Đây là một vài gợi ý suy niệm song ngữ về bài Tin Mừng Chúa Nhật 17 TN – B.

17th Sunday in Ordinary Time


Reading I: 2Kings 4:42-44 II: Ephesians 4:1-6

Gospel

John 6:1-15

1 After this Jesus went to the other side of the Sea of Galilee, which is the Sea of Tiber'i-as.

2 And a multitude followed him, because they saw the signs which he did on those who were diseased.

3 Jesus went up on the mountain, and there sat down with his disciples.

4 Now the Passover, the feast of the Jews, was at hand.

5 Lifting up his eyes, then, and seeing that a multitude was coming to him, Jesus said to Philip, "How are we to buy bread, so that these people may eat?"

6 This he said to test him, for he himself knew what he would do.
7 Philip answered him, "Two hundred denarii would not buy enough bread for each of them to get a little."

8 One of his disciples, Andrew, Simon Peter's brother, said to him,
9 "There is a lad here who has five barley loaves and two fish; but what are they among so many?"

10 Jesus said, "Make the people sit down." Now there was much grass in the place; so the men sat down, in number about five thousand.

11 Jesus then took the loaves, and when he had given thanks, he distributed them to those who were seated; so also the fish, as much as they wanted.

12 And when they had eaten their fill, he told his disciples, "Gather up the fragments left over, that nothing may be lost."
13 So they gathered them up and filled twelve baskets with fragments from the five barley loaves, left by those who had eaten.
14 When the people saw the sign which he had done, they said, "This is indeed the prophet who is to come into the world!"
15 Perceiving then that they were about to come and take him by force to make him king, Jesus withdrew again to the mountain by himself.

- This feeding of the five thousand story alludes to the Exodus story: the Sea of Galilee (v.1), the mountain (v.3), and the multiplying of the bread, respectively allude to the Dead Sea, Mount Sinai, and manna. Furthermore, the Jewish Passover (v.4) hints Jesus' upcoming Passover. Thus, Jesus is replacing the Old Testament way of life.

- Bread was the staple of the Jewish diet. The Old Testament mentions the unleavened bread, the presence bread, and manna - the bread from heaven. Bread is seen as life sustaining. The New Testament states that we "do not live by bread alone" and "Jesus is the bread of life."

- The Jewish people believe that food is a gift from God; thus, it was customary, as Jesus did in v. 11, to thank God before meals. Furthermore, since it is God's gift, the leftover bread fragments should not be wasted (v.12).

- The multiplying of bread and fish shows Jesus' concern for people's physical need, but this was not his main concern. The main concern is that the miracles, or signs, should lead people to deeper faith.

- In verses 14 and 15 the evangelist comments on how people misunderstand, and see Jesus as the liberating prophet/king. But that is not his mission! He is the revealer who shows us the true way of life; he is the suffering Messiah who would die.

One Main Point

Jesus is the Bread of Life.
On one level, Jesus satisfies our physical hunger. On a deeper level, he is the bread, through which we are led to a deeper level of faith, to participate in God's life

Reflections

1. Jesus asks his disciples to gather the leftover bread fragments; "so they gathered them up and filled twelve baskets." In this consumer society, we are wasting foods, materials, resources, and talents. What should we do with the leftover to show our gratitude to God?

2. The five loaves and two fishes can be seen as our cooperation in Jesus' work. How do we use our God-given talents to help others?

3. Jesus is the Bread of Life in the Eucharist. When we receive the Eucharist, we become one with God. What do you do before and after receiving the Eucharist?

4. From #3, how does receiving the Eucharist help your faith?

Chúa Nhật 17 Thường Niên
Bài Đọc I: 2Kings 4:42-44 II: Ephesians 4:1-6


Phúc Âm

Gioan 6:1-15

1 Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria.

2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người làm cho những kẻ đau ốm.

3 Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ.
4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Dothái.

5 Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?"

6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.

7 Ông Philípphê đáp: "Thưa có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút".

8 Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người:

9 "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!"

10 Đức Giêsu nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi". Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn.

11 Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.

12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi".

13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.

14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!"
15 Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
Interesting Details Chi Tiết Hay


- Bài đọc "hóa bánh ra nhiều" hôm nay là phần đầu của chương 6. Phần còn lại của chương 6 còn có hai tường thuật: "Đức Giêsu đi trên mặt nước" và "Đức Giêsu là Bánh Hằng Sống." Cả chương này quy về đề tài "Đức Giêsu là Bánh Hằng Sống."

- Đức Giêsu đến để thay thế lối sống cũ của Cựu Ước. Chúng ta thấy bài này có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện Xuất Hành: Đức Giêsu vượt qua bên kia hồ Galilêa (c. 1) ám chỉ Môsê (Maisen) vượt qua Biển Đỏ; Đức Giêsu lên núi (c. 3) ám chỉ núi Sinai; lễ Vượt qua (c. 3) ám chỉ lễ Vượt qua của Đức Giêsu; và bánh (mì) ám chỉ manna.

- Bánh (mì) là món ăn chính của người Do thái, cũng giống như cơm của người Việt. Cựu Ước đề cập đến bánh không men, bánh tiến, và manna (tức bánh bởi trời). Bánh là biểu tượng của sự sống. Thế nhưng trong Tân Ước, Đức Giêsu nói: "Con người sống không nguyên bởi bánh," và "Ta là bánh hằng sống."

- Người Do thái tin rằng đồ ăn là tặng phẩm của Thiên Chúa; vì thế, họ thường tạ ơn Thiên Chúa trước những khi ăn, như Đức Giêsu đã làm (c.11). Cũng vì thế, Đức Giêsu truyền nhặt những miếng bánh ăn thừa.

- Việc hóa bánh và cá ra nhiều cho chúng ta thấy Đức Giêsu quan tâm đến sự sống thể xác của mọi người. Thế nhưng quan tâm chính của Ngài là giúp mọi người, qua các phép lạ, có một lòng tin xâu xa hơn.

- Hai câu 14 và 15 là lời giải thích và kết luận của Gioan; tác giả cho thấy dân chúng hiểu lầm Đức Giêsu là vị vua, kiêm ngôn sứ, đến để giải phóng dân tộc. Thế nhưng sứ mệnh của Đức Giêsu không phải thế! Ngài đến để cho chúng ta thấy sự thật; Ngài là đấng Mêsia (Cứu thế) phải chịu đau khổ và chịu chết.

Một Điểm Chính

Đức Giêsu là Bánh Hằng Sống.
Đức Giêsu không những nuôi sống thể xác chúng ta mà còn dẫn dắt chúng ta đến một đời sống đức tin xâu hơn: Ngài là Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho chúng. Ngài là con đường đưa chúng ta đến với Chúa Cha.


Suy Niệm

1. Đức Giêsu nói các môn đệ phải thu nhặt những miếng bánh dư; và họ "chất đầy được mười hai thúng." Trong xã hội hưởng thụ này, chúng ta phí phạm đồ ăn, tài năng, tài nguyên, và vật chất. Vậy chúng ta phải làm gì với những đồ dư đó?

2. Em bé đã cộng tác với Đức Giêsu bằng năm chiếc bánh và hai con cá; chúng ta đã dùng tài năng để cộng tác với Ngài ra sao?

3. Khi rước lễ, chúng ta rước Chúa Giêsu, rước Bánh Hằng Sống. Bạn chuẩn bị thế nào trước khi lên rước lễ? Sau khi rước lễ bạn có những cảm tình nào?

4. Từ câu số ba, rước lễ giúp đức tin bạn thế nào?