-
Senior Member
Hôi Miệng (Bad Breath) - Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ
Hôi Miệng (Bad Breath)
Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ
Chết chửa, hơn một nửa số người sống ở Mỹ, một lúc nào đó, sẽ bị hôi miệng. Hàng năm, tại Mỹ, người ta tốn hơn 500 triệu mỹ-kim để "giữ thơm hơi thở".
Có người tự biết mình hôi miệng, thường hơn, người hôi miệng không để ý, mãi đến khi được người khác cho biết. Kể ra, hôi miệng cũng gây ít nhiều bất tiện.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây hôi miệng thuộc hai loại: không phải do bệnh, và do bệnh. Nói chung, đa số trường hợp hôi miệng (47-90%) có nguyên nhân gây hôi nằm ngay trong miệng.
1. Không phải do bệnh:
- Hôi miệng buổi sáng: ban đêm lúc ta ngủ, nước miệng trong miệng gần như ngưng chảỵ Nước miếng là một loại xà-bông rất tốt của miệng, có tính sát trùng. Ban đêm thiếu vắng nước miếng, vi trùng trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo mùi hôi.
Miệng khô, do bất cứ nguyên nhân nào (trong lúc ngủ, do bệnh, do dùng thuốc, thở bằng miệng...) khiến miệng thêm hôi. Miệng khô kinh niên cũng gây sâu răng, nhiễm trùng, niêm mạc miệng thiếu nước và teo nhỏ.
- Dụng cụ nha khoa trong miệng (mouth appliances): răng giả, cầu răng, hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu, trong cơn sóng gió gây do hai hàm răng, lúc ta ăn. Những vụn thức ăn ấy sẽ hư thúi, làm mồi cho các vi trùng có sẵn trong miệng ăn nhậu, tạo mùi hôị Nếu có thể, ta tháo gỡ và chùi rửa răng giả, cầu răng... ngày một lần vào buổi tối, rồi ngâm chúng qua đêm trong nước sát trùng. Hoặc làm đúng theo lời chỉ dẫn của nha sĩ.
- Tuổi tác: mùi của hơi thở thay đổi theo tuổi tác. Ta hay bảo hơi thở của trẻ em thơm mùi sữạ Lớn lên, từ tuổi vị thành niên (adolescence) đến tuổi trung niên (miđle age), hơi thở đã kém thơm tho. Càng cao tuổi, hơi thơ? càng dễ có mùi, dù ta giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Vì, càng cao tuổi, các tuyến nước miếng trong miệng ta càng tệ đi, tiết nước miếng ít về lượng, kém về phẩm.
- Nhịn đói: nhịn đói có thể gây hôi miệng. Người bo? bữa vì lười ăn hoặc ăn kiêng (dieting) hay hôi miệng. Khi ăn, ta nhai làm nước miếng tiết ra nhiều, rửa, giết bớt vi trùng trong miệng, miệng bớt hay hết hôi.
- Thuốc lá: thuốc lá loại nào cũng gây hôi miệng. Bỏ nó đi thôi, bạn ơi.
- Thức ăn: một số các chất từ thức ăn hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua phổi. Hành, tỏi, rượu, pastrami (thịt bò ướp) gây hôi miệng qua cơ chế này. Phổi cũng thải những chất biến dưỡng của các chất thịt (proteins) và mỡ (fats). Ăn thịt nhiều tất dễ hôi miệng. Khi ta ợ hơi lên, hoặc ói mửa, miệng cũng dễ có mùi vào lúc đó.
- Thuốc: những thuốc dùng có tác dụng làm khô miệng đều có thể gây hôi miệng. Kể ra thì nhiều thuốc làm khô miệng lắm. Chẳng hạn, các thuốc "chống histamines" (antihistamines) dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi... như Benadryl, Chlor-Trimeton, Dimetapp..., các thuốc chữa bệnh tâm thần (anxiolytics, antidepressants, antipsychotis...). Rồi thuốc lợi tiểu (diuretics), nhiều thuốc chữa cao áp-huyết, thuốc chống đaụ..
2. Là bệnh đấy:
- Các bệnh hàm miệng:
Như đã biết, trong đa số các trường hợp hôi miệng, vần đề nằm ngay tại miệng. Lười vệ sinh răng miệng, để bị sâu răng, để vụn thức ăn cứ lẩn quẩn trong miệng, sẽ giúp các vi trùng sinh sôi nảy nở.
Bệnh răng và bệnh viêm lợi kinh niên (chronic gingivitis), có lẽ là những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất, vì tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển dân số.
Các vấn đề làm viêm miệng (stomatitis) hoặc lưỡi (vì bệnh, do dùng thuốc, do cơ thể thiếu các sinh tố...) gây hôi miệng khi miệng, môi lở, nứt, thức ăn bám vào những chỗ nứt, lở nàỵ Các vi trùng lợi dụng thời cơ, ăn nhậu các vụn thức ăn bám vào những chỗ nứt, lơ? này, tạo mùi hôị Nấm Candida mọc trong miệng cũng gây hôi miệng. (Nấm Candida là một loại nấm gây bệnh hay mọc tại những chỗ ẩm của cơ thể như trong âm đạo, trong miệng..., nhất là ở người dùng trụ sinh lâu ngày, hoặc người đang mang bệnh như bệnh AIDS, bệnh ung thư, làm giảm sức kháng cự của cơ thể). Hôi miệng cũng có thể gây do ung thư cổ họng (pharyngeal cancer).
Ở mang tai (phía dưới tai, ngay quai hàm) có tuyến nước miếng quan trọng gọi là tuyến parotid. Nhiều bệnh làm tuyến parotid tổn thương, không tiết đủ nước miếng để rửa sạch miệng, gây hôi miệng. Chỉ xin kể ở đây một vài bệnh hoặc vấn đề có thể làm tuyến này viêm sưng: tiểu đường, uống rượu, suy dinh dưỡng (malnutrition), mang thai, ung thư máụ..
- Các bệnh toàn diện (systemic disease):
Bệnh tiểu đường có thể làm hơi thở có mùi rất ngọt, như mùi trái cây, hay mùi acetonẹ Ngược lại, bệnh suy thận (renal failure) có thể khiến thở ra hơi có mùi như mùi tanh của cá.
Suy gan nặng đưa đến hôn mê làm hơi thở có vị ngọt aminẹ Một số người xơ gan (cirrhosis) thở ra mùi giống mùi máu cũ (decayeđblood odor) hay mùi trứng hự Bệnh ung thư máu (leukemia) cũng vậy, có thể tạo cho hơi thở mùi máu cũ.
Nóng sốt cao và thiếu nước trong cơ thể (dehydration) làm giảm sự tiết nước miếng, đưa đến hôi miệng. Cơ thê? thiếu các chất sinh tố hay muối khoáng, như sinh tố A, sinh tố B12, chất sắt (iron), kẽm (zinc), sẽ làm miệng khô, nứt nẻ, khiến vụn thức ăn dễ bám vào những chỗ nứt nẻ này.
- Các bệnh tiêu hóa:
Người mang bệnh dội ngược bao tử-thực quản (gastroesophageal reflux disease: thức ăn trong bao tử dội ngược lên thực quản, do van đóng giữa thực quản và bao tử lỏng) có thể hôi miệng. Vì van đóng giữa thực quản và bao tử lỏng, không đóng kín, các mùi không thơm trong bộ tiêu hóa bay ngược lên thực quản, rồi theo miệng thoát ra ngoàị Những nguyên nhân tiêu hóa khác có thể gây hôi miệng: ung thư bao tử, nhiễm trùng ruột... Chảy máu đường tiêu hóa đôi khi cũng làm hơi thở có mùi như mùi máu đang hư.
- Bệnh mũi: các bệnh viêm mũi, nhiễm trùng các xoang quanh mũi, vật lạ hoặc bướu trong mũi đều có thể gây hôi miệng.
- Bệnh phổi: như sưng cuống phổi, sưng phổi, bệnh lao, ung thư phổị..
- Bệnh tâm thần: một ít vị chẳng hôi miệng tí nào, song cứ quyết rằng miệng mình hôị Đây là ảo tưởng miệng hôi (delusions of halitosis). Bác sĩ nên để ý xem những vi. mang ảo tưởng miệng hôi như vậy có đang mắc bệnh sầu buồn (depression), bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), bệnh tâm thần biểu lộ bằng triệu chứng thể chất (somatization)... không.
Định bệnh
Xin lỗi bạn, giả chừng bạn lỡ có hôi miệng, và muốn chữa. Vậy, khi đi khám bác sĩ, bạn nên kể bệnh thế nào? Chỉ cần nói: "Miệng tôi hay bị hôi" có đủ chăng?
Chúng ta đã biết, có vô số nguyên nhân gây hôi miệng, dù đa số những nguyên nhân nằm ngay trong mồm miệng của chúng tạ Giúp bác sĩ định bệnh, xin bạn kể bệnh tỉ mỉ.
Bạn cho biết vấn đề bắt đầu từ lúc nào. Rồi bạn cho biết miệng bạn hôi thường trực (constant), hay lúc hôi lúc không (intermittent). Lúc nào cũng hôi miệng hay gây do bệnh răng miệng, hoặc bệnh toàn diện. Miệng lúc hôi lúc không hay do bệnh đường tiêu hóa, thí dụ như bệnh dội ngược bao tử-thực quản, khi bạn ợ thức ăn lên miệng.
Bạn cho biết các yếu tố nào làm bạn hôi miệng (chẳng hạn đi làm buổi sáng quên đánh răng...), yếu tố nào làm hôi miệng nặng hơn (thí dụ, bận việc quá nên hay bo? bữa...), và yếu tố nào làm chứng hôi miệng của bạn nhe. đi (chẳng hạn, năng đánh và floss răng...).
Bạn kể cho bác sĩ nghe về thói quen ăn uống của bạn, đồng thời, các bệnh bạn đang mang, nếu có, cùng các thuốc chữa bệnh nào bạn đang dùng. (Cách tốt nhất là bạn đem tất cả các thuốc đang dùng ở nhà theo, mỗi khi đi khám bệnh). Và, bạn có hút thuốc lá không?
Sau khi nghe bạn kể bệnh, đặt thêm những câu hỏi hầu làm sáng tỏ thêm vấn đề nếu cần, bác sĩ sẽ thăm khám bạn kỹ lưỡng và toàn diện (complete physical examination). Bác sĩ sẽ đặc biệt khám kỹ miệng của bạn, kể cả hai môi, xem chúng có lở, nứt vì chấn thương, nhiễm trùng hoa (.c bướu (tumor). Hai hạch hầu ở hai bên cổ họng bạn (tonsils), nếu có những chỗ lồi lõm, biết đâu cũng làm bạn hôi miệng, vì vụn thức ăn có thể chui vào ẩn náu tại những chỗ lồi lõm này.
Bạn được yêu cầu ngậm kín miệng và thở ra thật mạnh bằng mũi: nếu có mùi hôi, đang có một bệnh toàn diện khiến hơi thở bạn có mùi đây chăng? Ngược lại, nếu bạn bịt chặt mũi, ngậm kín miệng, ngưng thở một chút, rồi thở nhẹ ra bằng miệng, mà có mùi hôi bác sĩ ngửi thấy được: a, có gì trong miệng hay cổ họng khiến hơi thở bạn không được thơm rồi đây.
Sau đó, tùy lời kể bệnh của bạn, và tùy những gì tìm thấy trong lúc thăm khám, nếu cần, bác sĩ sẽ cho làm các thử nghiệm (tests), hoặc chụp phim (radiographic studies). Thường thường, thì rồi chúng ta cũng sẽ tìm ra nguyên nhân nào đó khiến miệng bạn không thơm. Có khi, ngửi đi ngửi lại, vẫn không thấy hơi thở của bạn hôi, khám đi khám lại mãi, vẫn không tìm ra nguyên nhân rõ rệt nào có thể giải thích tại sao bạn cứ nằng nặc nghĩ rằng hơi thở của bạn hôi, bác sĩ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn mang ảo tưởng hôi miệng. Nếu vậy, hay ta nhờ đến bác sĩ tâm thần giúp đỡ, phân tích xem bạn đang có bệnh tâm thần nào chăng?
Chữa trị
Chữa trị hôi miệng tùy vào nguyên nhân ta tìm rạ Nếu ke? thù gây hôi miệng của ta nằm ngay trong miệng, và thường là vậy (đến 90% các trường hợp), thì vệ sinh răng miệng là cách chữa chính. Chúng ta nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đồng thời làm sạch các kẽ răng bằng cách "floss" răng với giây floss ít nhất ngày 1 lần. Nên đánh răng đúng kỹ thuật, bàn chải đánh răng chạm chân ra (ng, chỗ răng và lợi giao nhaụ Tiện bàn chải, ta chải luôn cả lưỡi, vì lưỡi cũng là chỗ thức ăn hay bám vào gây hôi. Chải lưỡi thật kỹ trước khi ngủ ban đêm và vào buổi sáng thức dậy cũng giúp chứng hôi miệng giảm nhiềụ Bạn nhớ đi thăm nha sĩ mỗi năm hai lần để chà rửa răng, đồng thời để nha sĩ thăm khám xem răng lợi có chỗ nào hư hỏng cần chữa.
Ăn một thực phẩm ít thịt, nhiều rau trái, khiến người nhẹ nhõm, khiến miệng bớt hôi. Hành, tỏi, pastrami (thịt bò ướp) dễ làm hôi miệng, chớ nên dùng nhiều.
Nếu có thể, ta bỏ bớt những thuốc dùng khiến miệng đâm kho^. Nếu khô miệng vẫn không bớt, ta dùng nước miếng giả (saliva substitutes) 30 phút trước mỗi bữa ăn. Nhai kẹo cao-su, loại không có đường (sugar-free gum), là cách rất tốt giúp nước miếng tiết ra nhiều, rửa sạch răng miệng. Uống nước cho đủ cũng làm bớt khô miệng. Rượu, thuốc lá làm hôi miệng, ta chả nên tiếc, cứ bo? quách cho xong.
Các nước súc miệng giữ miệng cho thơm chỉ giúp ta giấu được mùi hôi trong thời gian ngắn, và nước súc miệng có chứa chất rượu có thể khiến miệng ta kho^. Thuốc súc miệng tên Peridex, dùng thường xuyên, sẽ khiến lượng vi trùng trong miệng giảm bớt, giúp ngừa sâu răng và viêm nướu (pha nửa phần nước nửa phần thuốc, giữ trong miệng 30 giây, ngày hai lần sau khi đánh răng). Thuốc rất tốt cho những vị vì bệnh (thấp khớp, lẫn, tai biến mạch máu nãọ..), không thể đánh răng và "floss" răng đúng cách. Có điều, Peridex cần toa bác sĩ mới mua được. Thuốc có thể bám vào, đổi màu răng và niêm mạc miệng, hoặc thay đổi vị giác. Do thế, người dùng Peridex cần được nha sĩ khám răng miệng trước khi dùng thuốc, sau đó, ít nhất 6 tháng một lần.
Miệng ta thơm lúc còn thơ, nặng mùi dần khi tuổi đời chồng chất. Rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, nhưng trong đa số các trường hợp, kẻ thù gây hôi nằm ngay tại miệng. Vệ sinh răng miệng làm đầu, nếu vẫn không bớt hôi, bạn nên đi khám bác sĩ, và kể bệnh tỉ mỉ, chi tiết.
Kỹ như Mỹ, mà hơn nửa số người Mỹ (đừng quên chúng ta cũng là dân Mỹ, nhớ đi bầu Tổng thống Mỹ tháng 11 này đấy), một lúc nào đó, còn bị hôi miệng. Không biết có dân tộc nào, mồm miệng thơm hơn? (Còn mồm ông Lê Kha? Phiêu, Tổng bí thư đảng CSVN, thối không thể tả, khi mới đây tuyên bố: "Vào thế kỷ 21, dù cần 50, 100 năm nữa hay hơn, Việt Nam vẫn nhất quyết tiến lên xã hội chu? nghĩa". Với sự sụp đổ tan tành của các chế độ cộng sản ở Đông Âu, Phiêu cho rằng phe xã hội chủ nghĩa tạm thời thoái trào, nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ chiến thắng?!!!).
BS Nguyễn Văn Đức
VNNB, 1/12/00
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules