TIẾNG NÓI CỦA THIÊN CHÚA BẢO VỆ CHÚNG TA TRÊN LỐI BƯỚC
Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm A (Acts 2: 14, 36-41; Psalm 23, 1 Peter 2: 20-25; John 10: 1-10)
Một số đám đông đã cười và chế giễu Phê-rô cùng những người cộng tác của ông, những người mà hình như đang cười nói huyên thuyên, đầy xúc động và say mê một điều gì đó. Bao gồm những thành phần trong đám đông: họ đã say sưa trong men rượu và đã uống thật nhiều.
Thánh Phê-rô đã làm cho họ tỉnh ngộ những quan niệm sai lầm này. Ông giải thích (trong nhưng dòng bị lược bỏ) rằng điều này đa được tuôn tràn từ Thánh Thần va tiên đoán trong Joel và rằng nó báo hiệu sự xuất hiện của những ngày cuối cùng. Những điều mà bây giờ vô cùng khác biệt bởi vì tất cả mọi tín hữu đã được ủy quyền bởi Chúa Thánh Thần thay vì một sự lựa chọn hiếm hoi. Thánh Phê-rô cũng liên hệ đến câu chuyện của Chúa Giê-su – những hành động của quyền năng và lòng trắc ẩn, những điều kỳ diệu và nhưng dấu chỉ, và uy thế của Người với tư cách là con người được gửi đến từ Thiên Chúa. Ông ném ra một lời buộc tội chua cay vào những người Do Thái bằng cách thuật lại sự phản bội và đã hành hình đối với Chúa Giê-su. Thiên Chúa đa lật ngược bản án của họ và khẳng định sự kỳ diệu và lời giáo huấn của Chúa Giê-su bằng sự sống lại của Người từ cõi chết. Thánh Phê-rô đã dẫn tới đỉnh điểm rằng Chúa Giê-su giờ đây đã lên ngôi là Chúa Trời và là Đấng Messiah. Vì ý nghĩa nội dung bằng những ngôn từ của mình chìm đắm trong duy nhất chỉ có sự im lìm bối rối – và rồi là một câu hỏi không tránh khỏi: chúng ta có thể làm gì bây giờ? Những món quà mà Chúa Giê-su mang đến là dành cho tất cả mọi người và lời mời được chịu phép rửa được nhiều người chấp nhận ngay ngày hôm đó.
Chúng ta nên đọc đoan trích với một ý nghĩa về lòng từ bi độ lượng và nhân hậu của Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta không nên bị chi phối bởi một số luận điệu nghệ thuật tu từ thần học của Thánh Lu-ca: dân Do Thái không hề đổ lỗi cho cái chết của Chúa Giê-su – thực ra, Thánh Phê-rô thậm chí đã khẳng định rằng điều đó đã được định trước. Và thế hệ đó không nhiều hoặc ít hủ hóa, thối nát hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta về cách thức dễ dàng của nó là vì những người thiện chí thực hiện những gì là vô cùng sai lầm do sự ươn hèn hay ngộ nhận. Thế hệ của chính chúng ta cũng cung cấp vô số những điển hình.
Sự đau khổ là một bí ẩn lâu đời – tại sao những người vô tội và ngay thẳng lại phải chịu đau khổ? Không có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát hoăc dễ dàng ngoại trừ tìm thấy ý nghĩa trong nó và cố gắng biến nó thành một kinh nghiệm hữu ích. Sẵn sàng chịu sự đau khổ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta biết rằng điều đó dành cho một nguyên lý hoặc nguyên tắc chính đáng và cao thượng. Tác giả 1 Phê-rô bảo đảm với chúng ta rằng điều đó chỉ làm đẹp lòng Thiên Chúa khi chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ cho những gì là đúng đắn.
Sự đau khổ trải qua bởi tội lỗi của chính chúng ta hoặc sự vô minh không thực sự tính đến. Sự đau khổ tự nó là không phải là những gì quan trọng, đó là sự kiên định, không dao động và khước từ để nhượng bộ vì sự thuận lợi và thoải mái. Những điều tăm tối này đã xẩy ra suốt chiều dài lịch sử khi những người từ tâm đơn giản đã bị gây khủng hoảng để rồi đứng dậy và cất lên tiếng nói.
Kẻ trộm và kẻ cướp là ai? Bởi vì đức tin tôn giáo rất mạnh mẽ và được nối kết với những mức độ sâu thẳm nhất của cá nhân con người, nó đễ bị lạm dụng và hủ hóa. Chúa Giê-su đã đối chiếu phong cách riêng của Người về sự cứu giúp và chăm sóc những linh hồn với những ai mà đối với họ tôn giáo là một phương tiện cho sự phong phú và quyền lực. Những ai mà thích hơp với loại tột cùng được liên kết với tài sản, uy thế và quyền lực hơn người để đề cao cái tôi thay về sự sung mãn tinh thần của những ai được ủy thác đối với sự chăm sóc của họ. Trong những năm gần đây, đã có nhưng trường hợp cá biệt đau buồn, nơi mà danh tiếng và sự bảo vệ thể chế được đánh giá cao hơn sự an toàn và viên mãn tinh thần của tín hữu. Đối với các mục tử nhân hiền – được điển hình bởi Chúa Giê-su – sự viên mãn của những linh hồn là điều chí thiện.
Có nhiều tiếng nói cạnh tranh trê thế giới và chúng ta bị tấn công tới tấp từ nhiều phía bởi những tư tưởng và những tuyên bố mâu thuẫn nhau. Làm thế nào để chúng ta có thể bảo đảm rằng chúng ta đang bước theo đường ngay lẽ phải? Một quan hệ cá nhân sâu sắc với người mà được gọi là muc tử nhân hiền là chìa khóa cho sự minh mẫn và sung mãn tinh thần. Tiếng nói của mục tử phải được phân biệt với tiếng nói của người khác bằng ý nghĩa của sự bình an, hòa hợp với Thiên Chúa; sự liên kết và hiệp nhất với tha nhân, và ý nghĩa của niềm hân hoan nội tại mà nó mang lại sau đó. Chúng ta có một người bảo vệ chúng ta trên lối bước – chúng ta hãy học để lắng nghe và bước theo.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS