Bệnh tham nhũng và thành tích ăn vào quân đội sản sinh ra thứ như thế
@@@@@@@@@@@@@@
Không quân Trung Quốc đã loại bỏ lô đầu gồm 16 máy bay tiêm kích “tự lực chế tạo” mới J-11B (bản sao chép Su-27 của Nga).
Công nghệ Su-27 được cho là đã giúp lực lượng máy bay tiêm kích Trung Quốc có bước nhảy vọt lên thẳng thế hệ 4
Hóa ra công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn không thể “làm chủ đúng đắn các công nghệ Nga”. Ấy vậy mà mới đây cả thế giới vẫn nghĩ ngược lại. Điều gì đã xảy ra thế? Người Trung Quốc lâu nay đã cố sống cố chết sao chép bằng được máy bay Su-27SKK và “tư duy một cách sáng tạo” đối với máy bay này. Họ đã tăng tỷ lệ vật liệu composite trong kết cấu máy bay, lắp các thiết bị vô tuyến điện tử hàng không sao chép hoặc tự thiết kế, bố trí lại không gian bên trong máy bay.
Nhưng những thay đổi này chỉ làm tồi đi các tính năng của máy bay. Giảm lượng nhiên liệu bên trong máy bay không thể bù đắp bằng việc có thêm các thùng dầu bên ngoài và tầm bay lại bị rút ngắn đi một ít.
Nhưng thê thảm nhất là với động cơ. Động cơ nhái của Trung Quốc sao chép động cơ AL-31F có dự trữ làm việc vô cùng ít ỏi – tối đa là 40 giờ. Thông số đó ở các động cơ AL-31F của Nga là 1500 giờ, còn ở AL-31FM1 lên tới 2000 giờ.
Mặc dù không thèm để ý đến trò trộm cắp này, Nga không có ý định bán động cơ của mình để Trung Quốc lắp cho các bản sao trái phép của họ.
Nhưng vì tất cả những vấn đề đó, J-11B thậm chí còn không được tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 60 năm quốc khánh Trung Quốc mà thay vào đó vẫn là hàng hiệu Su-27SKK.
(theo vietnamdefence)