-
Lúa cổ Thành Dền??
Lúa cổ Thành Dền có năng suất 2 tấn/ha, tương đương với năng suất trung bình của Việt Nam năm 1970. Trong khi đó, cách đây khoảng 2.000 năm thì năng suất lúa ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 số trên.
Dựa trên những bức ảnh chụp "lúa cổ" trổ bông gần đây trên báo mạng ở quê nhà. Từ Anh Quốc, TS. Trần Đăng Hồng đã có những phỏng đoán dựa trên một vài phân tích về hình thái lúa.
TS. Trần Đăng Hồng đã có 30 năm nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Nông nghiệp, Đại học Reading, Anh Quốc. Trước đó, ông Hồng đã nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) 6 năm. Thể thao và văn hóa dẫn lời TS. Hồng cho biết, căn cứ vào những gì quan sát được, có thể tính toán như sau: trung bình 8,1 bụi lúa/ m2, mỗi bụi trung bình 16,3 gié, trung bình mỗi gié có 100 hạt. Ảnh chụp cho thấy số hạt lép rất ít. Như vậy, số chắc tối thiểu chiếm 90%, tương đương 11.883 hạt/m2… Tổng cộng năng suất hạt sẽ là 3,56 tấn/ha.
“Dẫu có sai số thật lớn trong bài tính, năng suất tối thiểu cũng phải trên 2 tấn/ha”, ông Hồng định lượng.
Trường hợp chấp nhận “lúa cổ Thành Dền” có năng suất 2 tấn/ha, thì giống cổ này tương đương với năng suất lúa trung bình của Việt Nam năm 1970.
Nhưng ông Hồng lại băn khoăn, nếu tổ tiên ta đã có một giống lúa siêu việt như vậy, thì tại sao tổ tiên ta không giữ giống này nhân ra, canh tác mọi nơi, cớ chi để dân ta phải chết đói nhiều lần dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức (từ 1820 đến 1888, Việt Nam Sử lược).
Lúa cổ được gieo từ hạt thóc 3.000 năm tìm được ở di tích Thành Dền. (Ảnh: theo VNN)
Trả lời TTXVN, ông Hồng cũng cho biết thêm, mặc dù chưa thấy gié và hạt nhưng có thể nhận thấy hình dạng cây "lúa cổ" này có thân cứng và lùn, lá thẳng đứng, nhiều chồi hữu hiệu, ít chồi vô hiệu, giống sớm với chu kỳ 100 ngày vì không quang cảm. Với hình thái này thì có thể nói đây đúng là một mẫu mực lý tưởng mà các nhà lai tạo lúa, như Peter Jennings, T.T. Chang của Viện Lúa gạo quốc Tế IRRI mơ ước từ thập niên 1950.
Trên thực tế, nhóm làm việc của hai giáo sư trên và cộng sự đã mất 10 năm lai tạo và tuyển chọn để cho tới giữa thập niên 1960 mới tạo được giống IR8 hội đủ các đặc tính tốt nói trên.
Từ đó, ông Hồng đoán rằng, "lúa cổ Thành Dền" có đặc tính giống lúa hiện đại do cách mạng xanh tạo ra từ những năm 1960.
Một nhận định nữa của ông Hồng để đưa ra phán đoán trên. Đó là, Thành Dền vào 3.000 năm trước, tuy ở vị trí khá cao, nhưng vẫn bị ngập lụt theo định kỳ vì hệ thống đê trên sông Hồng chưa có. Vì còn là thời chưa biết lai giống nhân tạo, cư dân chỉ biết tuyển chọn giống qua hình thái bên ngoài, nên các giống lúa cổ vẫn còn mang nhiều đặc tính của lúa hoang dại với thân cao, lá rũ, hạt có râu dài,,…
Tuy nhiên, ông Hồng cho rằng, đó chỉ là nhận định của iêng ông, nên cũng có khả năng sai.
Mới đây, trả lời trên báo chí, PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sẽ gửi thêm mẫu sang Nhật Bản để xác định niên đại. Theo bà Dung, những mẫu gửi đi lần này được chính các nhà khảo cổ tìm thấy ở thời điểm khác với 3 mẫu gửi đi trước đó và được đãi rửa nghiêm ngặt hơn.
Được biết, những mẫu đã gửi sang Nhật trước đó khả năng sẽ có kết quả khoảng cuối tháng này, lúc đó mới có thể kết luận ban đầu về hạt thóc cổ 3.000 năm.
(Sưu tầm)
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules