-
Moderator
C - Câu Chuyện Một Giòng Suối
Câu Chuyện Một Giòng Suối
Nhà Đức Chúa Trời, Tu Hội Nhà Chúa và hôm nay Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa chỉ là “MỘT GIÒNG SUỐI” có nhiều khúc. Mỗi khúc mang một vẻ đẹp và một ý nghĩa theo giòng lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nhà Đức Chúa Trời ngoài Miền Bắc nhỏ bé trong giới hạn của một họ đạo bên lũy tre xanh, gồm: các cha (cha xứ, cha phó, cha già...); các thầy giảng (Thầy Xứ coi việc tài chánh và cơm nước; Thầy Quản coi nhà thờ, xướng kinh, phụng vu; Thầy Quyền coi việc dọn lễ, làm bánh lễ, coi các cậu giúp lễ; Thầy Giáo dậy học các chú, các cậu... Những không phải nhà nào cũng có “đủ bộ” các thầy như vậy, có những nhà chỉ có một thầy mà phải bảo quản hết mọi công việc ấy!); chủng sinh và các chú gíup lễ với chiều hướng sẽ được cha xứ gửi đi tu, ông bõ lo việc nội trợ (nhà bếp), vườn ruộng... người giúp việc... Tất cả sống chung trong một nhà theo mẫu gương gia đình Thánh Gia Nazareth thuở xưa, mỗi người một công việc. Những công việc của các nhân vật trong Nhà Đức Chúa Trời nơi xứ đạo bên lũy tre xanh này, thì công việc của các Thầy rất quan trọng và khó khăn hơn cả. Các Thầy là nồng cốt cho tương lai của giáo hội địa phương, dù chỉ hạn hẹp bên lũy tre xanh. Chính đời sống ẩn dật mang dáng dấp gia đình Nazareth ấy lại là cái nôi làm cho Hội Thánh Việt Nam phát triển cách rất vững chắc. Các thầy lo điều khiển sinh hoạt trong nhà cũng như trong xứ đạo theo chỉ thị của cha xứ: Thầy lo quản lý việc đồng áng để sinh lợi kinh tế cho nhà xứ; Thầy lo dậy giáo lý cho người lớn, hướng đẫn các trẻ em trong xứ biết sống đạo và tuyển chọn các em vào giúp lễ hòng sau này trở nên “giống má”ù Nhà Đức Chúa Trời; Thầy dậy học cho các chú giúp lễ để chuẩn bị vào tiểu chủng viện; Thầy hướng đẫn các chủng sinh trong các dịp nghỉ học về đời sống tu đức...; Thầy hướng dẫn các ông trùm ông chánh chuẩn bị và tổ chức các dịp lễ lớn trong xứ và sắp đăït các lễ nghi để cha xứ ra chủ sự; Thầy tiếp khách thay cha xứ khi cần.... Tóm lại, phải làm dưới mọi chỉ thị của cha xứ trăm công ngàn việc hệ trọng không tên cũng như có tên, vừa ý cũng như không vừa ý... Khi công việc đã hoàn tất, các Thầy chỉ là moat bóng mờ rất âm thầm. Nếu một công việc nào đó bị thất bại thì trách nhiệm các thầy sẽ lãnh hết. Nhưng nỗi vui mừng của Thầy không phải ở chỗ thành công hay không thành công mà ở chỗ đến cuối đời nhìn lại thấy mình đã phục vụ con người hết sức, để yêu Chúa hết lòng và yêu tha nhân tận tình. Rất nhiều thầy đã sống âm thầm và chết âm thầm trong nỗi vui mừng ấy. 117 thánh tử đạo Việt Nam, đã có một số đông các Thầy Giảng được Giáo Hội tôn phong hiển thánh năm 1988 đủ để xác minh điều nói trên đây.
Trải qua bao thế kỷ, Nhà Đức Chúa Trời cứ theo nhịp sống âm thầm gia đình Nazareth năm xưa như “chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột cho đến khi tất cả bột day men...” (Mt 3,33). Đây chính là nền tảng làm Hội Thánh Công Giáo Việt Nam càng ngày càng lớn thêm, đạo Chúa mỗi ngày được “sáng ra” giữa lương dân. Ấy thế mà Tổ Chức Nhà Đức Chúa Trời lại âm thầm lặng lẽ chẳng mấy người Việt Nam biết đến. Nhưng đây cũng là lý tưởng của Anh Em Nhà Chúa: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lu mờ đi...” đó là niềm vui trọn vẹn nhất” (xem Ga. 3:30)
Biến cố năm 1954, đất nước Việt Nam chia đôi, giòng lịch sử dân tộc có nhiều “lối rẽ”, lũy tre xanh bên đình làng, bên xóm đạo không còn như trước nữa. Để “SỐNG VỚI HIỆN TẠI” như Krishnamurti viết trong “Saanen 63” mà Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương của tác giả Nguyễn Duy Cần đã trích lại: là sống như đang bơi lội trong giòng nước chảy, chứ không phải như đứng nhìn nước chứa đựng trong một cái chai... Cuộc sống là một sự trôi chảy cuồn cuộn không bao giờ ngừng...” Do đó, khi di cư vào Miền Nam, Nhà Đức Chúa Trời đã cải tổ thành Tu Hội Nhà Chúa với những sinh hoạt trong Tổng Giáo Phận Sài gòn (dưới sư hướng dẫn và điều khiển của cha cố Giuse Maria Vũ Khoa Cử). Việc cải tổ này nhằm đáp ứng theo hoàn cảnh mới bao quát hơn phù hợp với qui luật sống giữa giòng đời.
Nhưng Mùa Xuân Tu Hội Nhà Chúa chưa kịp đến, “lá chưa kịp xanh” mà “cơn giông” 30 tháng tư năm 1975 đã lùa ngang dọc lòng quê hương Mẹ Việt Nam khiến con dân nước Việt tản mác muôn phương...
Một số nhỏ anh em Tu Hội Nhà Chúa có mặt tại hải ngoại tìm về với nhau tiếp tục nâng đỡ nhau bằng đời sống huynh đệ trong cảnh thật thiếu thốn và nghèo nàn: nghèo nàn đủ mọi thứ!!! Chưa được giáo quyền Hoa Kỳ biết đến, đôi khi cả những người đồng hương mình không mấy quan tâm hoặc không nghe nói đến! Không liên lạc được với bề trên và anh em Nhà Chúa ở Việt Nam, không có chỗ đứng như các dòng tu lớn có gốc và chi nhánh tại ngoại quốc từ bao trăm năm trước... Thật vu vơ giữa chợ đời! Nhưng những anh em còn lại không nản chí, mà hiểu được rằng đó cũng là thân phận Đức Kitô thuở xưa, nên lòng lại tràn đầy hy vọng và vui mừng để tiếp tục lý tưởng đời huynh đệ trong khó khăn và nghèo nàn... của hoàn cảnh theo gương Thầy Chí Thánh là Chúa Giêsu.
“Như tấm gương nhận tia sáng nào là liền phản chiếu lại ngay, không chần chừ do dự”... (Zenkei Shibayma, On Zazen Wasan, Kyoto 1967, P 28), nên khi liên lạc được với quê nhà, với bề trên và anh em ở Việt Nam, qua những khuyến khích, hướng dẫn của ân nhân và sự thúc giục của các bề trên, Tu Hội Nhà Chúa giữa biển đời văn minh hiện đại, khoác lên thân mình danh xưng Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa để tiếp tục mang lý tưởng sống lặn lội giữa đời. Lý tưởng thật cao trọng, vì phải làm một điều khó nhất nơi con người là tự hủy cái tôi, cái người đời ham muốn của chính mình để có thể theo gương Chúa Giêsu, moat con đường duy nhất Ngài muốn: Hãy học với Ta, vì Ta hiền hậu và khiêm nhường trong lòng... (Mt. 11:29)
Chúa Giêsu đã làm muôn ngàn phép lạ giữa đời, nhưng Ngài lại chẳng mong những người theo Ngài điều gì ngoài tâm tình thật đơn sơ, ngắn gọn bao gồm cả một giòng đời can phải sống. Thực ra, lý tưởng sống Chúa Giêsu đề ra đã được các tiên tri, các ngôn sứ nhắc nhở Dân Chúa suôùt chiều dài hành trình về Đất Hứa từ ngàn năm xưa.
Tại Á Đông, Lão Tử cũng đã dạy “Thượng Thiện nhược thủy; thủy thiện lợi vạn-vật nhi bất tranh”, (có nghĩa là, bậc thượng thiện (hay nói theo ngôn từ của công giáo), thì kẻ thánh thiện giống như nước; nước hay làm lợi cho vạn vật, mang sức sống nuôi vạn vật mà không tranh giành). Đúng thế, có cái gì yếu-mềm hơn nước đâu, và cũng chẳng có cái gì khiêm nhường và luôn sẵn sàng phục vụ mọi hoàn cảnh hơn nước cả. Bởi gặp chỗ trống, thiếu thì nước chảy vào. Gặp chỗ đầy dư thì nước chảy ra và để nơi cao nước sẽ tìm chỗ thấp nhất để chảy xuống. Đêm ngày chảy mãi không ngừng, không kháng cự, vì bị cản thì ngừng, mở đường thì chảy, đựng trong ống thì thẳng, cho vào bầu thì tròn. NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ MẤT BẢN CHẤT CỦA NƯỚC. (xin xem Lão Tử, Đạo đức Kinh; Thuyết nhu nhược, chương 22).
Hôm nay, ngay “bình minh” thiên niên kỷ thứ ba này, nhìn lại giòng SUỐI thật nhỏ bé giữa lòng dân tộc với ba “khúc”: Nhà Đức Chúa Trời, Tu Hội Nhà Chúa và Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa, chúng tôi không thể không vui mừng trong tin yêu và hy vọng.
Tin yêu vì, dù biết mình nhỏ bé, yếu kém có mang hết sức con người cũng chẳng làm được gì, như Thánh Phêrô vất vả hết sức cả đêm mà chẳng được con cá nào; Nhưng khi cần, Chúa vẫn cho thuyền đầy ắp cá cách lạ lùng.
Chúng tôi hy vọng vì biết chắc chắn rằng Chúa đã, đang và sẽ dùng những bàn tay, đánh động những tấm lòng nhân ái và quảng đại của các vị ÂN NHÂN để họ cùng đồng hành với chúng tôi đểû mỗi thành viên của Tu Đoàn Nhà Chúa luôn luôn sống thánh thiện và nhất là sống làm sao để cuộc đời của chúng tôi sẽ nên như nước “Thượng thiện nhược thủy; thủy thiện lợi vạn vật bất tranh”.
Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa Hải Ngoai.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules