-
Tình Hình Tây Tạng 7 Ngày Qua
Tình Hình Tây Tạng 7 Ngày Qua
2008.03.28
Nguyễn Khanh, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Biến cố Tây Tạng vẫn tiếp tục là đề tài được cả thế giới chú ý. Binh sĩ Trung Quốc vẫn hiện diện trên lãnh thổ của người dân Tây Tạng cũng như ở các tỉnh thành có các cộng đồng Tây Tạng cư ngụ. An ninh dù được tăng cường rất chặt chẽ nhưng những cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của công an và quân đội Trung Quốc vẫn diễn ra, trong lúc Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chận làn sóng chống đối đến từ nước ngoài.
Quân đội Trung Quốc tuần hành trên đường phố ở Lhasa, thủ đô Tây Tạng, hôm 27-3-2008. Photo: AFP
Tình hình Tây Tạng 7 ngày qua là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để trình bày cùng quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách. Bài do Thanh Trúc đọc.
Đổ nát và căng thẳng
Hai tuần lễ sau ngày tiếng súng của binh sĩ Trung Quốc nổ vang ở Lhasa, hình ảnh mà các nhà báo được Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chọn để dự chuyến tham quan thấy được là cảnh đổ nát, căng thẳng xen lẫn với mùi khói vẫn còn từ những đám cháy.
Tổng cộng có 26 nhà báo trong đoàn và ngay khi đến Lhasa, những bản tin đầu tiên gửi về xác nhận tại thành phố này đã có những vụ đụng độ xảy ra. Bản tin của nhật báo The Wasll Street Journal viết rằng “hai tuần lễ sau ngày những cuộc biểu tình và bạo động diễn ra, mùi khói vẫn còn vương trong không khí, một loạt cửa hàng và những khu chung cư bị cháy thành than”.
Các viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Lục nói với đoàn là số người chết vì những cuộc bạo động là 22 người, đồng thời nói rõ tất cả những chuyện không may đều do đoàn biểu tình chủ trương bạo động muốn gây chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc Hán-Tây Tạng gây nên.
Trong khi đó bản tin của nhật báo The Financial Times cho hay những người Tây Tạng mà các nhà báo gặp trên đường đều sợ hãi không dám lên tiếng, nhưng một nhà giáo có nói nhỏ rằng “xin các ông giúp chúng tôi với”.
Các ông ơi, các ông đừng tin những gì họ trrình bày. Họ chỉ nói dối thôi, họ không bao giờ nói sự thật đâu. Tây Tạng chưa được tự do, Tây Tạng chưa được tự do. Nhà nước Trung Quốc bắt chúng tôi phải chửi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, họ không được quyền làm như thế, chúng tôi không bao giờ để yên cho họ bắt chúng tôi phải làm thế này thế khác.Chúng tôi tự động biểu tình chống đối Trung Quốc, Ðức Ðạt Lai Ma không chỉ thị chúng tôi làm điều đó.Chúng tôi tự động biểu tình, không liên quan gì tới Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cả.
Các nhà sư Tây Tạng kêu gọi
Các bản tin được phổ biến đến thế giới bên ngoài cũng cho thấy ở những khu vực có phần đông dân cư là người Hán thì tất cả mọi sinh hoạt dường như đã trở lại bình thường, và những sự kiện này cho thấy căng thẳng vẫn còn hiện diện ở trong lòng thủ đô Lhasa của nhân dân Tây Tạng.
Căng thẳng không chỉ vì sự hiện diện của lực lượng binh sĩ và công an Trung Quốc liên tục tuần tiễu suốt ngày đêm, mà còn vì những lo âu của người dân địa phương, và những có dấu hiệu cho thấy chỉ cần một sơ hở nhỏ của lực lượng quân đội và công an Hoa Lục, thì một cuộc biểu tình tầm cỡ đáng kể có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Ðiều này còn được thể hiện qua lời dặn dò của một viên chức chính phủ Trung Quốc hướng dẫn đoàn, nhắc nhở mọi người “lúc nào cũng phải bám sát đoàn, đừng đi đâu một mình. Tình hình ở đây vẫn chưa yên, chưa an toàn đâu”.
“Đừng tin những gì Bắc Kinh nói!”
Chưa yên đâu!!! Lời dặn dò đó đã trở thành sự thật!!! Mới sáng hôm qua, trong cuộc họp báo được tổ chức tại tu viện cổ kính Jokhang trong lòng thủ phủ Lhasa để trình bày với các nhà báo nước ngoài về tình hình Tây Tạng, 30 nhà sư đã bất ngờ xuất hiện, có những vị vừa khóc vừa kêu gọi giới truyền thông quốc tế đừng tin những gì Bắc Kinh nói.
Các ông ơi, các ông đừng tin những gì họ trrình bày. Họ chỉ nói dối thôi, họ không bao giờ nói sự thật đâu. Tây Tạng chưa được tự do, Tây Tạng chưa được tự do.
Nhà nước Trung Quốc bắt chúng tôi phải chửi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, họ không được quyền làm như thế, chúng tôi không bao giờ để yên cho họ bắt chúng tôi phải làm thế này thế khác.
Chúng tôi tự động biểu tình chống đối Trung Quốc, Ðức Ðạt Lai Ma không chỉ thị chúng tôi làm điều đó.Chúng tôi tự động biểu tình, không liên quan gì tới Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cả.
Các nhà sư Tây Tạng kêu gọi giới truyền thông quốc tế đừng tin những gì Bắc Kinh nói, tại tu viện cổ kính Jokhang trong lòng thủ phủ Lhasa hôm 27-3-2008. Photo: AFP
Một nhà sư khác cho hay quân đội Trung Quốc canh gác tu viện này từ hai tuần qua, cấm không cho đi ra ngoài, mãi đêm hôm trước mới rút đi và hôm sau chính phủ Bắc Kinh cho tổ chức họp báo ngay tại đây.
Họ còn định đưa một số sư ra tiếp xúc với các ông. Các nhà sư này không phải là những người tin vào chủ thuyết cộng sản, nhưng họ là đảng viên. Thành phần như chúng tôi không được đi đâu hết, họ bảo chúng tôi muốn ra ngoài để phá hoại, nhưng chúng tôi có làm điều đó bao giờ đâu.
Hiện vẫn chưa rõ số phận của họ ra sao, nhưng thế giới bên ngoài được xem hình ảnh liên quan vì nhà cầm quyền Trung Quốc không tịch thu các đoạn phim mà các nhà báo trong đoàn quay được.
Bản tin của hãng thông tấn AP cho biết nhà báo Charles Hutzler đi trong đoàn tiếp xúc được với ông Baima Chin, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tây Tạng, và ông này cho hay tất cả những nhà sư bất ngờ xuất hiện trong cuộc họp báo không ai bị làm khó dễ gì cả.
Nhưng nhà báo Hutzler nói thêm hình ảnh mà ông nhìn thấy vào buổi chiều hôm qua là cảnh quân đội Trung Quốc đầu đội mũ sắt, tay cầm khiên, bao vây tu viện Jokhang. Toán binh sĩ này không cho biết họ thuộc đơn vị nào, và cũng chẳng nói họ đến đây với mục đích gì.
Sau khi chuyện xảy ra, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng có đưa ra một lời phát biểu ngắn. Ngài nói rằng có lẽ những gì ở Lhasa giữa lúc đoàn nhà báo quốc tế có mặt tại đó là những bằng chứng hùng hồn nhất để thế giới thấy chuyện đang xảy đến cho dân tộc Ngài.
Ngài nói thêm: Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chính phủ Trung Quốc, các viên chức lãnh đạo ở Bắc Kinh phải công nhận sự thật. Ðó là điều quan trọng. Ở thời đại này, không thể cứ giả vờ hay nói dối mãi được.
Dư luận thế giới
Dư luận thế giới vẫn tiếp tục nói đến những gì đã và đang xảy ra ở Lhasa cũng như ở tại những nơi trên lãnh thổ Trung Quốc có đông người Tây Tạng cư trú. Nổi bật nhất đến giờ vẫn là lời phát biểu mà Ngoại Trưởng Pháp Bernard Kouchner đưa ra, nói rằng hành động của Trung Quốc là “hành động không thể tha thứ được”.
Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozi thì cho biết ông sẽ tham khảo ý kiến với các nước bạn trước khi quyết định có nhận lời mời dự Lễ Khai Mạc Olympic Bắc Kinh 2008 vào tháng Tám tới đây hay không. Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush cũng đã gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với Chủ Tịch Nước Hồ Cẩm Ðào của Trung Quốc, và theo trình bày của ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Stephen Hadley:
Tổng Thống Bush nói rất mạnh về những xáo trộn xảy ra ở Tibet và tầm quan trọng của việc chính phủ Trung Quốc phải biết kiềm chế, đừng để tình hình trở nên xấu hơn nữa.
Và ngay chính Bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice của Hoa Kỳ cũng nói: Tự kiềm chế là điều chính phủ Trung Quốc phải làm. Bắc Kinh cũng nên hiểu bạo động không phải là giải pháp để có thể giải quyết vấn đề Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng nghĩ gì ?
Người dân Tây Tạng nghĩ gì về sự ủng hộ mà thế giới đang dành cho họ? Tại Dharamsala, ông Samdhong Rinpoche, Thủ Tướng Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong nói rằng dù được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia, nhưng có hai điểm ông thấy cần phải lưu ý mọi người.
Tôi kêu gọi tất cả các nhà báo, các cơ quan truyền thông đòi hỏi Trung Quốc phải cho quý vị đến Lhasa. Nếu Trung Quốc không chấp thuận lời yêu cầu của quý vị, thì đó là bằng chứng cho thấy là Bắc Kinh phải dấu diếm sự thật.
Ông Samdhong Rinpoche
Ðiều thứ nhất là đừng quên từ ngày biến cố mùng 10 tháng Ba xảy ra đến giờ, chỉ có một số nhỏ nhà báo mà Trung Quốc chọn được phép đi trong đoàn do chính phủ Bắc Kinh tổ chức để tham quan tình hình Lhasa.
Tôi kêu gọi tất cả các nhà báo, các cơ quan truyền thông đòi hỏi Trung Quốc phải cho quý vị đến Lhasa. Nếu Trung Quốc không chấp thuận lời yêu cầu của quý vị, thì đó là bằng chứng cho thấy là Bắc Kinh phải dấu diếm sự thật.
Ðiểm thứ nhì ông Rinpoche nói đến là hiện giờ Trung Quốc đang ở cương vị của một cường quốc về kinh tế và một thị trường quá tốt, cho nên các nước khác khó có thể làm áp lực mạnh với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Ông nói tiếp:
Đó là sự thật. Bắc Kinh được thế giới Tây Phương ủng hộ chỉ vì Trung Quốc là một thị trường kinh tế quá lớn, một thị trường gần như vô hạn. Các nước đều bảo vấn đề Tây Tạng được họ coi trọng nhưng họ cũng không thể để mất thị trường Hoa Lục được, không thể bỏ qua cơ hội quý giá này được. Ðó là điều không thể chối cãi được, và nhân dân Tây Tạng chúng tôi hiểu được điều đó.
Ai cũng biết giới tư bản ủng hộ hệ thống cai trị độc đoán của Trung Quốc. Phẩm giá của con người bị sói mòn trong tiến trình làm giầu và tích lũy một cách tham lam. Tiến trình này đang thay đổi cả thế giới.
Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai? Giải pháp nào sẽ là giải pháp được áp dụng cho người dân Tây Tạng và cho ước mơ độc lập mà họ đã ấp ủ từ nhiều thập niên qua?
Trong thời gian chờ đợi câu trả lời, có lẽ bóng dáng của binh sĩ Trung Quốc sẽ còn tiếp tục phủ dài mảnh đất thân yêu của họ, hay nói như lời ông Ðại Sứ Trung Quốc ở Washington, Bắc Kinh phải đưa quân vào Tây Tạng để bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh cho chính những người dân đang cư ngụ tại đó.
Ông còn giải thích thêm rằng bất kỳ quốc gia nào ở trong trường hợp của Trung Quốc cũng đều phải làm
Tiếng Việt
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules