Đức Thánh Cha nói: Tôn Giáo tại Trường Học không vi phạm quyền tự do


Khuyên các giáo lý viên là những nhân chứng đức tin

VATICAN, ngày 28, tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói học hỏi về tôn giáo tại trường học không ngăn trở quyền tự do của học sinh, nhưng là một gương sáng về sự tương kính.

Đức Thánh Cha khẳng định như vậy Chúa Nhật vừa qua khi ngài tiếp kiến các giáo lý viên người Ý, được Đức Hồng Angelo Bagnasco, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý hướng dẫn.

Các giảng viên tham dự hai ngày hội thảo có chủ đề trích từ Rôma 1:16: "Tôi không xấu hổ vì Phúc Âm: [phục vụ] một nền văn hóa để phụng sự con người."

Đức Thánh Cha nói, "Thay vì ngăn cản hay giới hạn quyền tự do, sự hiện diện của các bạn là một gương sáng quý báu về tinh thần giáo dân cho phép cổ võ một sự sống chung dân sự tốt đẹp, đặt nền tảng trên sự tương kính và đối thoại trung thành, là những giá trị một quốc gia luôn luôn cần thiết.

Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha suy niệm về mối tương quan đặc biệt nhiều khi được tạo nên giữa một giáo lý viên và các học sinh. Ngài ghi nhận rằng, Điều đáng kể là các học sinh vẫn liên lạc với các thầy cô sau khi họ đã mãn khoá."

Ngài tiếp, "Hơn nữa, con số đông các học sinh lựa chọn môn học này còn là một dấu chỉ về giá trị không thể thay thế là giáo lý đóng góp cho việc giáo dục con em, và là dấu chỉ của phẩm chất tốt đã đạt được."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhận xét rằng việc học hỏi về tôn giáo không những cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, mà còn “giúp cho việc suy tư về ý nghiã sâu xa của đời sống."

Ngài tiếp, "Điều này khả dĩ vì việc giảng dậy đặt con người và phẩm giá bất khả xâm phạm vào trọng tâm, để cho giáo huấn này có thể được soi sáng bởi kinh nghiệm độc đáo của Giêsu thành Nazareth; và giáo lý tìm kiếm việc nghiên cứu căn tính của Người, điều mà trên 2.000 năm qua con người vẫn không ngừng đặt câu hỏi."

Đức Thánh Cha ghi nhận, "Nhờ việc giảng dậy giáo lý Công Giáo, các trường học và xã hội được phong phú hóa bởi các phòng thí nghiệm về văn hoá và nhân loại, trong đó, khi khám phá những đóng góp đáng kể của Kitô giáo, con người được chuẩn bị để khám phá ra sự lành thánh và tăng trưởng về trách nhiệm.”

Ngài tiếp, muốn đạt được điều này, một giáo lý viên không những chỉ cần phải chuẩn bị ở mức độ nhân bản, văn hoá và sư phạm, mà trên hết, phải có ơn gọi để trình bầy “là Thiên Chúa các bạn đang đề cập tới trong lớp học chính là đích điểm chính của cuộc đời các bạn."

Đức Giám Mục thành Rôma bầy tỏ ước vọng về các giáo lý viên là “Thiên Chuá sẽ ban cho các bạn niềm vui để không bao giờ cảm thấy xấu hổ về Phúc Âm của Người, được ban cho ân sủng để sống Phúc Âm, được ban cho niềm hăng say để vun trồng những mầm non đang nẩy nở từ nơi Người, cho sự sống của thế giới."


Bùi Hữu Thư