Results 1 to 3 of 3

Thread: Việt Nam mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD

  1. #1
    Inspector Gadget's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    363

    Default Việt Nam mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD



    Việt Nam mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD


    Nếu dùng tiền vay không có hiệu quả hoặc lãng phí dĩ nhiên là con cháu sau này phải gánh chịu.

    Trong thời đại thông tin toàn cầu này, chuyện tày đình PMU18 rồi cũng lan ra thế giới. Ngày 29/3 vừa qua, Yomiuri, nhật báo có lượng phát hành lớn nhất Nhật Bản hiện nay, đã đưa tin lớn ở trang quốc tế về sự kiện này.

    Sau khi tường thuật sự kiện PMU18, tờ báo đã bình luận: “Quan chức ở các bộ tại VN lương tháng chỉ có vài trăm USD, vậy họ lấy tiền ở đâu mà nhiều vậy? Người ta nghi rằng một phần tiền ODA đã vào túi các quan chức...”.

    Sách trắng kinh tế, người Nhật đồng tâm trả hết nợ nước ngoài

    Đọc tin này có lẽ người Nhật sẽ rất ngạc nhiên và nhớ lại trường hợp của họ khoảng 60 năm về trước. Giữa cảnh hoang tàn, đổ nát do chiến tranh gây ra, họ đã trên dưới một lòng chung sức tìm biện pháp xây dựng lại cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất, ổn định xã hội.

    Những nhà kinh tế, kể cả những kinh tế gia Mácxít, không phân biệt quan điểm, lập trường, đã bắt tay vào việc điều tra thực tế và tìm kiếm những chiến lược khả thi. Dựa trên kết quả đó, năm 1947, chính phủ đã công bố cuốn Sách trắng kinh tế (White Paper, phân tích thực trạng kinh tế), trong đó có một câu mà bây giờ người Nhật vẫn nhắc đến như biểu tượng của sự thành thật từ phía lãnh đạo về việc nhận định tình hình để kêu gọi toàn dân chung sức: “Bây giờ chúng ta đang ở trong tình trạng mà nhà nước thì thâm hụt ngân sách, xí nghiệp thì làm ăn thua lỗ và nhà nhà đều thiếu ăn thiếu mặc”. Cùng với sự phân tích một cách khách quan và tích cực cho dân biết hết kết quả là phong cách làm việc vì nước quên mình của giới quan chức. Nhờ đó toàn dân tin tưởng vào nhà nước, tạo ra khí thế cả nước đồng lòng góp sức vào việc phục hưng kinh tế.

    Sách trắng kinh tế cho thấy cả ba chủ thể kinh tế đều thiếu hụt thì không còn cách nào khác là phải vay mượn từ nước ngoài. Từ năm 1946 đến 1951, Nhật đã nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ, số tiền này được quản lý chặt chẽ và chỉ dùng để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất. Từ 1949-1961, Nhật vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Mỹ để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như sắt thép, xe hơi, hàng không... (thời đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa phổ biến).

    Tuy nhiên Nhật tìm cách huy động vốn trong nước, hạn chế số tiền vay từ nước ngoài, lúc vay nhiều nhất (năm 1958) số tiền cũng chỉ chiếm có 5% tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Với tinh thần yêu nước và quyết tâm đuổi kịp các nước Âu Mỹ, tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình của đội ngũ quan chức nhiều năng lực (vì được thi tuyển nghiêm túc), tinh thần doanh nghiệp và sự hăng say làm việc của mọi tầng lớp, kinh tế Nhật đã hồi phục và phát triển một cách kỳ diệu:

    Năm 1955 sản xuất đã hồi phục ở mức cao nhất của thời kỳ trước chiến tranh và kinh tế bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ. Năm 1964, Nhật trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước công nghiệp tiên tiến. Dĩ nhiên trong quá trình đó, Nhật đã trả hết nợ nước ngoài.


    Việt Nam, vay trả - trả vay, mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD

    Trở lại trường hợp của nước ta. Không kể các khoản nợ của Liên Xô cũ, VN đã bắt đầu nhận viện trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến từ năm 1993. Riêng trong kế hoạch năm năm vừa qua (2001-2005), ODA lên tới 7,8 tỷ USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư (ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài là 10,8 tỷ, chiếm 17%).

    Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, VN phải trả nước ngoài 10-11 tỷ USD nợ quốc gia, nghĩa là mỗi năm phải trả 2 tỷ. Hiện, tổng nợ nước ngoài vào khoảng 20 tỷ USD.

    Tuy các món nợ trên không ngoài khả năng thanh toán, song cùng với những sự cố “bất minh” (không chỉ) ở PMU18 đang ầm ĩ, nhất định đã đến lúc nhìn lại vấn đề nợ nước ngoài một cách sòng phẳng hơn.

    Các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững” cho VN đã than: “Số liệu sẵn có vào thời điểm biên soạn báo cáo này thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu toàn diện và nhất quán về định nghĩa”! Điều đó có nghĩa là bằng vào sổ sách các cơ quan đang lưu giữ, chẳng ai nắm chắc được cơ quan nào đang nợ bao nhiêu, nợ tổ chức nào..., y hệt chuyện xe cộ đem cho mượn của PMU 18 chẳng ai biết.

    Trong thời gian từ năm 1997-2001, số giải ngân về nợ nước ngoài đạt mức trung bình là 1,199 tỷ USD/năm, trong khi đó số tiền chi trả nợ đáo hạn cả gốc và lãi là 1,120 tỷ USD/năm. Cũng thế, nếu so sánh số ODA được giải ngân và số nợ trả hằng năm, nhất là từ 2006-2010 mỗi năm sẽ trả nợ hơn 2 tỷ USD, thì sẽ thấy “nợ vay về không tầy nợ phải trả”. Vay trả, trả vay là trong ý nghĩa đó.

    Các “con nợ” là ai? Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nợ Chính phủ ở đây là của Chính phủ nói chung và liên quan đến nợ của các cơ quan chính phủ đi vay trực tiếp rồi cho các DNNN vay lại. Nợ của các DNNN là các khoản nợ đi vay trực tiếp hay được Chính phủ bảo lãnh.

    Xử lý nợ với Liên bang Nga. Đây là khoản nợ cũ lớn nhất của VN. Sau tám vòng đàm phán kể từ 1994-2000, hai bên đã thỏa thuận và ký kết hiệp định xử lý nợ tổng thể của VN với Liên Xô (cũ), giảm nợ ngay 85% tổng nợ cũ, tương đương 9,3 tỷ USD. Số nợ còn lại phải trả trong 23 năm với 10% trả bằng tiền mặt và 90% bằng hàng hóa xuất khẩu.

    Công khai ngân sách đã bắt đầu nghe nói đến. Thế còn công khai nợ nước ngoài? Nhất định đã đến lúc công khai nợ nước ngoài. Trả mỗi năm 2 tỷ USD nợ nước ngoài là nhiều hay ít? Có nhiều cách giải đáp. Có ý kiến cho rằng khi nợ ở khoảng 25-30% GDP thì không sao, thậm chí ở mức 35% GDP như hiện nay vẫn chưa vào “vùng dông bão”.

    Thế nhưng, nếu chia bình quân cho 44 triệu người trong tuổi lao động, bài toán sẽ là khác, từ góc độ người lao động: họ phải lao động năng suất ra sao để mỗi năm bình quân dôi ra được 45 USD/người đặng đóng thuế trả nợ nước ngoài, chưa kể đóng các khoản thuế chi cho các việc khác. Trong góc độ đó sẽ là một bài toán lớn, nhất là khi vẫn còn trên 20 triệu người trong chuẩn nghèo.

    Ở mọi nước con nợ, con đường vay nợ trong những năm đầu lúc nào cũng thênh thang, có điều càng dài lâu càng “mỏi gối”, thậm chí có khi “lật ngửa”.

    (Theo Tuổi Trẻ)



    Người trên ở chẳng chính ngôi,
    khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào



    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau



    Đem chuông đi đấm xứ người
    Cái chuông thì có cái chầy thì không



    Người đời hiểu tử hiểu sanh
    Sống lo xứng phận thác dành tiếng thơm





    Rồng vàng tắm nước ao tù
    Người khôn ở với người ngu bực mình




    Bạn nghèo thuở trước chớ quên
    Vợ cùng kham khổ chẳng nên phụ tình








  2. #2
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Việt Nam mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD

    Nợ thì nước giàu nợ theo giàu, nghèo nợ theo nghèo. Hiện tại chính phủ Mỹ nợ trên 8 ngàn tỷ (8,000,000,000,000) đô la. Khiếp thiệt.
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  3. #3
    Member
    Join Date
    Feb 2007
    Posts
    77

    Default Re: Việt Nam mỗi năm phải trả nợ 2 tỷ USD

    Trả nợ cho đám cộng sản dị chủng Nga la tư là ai?? Là Cán Bộ , Công An ,Đãng Viên những người nầy đả từng cầm vủ khí của Cộng Sản Nga đả giết chêt không biết bao nhiêu người dân Việt-Nam vô tội

    Chằn bao lâu nửa nhửng Cán Bộ , Công An ,Đãng Viên Cộng Sản Viêt-Nam nầy sẻ có tên trong danh sách trong 100 người giàu nhất trên thế giới. Hiện giờ đả có Đảng viên Công sản Nga và Trung-Quốc trong danh sách nầy

    KHÔNG KHÔNG

    Những người phải trả món nợ nầy lả nhửng đồng bào Việt-Nam nghèo khổ ,làm lụng cực nhọc ,suốt cả cuộc đời không biêt những câu " no ấm và hạnh phúc là gì "

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts