CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN NĂM C
Chúa Giêsu dậy về lòng biết ơn


Bài đọc 1: 2 V 5,14-17
14 Vậy ông Na-a-man xuống dìm mình bảy lần trong sông Gio-đan, theo lời người của Thiên Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt một trẻ nhỏ. Ông đã được sạch. 15 Cùng với đoàn tuỳ tùng, ông trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ông vào, đứng trước mặt ông ấy và nói: "Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en. Bây giờ, xin ngài vui lòng nhận món quà của tôi tớ ngài đây." 16 Ông Ê-li-sa nói: "Có ĐỨC CHÚA hằng sống là Đấng tôi phụng sự, tôi thề sẽ không nhận gì cả." Ông Na-a-man nài ép ông nhận, nhưng ông vẫn từ chối. 17 Ông Na-a-man nói: "Nếu ngài từ chối, thì xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài ĐỨC CHÚA.

Bố cục:
Ông Na-a-man, người phung cùi, vâng lời vị ngôn sứ c.14
Lời tạ ơn của Ông Na-a-man c. 15-17

Chú giải
C.14 Na-a-man Vua nước Syri, bị phung cùi. Ông xin ngôn sứ Ê-li-sa giúp đỡ.
Ông vâng lời Ê-li-sa, người của Thiên Chúa.
Ông tắm trong sông Gio-đan 7 lần.
Kết quả: Ông được sạch / được chữa lành.
C.15 Na-a-man trở về gặp Ê-li-sa.
Na-a-man nói rõ sự nhận thức của ông.
Đó là: không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en.
Ông chấp nhận Thiên Chúa của Ít-ra-en, chứ không phải các thần minh khác.
Na-a-man cũng dâng món quà (để biểu lộ lòng biết ơn) cho Ê-li-sa.
Na-a-man tỏ lòng khiêm hạ. Ông xem mình là “tôi tớ” của vị ngôn sứ.
Ông trở thành một vị vua khiêm tốn.
Trong c.16, Ê-li-sa không nhận quà tặng của Na-a-man.
Ông nhất quyết từ chối món quà. Tại sao?
Bản văn không nói gì cả.
Nhưng sự từ chối của Ê-li-sa khiến Na-a-man mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được và hứa dâng lễ vật (lễ toàn thiêu) cho Thiên Chúa của Ít-ra-en, Thiên Chúa của Ê-li-sa. C.17
Với chút đất của Ít-ra-en này, ông sẽ dựng lên tại A-ram một bàn thờ kính Thiên Chúa của Ít-ra-en.

Suy tư trên Bài đọc 1
Thiên Chúa của Ít-ra-en là một Thiên Chúa quyền năng. Người đã sai ngôn sứ Ê-li-sa chữa lành Na-a-man, ông vua ngoại giáo.
Chúa là Thiên Chúa của mọi dân tộc, không chỉ cho Ít-ra-en.
Về phần Na-a-man, dầu là một vị vua không bị ai sai khiến, đã khiêm tốn vâng lời ngôn sứ (người của Thiên Chúa).
Ông rất cần được chữa lành. Những thần minh của ông không đủ quyền năng để chữa lành ông.
Khi đã được chữa lành tại sông Giô-đan, ông quay về gặp ngôn sứ.
Ông là con người lịch thiệp, ông có lòng biết ơn. Ông không quên vị ngôn sứ đã giúp ông.
Để tỏ lòng biết ơn, ông định trao những quà tặng.
Khi bị từ chối, ông không nài ép.
Trái lại ông thể hiện sự sáng tạo.
Ông cụ thể hoá điều đó bằng cách xin ít đất của Ít-ra-en để dựng lên một bàn thờ kính Thiên Chúa trong miền đất ngoại giáo của ông.
Từ đó ông cổ võ việc thờ kính Thiên Chúa của Ít-ra-en trong tổ quốc của ông.
Ông không sợ người dân xầm xì. Ông hoàn toàn được hoán cải.
Việc chữa lành thể lý dẫn ông đến việc nhìn nhận Thiên Chúa.
Ông biết cũng đọc và giải thích biến cố kỳ diệu này trong cuộc đời của ông.
Chúng ta tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa như thế nào trước những can thiệp của Người trong cuộc sống chúng ta?

Bài đọc 2: 2 Ti-mô-thê 2,8-13
8 Anh hãy nhớ đến Đức Giê-su Ki-tô,
Đấng đã sống lại từ cõi chết,
Đấng xuất thân từ dòng dõi Đa-vít,

9 Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích! 10 Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Ki-tô Giê-su, và được hưởng vinh quang muôn đời.

11 Đây là lời đáng tin cậy:
Nếu ta cùng chết với Người,
ta sẽ cùng sống với Người.

12 Nếu ta kiên tâm chịu đựng,
ta sẽ cùng hiển trị với Người.
Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.

13 Nếu ta không trung tín,
Người vẫn một lòng trung tín,
vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.
Bố cục
Lệnh truyền cho Ti-mô-thê c. 8-10
Điều gì xảy ra nếu ta nhớ đến Đức Giêsu Kitô? C. 11-13

Chú giải
Trong c.8, Phaolô khuyên nhủ Ti-mô-thê, vị lãnh đạo Giáo hội, nhớ đến Đức Giêsu Kitô. Tại sao? Ti-mô-thê đã quên rồi sao?
Khi nhắc nhở Ti-mô-thê, “môn đệ” của mình, Phaolô cũng nói Đức Giêsu là ai:
* sống lại từ cõi chết
* thuộc dòng dõi Đa-vít
* Tin mừng của Người
* Nguyên do của những đau khổ, xiềng xích, bị đối xử như một phạm nhân C.9

Phaolô không muốn lời của Thiên Chúa bị xiềng xích và người mà ông đã loan báo bị hư vong.
Phaolô đau đớn khi Đức Giêsu bị người đồng sự lãng quên.
Trong c.10, Phaolô tiếp tục chịu đau khổ để những người được tuyển chọn cũng được cứu độ.
Ơn cứu độ được Đức Giêsu ban cho. Đó là vinh quang vĩnh cửu.
Trong các câu 11-13, chúng ta thấy một loạt những mệnh đề điều kiện nêu bật số mệnh của các kitô hữu.
C.11 nói đến việc cùng chết và sống với Đức Giêsu (trong bí tích thánh tẩy).
C.12 nói đến phần thưởng cho việc kiên trì tuân giữa các lời hứa khi rửa tội. chúng ta sẽ thống trị với Người.
Các lời hứa được tuân giữ khi loan báo Nước Thiên Chúa.
Đối lập với kiên trì đây là phủ nhận, thất hứa với những cam kết khi rửa tội. C.12
Trong câu 13, chúng ta có thể bất trung nhưng Đức Giêsu luôn trung thành. Ngài không thay đổi.
Bất trung là phản bội chính mình, phủ nhận điều bạn là trong con mắt của Thiên Chúa.

Suy tư trên Bài đọc 2
Phaolô không quên nhắc nhở bạn đồng sự, Ti-mô-thê.
Nếu bạn là người lãnh đạo giáo hội, điều đó không có nghĩa là bạn không còn cần được nhắc nhở.
Vị lãnh đạo giáo hội phải luôn nhớ tới Đức Giêsu Kitô, phải quy hướng cuộc sống vào Ngài.
Phaolô đã đổ quá nhiều năng lực, đã chịu nhiều đau khổ trong việc loan truyền đức tin vào Đức Giêsu. Dường như ngài kêu gọi Ti-mô-thê nhìn nhận những nỗ lực ấy của ngài.
Tưởng nhớ Đức Giêsu có nghĩa là sống với Ngài, bảo đảm cho chúng ta vương quốc và ơn cứu độ của Ngài.
Tưởng nhớ là dấu chỉ của sự quý chuộng và lòng biết ơn.
Sự lãng quên chẳng giúp đỡ được Giáo hội / bất cứ ai. Nó không xây dựng mối tương quan với Thiên Chúa và với các đồng bạn.
Sự lãng quên không phải là một dấu chỉ tốt của vai trò lãnh đạo.
Nó là hệ quả của thái độ không nghiêm chỉnh / không suy nghĩ / không quan tâm đến điều chúng ta đã cam kết.
Lãng quên thường được sử dụng để biện minh cho việc không quý trọng lời cam kết và không phục vụ Giáo hội.

Bài Tin mừng: Luca 17,11-19
11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. 12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi! " 14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. 17 Đức Giê-su mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? 18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? ". 19 Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."
Bố cục
Bối cảnh: Hành trình lên Giê-ru-sa-lem
10 người phung
Người phung cùi Sa-ma-ri

Chú giải
Trong c.11 Đức Giêsu tiếp tục hành trình lên Giê-ru-sa-lem.
Ngài đi qua xứ Ga-li-lê và Sa-ma-ri.
c.12 giới thiệu 10 người phung. Dường như họ có tổ chức và biết giới hạn của mình.
Họ cùng đứng cách xa.
Trong c. 13, họ cùng cất tiếng.
C.14 trình bày câu trả lời của Đức Giêsu. Thay vì nói, “lại đây,” Ngài nói “Hãy đến với các tư tế…”
Đức Giêsu bảo họ trình diện với các tư tế tại Giê-ru-sa-lem (có lẽ như một dấu chỉ cho điều gì đang xảy ra ở đó. Các tư tế phải có khả năng giải thích cách đúng đắn việc chữa lành của họ).
Họ vâng lời và được sạch.
Trong c.15, một người phung được tác giả chú ý.
Ông quay lại, lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Ông thấy bàn tay của Thiên Chúa trong việc lành bệnh của ông.
Ông sấp mình trước Đức Giêsu và tạ ơn. C.16
Người phung được sạch này là một người Sa-ma-ri.
Có tầm quan trọng như thế nào khi xác định một người là người Sa-ma-ri?
Người Do Thái và người Sa-ma-ri không thân thiện với nhau vì những lý do tôn giáo và lịch sử.
Trong c.17, Đức Giêsu hỏi về những người đã được sạch. Những người khác đâu rồi?
Điều gì đã xảy? Họ không được chữa lành sao?
Câu hỏi của Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta về giá trị của lòng biết ơn.
Chúng ta không thể tiến lên nếu không quay trở về nguồn suối của ân sủng và chúc lành.
Người Sa-ma-ri, được xem là người ngoại và địch thù của người Do Thái, đã làm được điều đúng đắn.
Anh đã tự phát quay về gặp Đức Giêsu, dù anh sẽ chậm trễ và một mình đi gặp các tư tế tại Giê-ru-sa-lem.
C.18 lấy lại các yếu tố quan trọng của các câu 15-16 (trở lại, cám ơn).
Trong c.19, Đức Giêsu bảo anh đức dậy và ra về. Đức Giêsu xác nhận đức tin của anh.

Suy tư trên Bài Tin mừng
Đức Giêsu dạy về lòng biết ơn.
Biết ơn là quay về với Đức Giêsu, nguồn mạch của sự chữa lành và chúc lành.
Lòng biết ơn phải tự phát. Không cần phải dạy dỗ người lớn tuổi hay những người đã sống khá lâu.
Khi còn bé, điều đó đã có thể tự phát nếu chúng ta có một nền giáo dục tốt.
Người Sa-ma-ri tầm thường, bị hất hủi vượt hẳn những người bạn phung cùi Do Thái.
Khi quay về gặp Đức Giêsu, người Sa-ma-ri nhận được lời khen tặng của Đức Giêsu.
Đức Giêsu đặt ông làm gương sáng cho chúng ta noi theo khi lãnh nhân một hồng ân từ Thiên Chúa.

Nối kết 3 bài đọc

Bài đọc 1 nói về việc tạ ơn, sau khi được chữa lành.
Bài đọc 2 gián tiếp nói về tạ ơn bằng cách tưởng nhớ Đức Giêsu Đấng mà chúng ta lãnh nhận được ơn cứu độ.
Bài Tin mừng lại nói về tạ ơn, sau khi được chữa lành.
Bài đọc nói với chúng ta rằng không phải chỉ một người ơn, nhưng tất cả mọi người đã được chữa lành phải trở lại cám và hưởng nhờ ân huệ yêu thương của Thiên Chúa.
Cách khai triển bài giảng
Các con của bạn có nói “cám ơn” khi bạn cho chúng kẹo hay điều gì không?
Bạn có nói “Cám ơn” khi bạn nhận một ân huệ không?
Cám ơn là một đáp trả nhân bản và phổ biến cho người đã hàm ân cho chúng ta.
Điều đó được học từ thuở thơ ấu.
Trong cách thực hành công giáo, chúng ta xin lễ khi chúng ta thi đậu vào đại học, khi chúng ta thi đậu và khi chúng ta có được việc làm mới.
Nhiều thánh lễ dâng trong các giáo đường là những thánh lễ tạ ơn.

Bài đọc 1 và Bài Tin mừng nói đến chủ đề tạ ơn.
Na-a-man cám ơn Ê-li-sa vì ân huệ ngài làm cho ông. Ê-li-sa là công cụ trong việc chữa bệnh phung cho Na-a-man.
Trong bài Tin mừng, một người phung sau khi được chữa lành trở về cám ơn Đức Giêsu.

Bài đọc 2 gián tiếp giúp chúng ta hiểu chủ đề tạ ơn.
Từ quan trọng đây là tưởng nhớ.
Khi chúng ta thường nhớ đến ân huệ của một người, chúng ta cũng thường tỏ lòng biết ơn đối với họ.
Chúng ta quý trọng, tôn kính, khâm phục, ca ngợi người ban tặng cho chúng ta ân huệ.
Chúng ta thán phục những người đã tỏ lòng quảng đại với chúng ta (chẳng hạn cho ta mượn tiền khi túng thiếu, ở bên chúng ta khi chúng ta đau buồn)
Lòng biết ơn không phải là một đặc tính riêng của kitô giáo, nhưng cần thấy điều đó nơi mọi kitô hữu.
Đức Giêsu Đấng luôn tỏ lòng thương xót chúng ta, đòi chúng ta phải có lòng biết ơn.
Lòng biết ơn dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa.
Lòng biết ơn dẫn chúng ta sấp mình trước mặt Ngài và tôn vinh Ngài.
Nếu chúng ta không thích tôn thờ Thiên Chúa, có lẽ chúng ta chẳng biết ơn Ngài, có lẽ chúng ta quên rằng Thiên Chúa đối xử tốt đối với chúng ta.
Chúng ta không thể tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Thiên Chúa nếu chúng ta không biết ơn Ngài, nếu chúng ta không nhớ đến ân huệ của Ngài.
Các tác giả thánh gieo rắc trong lòng chúng ta nhu cầu đáp trả cách xứng hợp với Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân, như chữa lành, lương thực và ơn cứu độ.
Thánh lễ là hy tế tạ ơn.
Tiếng hi lạp là eucaristew, nghĩa là “tôi tạ ơn.”
Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì quà tặng là Chúa Thánh Thần, vì quà tặng là Chúa Con và vì ơn cứu độ Ngài đã đem đến cho chúng ta.
Khi chúng ta tham dự Thánh lễ, chúng ta tỏ lòng biết ơn với Người vì mọi ân huệ và chúc lành.

Cielito Almazan Ofm, LM Phan Du Sinh chuyển ý
LM Phan Du Sinh