SAU TIẾNG VỖ TAY



Hoa sen được rất nhiều người sủng ái nên không tránh được vênh vang, nhìn người mà tự đắc.

Không ngờ, có một ngày, mọi người chuyển mắt qua cố ý nhìn cô hoa hồng và chị hoa lan. Vì mình bị coi nhẹ, bị đối xử nhạt nhẽo, cho nên hoa sen nổi giận đùng đùng và hoang mang bất an.

Nó không ngừng tự hỏi:

- “Lẽ nào tôi không trở lại đẹp đẽ sao ? Lẽ nào tôi không trở nên quan trọng sao ? Lẽ nào tôi không có tí gì đáng học tập sao ? Tại sao con nngười ta vô tình hiện thực đến thế ư ?”

Ngày lại ngày, sen để mình lún trong tình cảnh ấy lập đi lập lại không ngừng, nó bắt đầu trở nên nóng lòng sốt ruột, căng thẳng và càng tự ái tự ti hơn.

Đấng tạo hóa thấy sen tự khổ như thế, trong lòng không nỡ, bèn an ủi nói:

- “Một cá nhân không nên sợ bị người ta quên, bởi vì chỉ có cái tôi tìm được sau tiếng vỗ tay, mới thật là cái tôi”.

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Chữ “bi悲” có nghĩa là buồn, sầu…

Chữ “quan觀” có nghĩa là nhìn, xem, coi…

Vậy bi quan là nhìn mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi con người bằng cặp mắt kính màu đen của tâm hồn, mọi thứ đều buồn sầu chán nản, thất vọng.

Người Ki-tô hữu không nên bi quan mà nên lạc quan mãi. Anh có thể buồn vì có người thân qua đời, chị có thể khóc vì người yêu phản bội, nhưng không được bi quan.

Bi quan là tự cho mình dở, là bất lực trước hoàn cảnh; lạc quan là yêu đời, là vui tươi, là hạnh phúc, là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Vậy thì tại sao chúng ta lại bi quan chứ?

Bi quan như đám mây đen, làm cho mọi vật buồn rầu ủ rủ; lạc quan như ánh mặt trời chiếu sáng thế gian.

Người Ki-tô hữu là người đi loan báo tin vui của Nước Trời, nên họ không thể nào bi quan được, nhưng luôn lạc quan ngay trong những bi quan của cuộc đời.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.