LTS: Nghiên cứu và đánh giá v? vai trò của Vua Hàm Nghi trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ 19 là công việc của các nhà lịch sử. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chỉ ghi nhận lại cuộc hành trình của những ngư?i Việt và Pháp đi tìm mộ Vua Hàm Nghi nhằm góp thêm thông tin và tư liệu cho các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử nước nhà.
Những ngư?i mê lịch sử
Theo l?i chỉ dẫn cũa ông Phạm Sanh Châu, ?ại sứ Việt Nam tại UNECO, tôi tìm đến quận 18, Paris, gặp ông Trần Long Minh. Ông Minh khoảng 40 tuổi, có nước da và dáng dấp như ngư?i Việt Nam, nhưng khuôn mặt lại mang nét của ngư?i Châu Âu. Ông tự giới thiệu bố là ngư?i Việt, mẹ là ngư?i Pháp, sinh ra và lớn lên tại một làng quê vùng Dordogne, mi?n Trung nước Pháp, nhưng không nói được tiếng Việt. Ông hiện là giám đốc một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực truy?n thông có tên Cross Roads và Chủ tịch tổ chức Asiephonie, thiết lập quan hệ với các nước nói tiếng Pháp ở châu ?. Ông cho biết Asiephonie đang chuẩn bị cho Festival Pháp ngữ vào cuối năm 2003.
Ông Minh kể, khi còn nh? ở Dordogne, trong một lần đi du lịch với cha mẹ ở một địa điểm gần nhà, ông đã nhìn thấy mộ Vua Hàm Nghi. Mà dân địa phương thư?ng g?i là Empereur d'Annam (Hoàng đế nước An Nam). Lớn lên, giống như nhi?u thanh niên cùng lứa tuổi, ông Minh thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi lính và thuộc biên chế của đoàn quân Lê dương. Ông quen biết Hoàng tử Minh ?ức, con Vua Hàm Nghi. " Hoàng tử Minh ?ức lớn tuổi hơn tôi rất nhi?u. Ông là sĩ quan chuyên nghiệp trong đoàn quân Lê dương, đã từng tốt nghiệp h?c viện quân sự Saint Cyr nổi tiếng của Pháp", ông Minh nhớ lại. Sau khi Hoàng tử Minh ?ức qua đ?i năm 1990, ông Minh và cậu ruột, ông Bernard Vedry, bắt đầu sưu tập những thông tin, tư liệu v? gia đình Vua Hàm Nghi. Ông Minh cho biết: "Cậu tôi là kỹ sư công trình đô thị, nhưng rất mê sử h?c, đặc biệt là lịch sử Việt Nam. Ông đã nghiên cứu và viết xong cuốn sách v? Hoàng Hoa Thám. Tôi giúp cậu xây dựng một trang web v? Hoàng Hoa Thám trên mạng Internet và chúng tôi vừa viết xong dự án Lễ tưởng niệm bên mộ Vua Hàm Nghi.
?i tìm mộ Vua
Tháng 7-2002, ?ại sứ VC Phạm Sanh Châu và gia đình là những ngư?i Việt Nam đầu tiên tìm đến viếng Vua Hàm Nghi. Theo l?i chỉ dẫn của Ông Minh, ?ại sứ VC Phạm Sanh Châu và gia đình khởi hành từ Paris từ rất sớm. H? phải vượt quãng đư?ng hơn 500 km bằng xe hơi. ?ến Dordogne, h? h?i mộ Vua nhưng không ai biết. Bà Nguyễn Thị Tố Quyên, mẹ Ông Châu, cho biết sau hàng gi? lần tìm, không dò ra đư?ng, h? đã tưởng rằng phải trở v? Paris. Tiện đư?ng, h? ghé tham quan lâu đài Losse trong vùng. ?ó là một lâu đài cổ với khu vư?n rộng mênh mông, xây dựng xong vào năm 1576. Không ng? lâu đài này trước đây thuộc quy?n sở hữu của gia đình Vua Hàm Nghi. Vua đã mua lâu đài Losse từ khi còn ở Alger (thủ đô Algérie). Sau khi Vua băng hà, lâu đài thuộc quy?n cai quản của ngư?i con gái lớn. Khi bà mất, một ngư?i thân của bà được thừa kế lâu đài, nhưng ông không có đủ khả năng tài chính để tu bổ, gìn giữ, nên đã bán nó. Những chủ nhân mới của lâu đài b? ti?n đầu tư, biến nó thành một điểm đầu tư hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, nhất là vào mùa hè (có bán vé vào cửa).
Tuy nhiên, ngay cả những ngư?i chủ lâu đài cũng không biết các hậu duệ của Vua Hàm Nghi bây gi? ra sao. Cuộc hành trình đi tìm mộ Vua của gia đình ông Châu bắt đầu dấy lên hy v?ng khi h? lần ra địa chỉ của vợ chồng ông Bernard Vedry. Nh? hai vợ chồng ngư?i Pháp dẫn đư?ng, h? tìm được tới nghĩa trang Thonac, cách Dordogne hơn 70 km. "?ó là một làng nh?, chắc chỉ có vài ngàn dân. ?ư?ng vào làng rất khó đi, ngoằn ngoèo. Nghĩa trang Thonac nh? bé, nằm trên một khoảng đất rộng, xung quanh là rừng. Mộ Vua Hàm Nghi rất đơn sơ, có vẻ thấp hơn các mộ bên cạnh", bà Quyên vừa nói vừa rút khăn lau nước mắt. "Tôi không ng? mộ Vua mà lại khiêm dư?ng như vậy. Không mang theo hương hoa, tôi chỉ còn biết quỳ lạy bên mộ Vua. Bất chợt tôi quay đầu nhìn xung quanh nghĩa trang. Hoa nở khá nhi?u cạnh những ngôi mộ khác, chứng t? ngư?i thân, bạn bè tới viếng ngư?i đã khuất thư?ng xuyên. Mộ Vua Hàm Nghi không có hoa, không có bia dựng, chỉ có hàng chữ sơ xài: Hàm Nghi, Hoàng ?ế An Nam, sinh năm 1871 tại Huế, mất năm 1944 tại Alger. Tất cả những ngư?i đi cùng với chúng tôi không ai cầm được nước mắt".
Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.
Tên: Ngô Nhân Kiệt
Tự là Đằng Giang
Bút hiệu Việt Lang
Pháp danh Trúc Vượng
Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi
Theo ông Trần Long Minh, Vua Hàm Nghi kết hôn với con gái một gia đình danh gia v?ng tộc Pháp và có ba ngư?i con, hai gái một trai. Ông mất ở Alger nhưng hài cốt của ông được đưa v? quê hương vợ ở làng Thonac. Ngư?i con gái đầu của Vua, công chúa Như Mây, là nữ kỹ sư đầu tiên v? nông h?c của Pháp. Khi còn sống, bà tham gia tích cực công tác chính quy?n địa phương, là phó thị trưởng Thonac. Công chúa Như Mây không lấy chồng, không có con. Bà mất năm 1999, hưởng th? 94 tuổi. Ngư?i con gái thứ hai là công chúa Như ?, lấy chồng ngư?i Pháp, có ba ngư?i con và hiện còn sống. Hoàng Tử Minh ?ức mất năm 1990, hưởng th? 80 tuổi. Ngư?i vợ của ông vẫn còn sống và ở tại Paris.
Những ngư?i Việt Nam đầu tiên đã đến viếng mộ Vua Hàm Nghi 58 năm sau khi Vua qua đ?i. Nếu như ông Trần Long Minh không tình c? nhìn thấy mộ Vua khi còn nh?, nếu ông Bernard Vedry không say mê nghiên cứu lịch sử... có thể nhi?u ngư?i vẫn nghĩ rằng Vua Hàm Nghi đang yên nghỉ tại Alger. Những ngư?i con của Vua, sinh ra, lớn lên và mất tại Pháp đã im lặng suốt bấy nhiêu năm tr?i. Ông Minh nói rằng công chúa Như ?, hiện đã ngoài 90 tuổi, không có ý định đưa hài cốt Vua cha v? Việt Nam. "Ở Pháp ý nguyện của gia đình là quan tr?ng nhất. Chính quy?n chỉ có thể can thiệp khi có sự đồng ý của gia đình", ông Minh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cuộc đ?i Vua Hàm Nghi gắn với lịch sử Việt Nam và bia mộ của Ông cần được giữ gìn. Nếu để lại Pháp, ít nhất mộ Vua cũng được tu bổ để những ngư?i Việt có thể đến thăm viếng. Những con ngư?i yêu Việt Nam và nặng lòng với Việt Nam như ông Trần Long Minh, như ông Bernard Vedry chỉ có thể trình dự án của h? lên chính quy?n Pháp và đợi trả l?i. Khi tôi viết những dòng này, ông Minh đang chuẩn bị trở lại Việt Nam.
Bài của Tác Giả Hải Ly
(Th?i báo Kinh Tế Sàigòn Xuân Quý Mùi)
Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.
Tên: Ngô Nhân Kiệt
Tự là Đằng Giang
Bút hiệu Việt Lang
Pháp danh Trúc Vượng
Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi