nhiên, John không nói lãng mạn, viển vông hoặc cảm tính nhưng của tình yêu đó là sự chấp nhận, động lòng trắc ẩn, không tính toán và luôn mưu cầu hạnh phúc cùng sự tốt lành cho người khác. Không có cách nào chúng ta có thể giả tạo được nó – hoặc chúng ta yêu hoặc chúng ta không yêu. Và nếu chúng ta không yêu, lúc đó tôn giáo và thuật hùng biện thần học của chúng ta vượt lên trên mức độ của những lời khách sáo một cách trơ trẽn.
Trong một nguồn mạch tương tự, “tình yêu, “niềm vui” và “Thiên Chúa”cùng được thể hiện xiên suốt một cách mật thiết trong Tin Mừng của John mà người ta không thể nghĩ đến người ta đang tách khỏi tha nhân. Ở một chỗ nào khác trong Tin Mừng này Chúa Jesus miêu tả sự trở lại của Người và hiệp nhất cùng Đức Chúa Cha như một điều gì đó sẽ tạo ra niềm vui hoàn hảo của Người. Cùng với niềm hân hoan trọn vẹn đó – sự hiệp nhất với Thiên Chúa – Chúa Jesus hứa với những người theo Người. Nhưng có một cách đón nhận: họ sẽ phải ở trong Người mãi mãi – để được đắm đuối trong tâm hồn, tâm trí của Người và thấu hiểu. Niềm vui đang thiếu thốn quá nhiều không chỉ trong xã hội và văn hóa của chúng ta mà thậm chí trong nhiều giáo hội. Mỉa mai thay niềm vui đích thực là một trong những dấu hiệu nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Điều này không có dính líu gì đến hoàn cảnh bên ngoài: người ta có thể có mọi lợi thế và những nỗi thống khổ, và người ta trải qua sự đau khổ, đấu tranh có thể thực sự kinh nghiệm một niềm vui nội tại âm thầm. Mọi thứ đều tùy thuộc trạng thái tâm hồn của con người và mức độ mà họ sống trong Thiên Chúa.
Nhưng Chúa Jesus ban cho chúng ta thậm chí còn nhiều hơn thế: tình hữu nghị với sự thiêng liêng cao cả. Người trong sáng về bản chất của tình hữu nghị này: nó miêu tả sự mật thiết, thâm tình mà mọi thứ được chia sẻ giữa người yêu và người được yêu. Có vật cản và che đạy sự sợ hãi và tính ích kỷ mà luôn luôn ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa. Đó là sự khác nhau giữa biết Thiên Chúa và hiểu biết đích thực vế Thiên Chúa. Và John đã nói lên điều ấy rõ ràng rằng sự hiểu biết về Thiên Chúa là điều gì đó chúng ta có thể trải nghiệm trong cuộc sống này – trong thân xác ấy. Thiên Chúa có thể như ở gần hoặc chừng mực mà chúng ta muồn Thiên Chúa ngự trị trong chúng ta.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules