ý nghĩa đại cương của tiều tiết tôi pneumati, "trong tinh thần" (riêng Matthêu) thật rõ ràng: Matthêu chú trọng vào một thái độ tâm hồn hơn là vào giai cấp khó nghèo trong xã hội. Tin Mừng cũng cống hiến nhiều thành ngữ tương tự Trong 1 Cr 7,34, người trinh nữ được gọi là "thánh trong thân xác và thần hồn" (kai tôi somati kai tôi pneumati), vì bên cạnh việc thánh hiến thân xác, thành ngữ còn gợi lên một thái độ tâm hồn, thái độ nhờ đó người trinh nữ chú tâm làm đẹp, một mình Chúa. Xem Cv 18,25 (Apollô có tâm hồn nhiệt nồng); 20,22 (Phaolô bị xiềng trong tinh thần; Ng-Thế-Thuấn: bị xiềng bởi Thần khí). Trong bản 70, người ta cũng nêu ra được rất nhiều thành ngữ tương tự: "tinh sạch trong lòng", "thẳng thắn trong lòng", “tan nát tâm hồn", "không cắt bì trong tiệm"... Hết thảy các công thức đó đều nói lên mối ưu tư muốn nội tâm hóa một tính cách, bằng cách xác định trung khu của nó là trong tinh thần; đấy là một thái độ tinh thần vậy.
2. Các lối giải thích khác nhau về chân phúc này. Phải loại bỏ mọi cách giải thích cho rằng tinh thần là đối tượng, chứ không phải là trung khu của sự khó nghèo, cho rằng những ai có tinh thần nghèo khó là những kẻ nghèo nàn về tinh thần, những kẻ thiếu ơn Thần khí và đang cảm thấy nhu cầu, những kẻ mà sự bần cùng là ở chỗ không hiểu biết những điểm tinh tế trong các nố pháp luật (đối nghịch với các tiến sĩ Luật).
Còn lại hai lối giải thích xem tinh thần như là trụ sở của sự nghèo khó. Theo lối giải thích đầu, đấy là một thái độ từ bỏ và siêu thoát bên trong đối với của cải. Sự nghèo khó trong tinh thần ấy không tất nhiên mâu thuẫn với việc chiếm hữu của cải nhưng với lòng dính bén chúng từ bên trong. Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra: đâu là tương quan giữa đức siêu thoát nội tâm này với sự khó nghèo đích thực bên ngoài? Khi nhấn mạnh tới thái độ bên trong, phải chăng Matthêu muốn ngầm bảo rằng ta có thể thỏa mãn về thái độ ấy mà không cần cho sự nghèo khó tinh thần phải được một tình trạng cụ thể bên ngoài tương ứng? Matthêu minh định rằng sự khó nghèo nội tâm làm nên cái cốt yếu; ông không mấy để ý tới nỗi túng thiếu bên ngoài, vì nó chỉ có ý nghĩa trong tương quan với sự nghèo khó bên trong. Nhưng theo vặn mạch chung của các Tin Mừng, phải nhận trong khó quan niệm được một kẻ giàu có biết siêu thoát tài sản của mình.
Lối giải thích thứ hai coi người nghèo là những tâm hồn không chỉ dứt bỏ của cải, song còn biết từ khước chính mình và phó thác cho Thiên Chúa. Sự nghèo khó này chẳng những liên hệ đến tài sản vật chất, mà còn lan rộng tới các loại của cải khác như -tiếng tăm, khả năng, công nghiệp thiêng liêng tinh thần nghèo khó bấy giờ tương đương với khiêm hạ. "Nghèo khó trong tinh thần là những kẻ có ý thức đầy đủ và đau đớn về sự nghèo nàn thiêng liêng của mình, về tính cách bất toàn của tâm hồn mình, về sự thiện ít ỏi mình đang mang, về sự bần cùng luân lý mà phần lớn nhân loại sa phải. Chỉ có những kẻ nghèo biết mình nghèo mới đau khổ về sự túng cực của mình cùng cố gắng thoát ra khỏi đó. Và họ khác xa biết bao với các người giàu giả tạo, những kẻ tưởng mình kiện toàn, không thể cải thiện hơn, đúng phép với hết thảy, đẹp lòng Thiên Chúa và đẹp lòng mọi người; những kẻ này thiếu niềm ao ước và lòng hăng say leo lên tới một chóp đỉnh mà họ tưởng đã đạt, và họ sẽ chẳng bao giờ giàu sang, vì không biết được nỗi khốn khổ khôn dò của mình" (Papini).
Khó mà dứt khoát chọn lấy một trong hai cách giải thích trên. Lối giải thích sau có cái lợi là phù hợp với văn mạch Cựu Ước: sau lưu đày, các kẻ nghèo quả là những người có thân phận khiêm tốn, nhưng người ta vẫn nhấn mạnh hơn tới lòng trung thành với đạo và sự phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa của họ. Khi xác định "trong tinh thần", Matthêu có lẽ muốn đặt nặng khía cạnh tôn giáo của sự khó nghèo, cùng liên kết kẻ nghèo của mối phúc thứ nhất với các “khách hàng của Giavê" mà Cựu Ước đã nói tới, Ngược lại, lối giải thích thứ nhất rõ ràng muốn lưu ý nhiều đến tình trạng xã hội, là khởi điểm của ý niệm nghèo khó thiêng liêng. Tuy nhiên, theo cả hai, rõ ràng Matthêu từ chối gán giá trị nguyên cho sự nghèo túng vật chất. Điều đáng kể đối với ông chính là thái độ tinh thần, cái duy nhất mang giá trị luân lý và đáng ân thưởng.
B- Chân phúc thứ hai: những người hiền lành (5, 4).
1. Xuất xứ của chân phúc này: Có hai lập trường đối nghịch: một: cho rằng chân phúc nằm trong tài liệu nguyên thủy, hai: lại bảo nó đã được một sao lục viên về sau thêm vào nguyên bản Matthêu. Lập trường đầu không mấy chắc chắn. Lập trường sau, trái lại, dựa trên nhiều bằng chứng đáng tin cậy như các thủ sao do dự về vị trí của mối chân phúc, có khi đặt nó nằm hàng nhì (trước mối phúc các kẻ ưu phiền); lúc lại hàng thứ ba; nếu coi nó như là một sự thoán nhập, thì các chân phúc lui lại còn 7, một con số Matthêu ưa thích; rồi việc đăng chèn nó có thể cắt nghĩa như một lời giải thích mượn từ Tv 37,11; sau cùng chân phúc này sẽ không khác chân phúc đầu tiên, nếu ta nại vào tiếng hy bá là tiếng hầu như đồng hóa chữ "hiền lành" với chữ "khó nghèo". Dầu sao mấy lập luận trên chẳng có tính cách quyết định. Nên phần lớn các tác giả vẫn duy trì xác thực tính của mối phúc này. Mọi thủ sao thảy đều ghị lại nó, dầu một vài bản đặt vào hàng thứ ba.
2. Điều hứa: Trong Tv 37,11 là Thánh vịnh gợi hứng cho mối chân phúc, có bân đến "Hứa địa", đất Canaan. Chủ đề này bất nguồn từ lời Thiên Chúa hứa cho Abraham (St 15,7; 28,4), rồi được khai triển rộng rãi trong Đệ nhị luật (1, 8.39; 4,1.5.14) và mặc một sắc thái cánh chung trong Isaia đệ nhị (57,13; 60,21; 65,9). Nơi Matthêu, lời hứa chỉ muốn nhắm tới việc vui hưởng Nước Trời, như trong các mối chân phúc khác. “Đất" là gia sản được lời hứa thần linh bảo đảm (1Pr 1, 4-5). Chủ đề gia sản này thường gặp luôn trong Tân ước, nhưng thay vì thành ngữ "thừa hưởng đất", người ta thích thành ngữ "thừa hưởng Nước Thiên Chúa" (Mt 25,34; 1Cr 6, 9-10...), "thừa 'hường sự sống vĩnh cửu” hơn (Mt 19,29; Mc 10,27; Lc 10,25...). Vì gia sản thuộc về con cái là điều hợp lý, nên thừa hưởng gia sản, nói cách cụ thể, là nhận được tước hiệu con cái Thiên Chúa, như lời hứa nơi chân phúc thứ bảy, mối chân phúc của các kẻ xây dựng hòa bình (c.9), x.Kh 21, 6-7.
3. Những người hiền lành: Vì chân phúc này phát xuất do tay một soạn giả Hy lạp (hoặc có thể là một sao lục viên nào đó) nên ông ta chắc đã muốn nói lên một cái gì khác hơn là nội dung chữ “khó nghèo" theo Cựu Ước, nếu không thì mối phúc thứ hai này trùng với mối phúc đầu tiên. Ta có thể xác định ý niệm "hiền lành" bằng cách đối chiếu mối phúc với Mt 21,5 và 11, 28-30. Trong đoạn nhất, Chúa Giêsu, quy việc vào thành Giêrusalem, tỏ ra khác biệt hoàn toàn với các vua chúa lương dân là những kẻ thống trị bằng bạo lực. Trong đoạn 2 (xin lưu ý: thành ngữ "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" chỉ một thái độ nội tâm), Chúa Giêsu chống lại sự nghiêm khắc khó tính của ông thầy như các Biệt phái. Theo văn mạch ấy được củng cố nhờ các thư Tân Ước (nhân đức hiền lành xuất hiện trong đó hơn 12 lần), "hiền lành" thiết yếu là nhân từ, có quan hệ một đàng với sự khiêm tốn, đàng khác với lòng thương xót tha nhân... Thế nên, các kẻ "hiền lành" gần với các kẻ "thương xót" vậy!
C. Chân phúc thứ ba: các kẻ ưu phiền (5, 5).
Văn mạch chung của các chân phúc nơi như đã xác định trên kia, buộc ta phải coi nỗi ưu phiền này là một thái độ của tâm hồn. Có thể xác định đối tượng của nó không? Khó mà trả lời dứt khoát được. Động từ Hy lạp pentlleô nói lên sự đau đớn biểu lộ ra bên ngoài qua những tiếng rên rỉ kêu la. Như trong Tân ước, pentheô thường đi kèm theo các động từ "kêu la, than thở". Ngoài Bát phúc, chỉ dùng động từ này một lần nữa thôi, khi nói các môn đồ sẽ than khóc như bị tang chế sau ngày chia lìa Tân lang (9,15).
Có thể giả thiết rằng mối chân phúc thứ ba đề cập đến nỗi ưu phiền tương tự nỗi ưu phiền tang chế, đề cập đến các Kitô hữu than khóc vì cảm thấy phải chia lìa Thiên Chúa do tội lỗi mình. Họ ý thức một cách đau đớn tội mình đã phạm và nỗi khổ tinh thần do chúng gây nên (so sánh với 1 Cr 5,2; 2 Cr 12, 21; Gc 4, 9).
Niềm "an ủi" hứa ban cho họ bấy giờ hệ tại chỗ thứ tha tội lỗi. Do văn mạch cánh chung của những lời hứa khác, trước tiên phải đặt việc tha thứ này vào lúc phán xét sau cùng.
D- Chân phúc thứ tư: những kẻ đói khát công chính (5, 6).
1. Ý niệm “công chính" trong Thánh Kinh: Trong Thánh Kinh, ý niệm “công chính” cổ truyền ám chỉ điều gì phù hợp với ý muốn Thiên Chúa và luôn luôn hiểu như là một đời sống cụ thể của con người trong lịch sử được Thiên Chúa, là vua và quan án nhân loại, chấp nhận chuẩn y. Trong Matthêu, ý niệm "công chính” được dùng lại theo nghĩa cổ truyền, hợp với Thánh Kinh. Nó chỉ cách ăn nết ở của Kitô hữu, rập khuôn theo thánh ý Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã công bố. Cho nên sự "công chính" cần thiết để tham dự vào nước Trời này chẳng phải là một lý tưởng luân lý trừu tượng nhưng chính là thánh ý Thiên Chúa được biểu lộ ra bên ngoài qua các việc thiện Kitô hữu làm.
2. Sự công chính người ta đói khát (Mt 5, 6): Trước hết phải loại trừ hai lời giải thích không phù hợp với văn mạch thần học của Matthêu: Tách biệt ra, chân phúc thứ tư có thể nói đến sự công bình đối lập với bất công xã hội dưới mọi hình thức. Nhưng lối cắt nghĩa này thích hợp với văn mạch lạc chứ không với Matthêu. Nơi Matthêu, chữ “công chính" có một nghĩa rộng hơn và sâu hơn là chữ công bình xã hội: sự công chính diễn tả toàn thể thái độ Kitô hữu được Thiên Chúa chuẩn y.
Ta cũng có thể nghĩ đến sự công chính siêu việt của Thiên Chúa, sự công chính sẽ tỏ hiện ra vào ngày chung thẩm để trừng phạt quân vô đạo và ban thưởng Nước Trời cho người công chính. "Đói khát công chính" bấy giờ có nghĩa là "nao nức mong chờ sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa vào lúc cứu rỗi cánh chung". Tuy nhiên văn mạch Matthêu không quy hướng chúng ta về sự công chính mà Thiên Chúa sẽ thực thi, nhưng về sự công chính mà con người phải nỗ lực đạt cho được trước mặt Thiên Chúa, bằng cách thi hành thánh ý Ngài.
Vậy thì đâu là văn mạch của Matthêu cho phép xác định chân phúc thứ tư này? Nơi 21,32 chữ "công chính" (“Gioan đã đến với các ông theo đàng công chính”) chỉ sự khắc khổ của Gioan Tẩy giả. Nơi 3,15 và 5,17, Matthêu lại viết Chúa Giêsu đến hoàn thành Lề luật và các Ngôn sứ: như thế nghĩa là sự "công chính" của Chúa Giêsu, hoàn hảo hơn sự công chính của Lề luật nằm trong đường hướng sự công chính phải được thực thi. Việc thêm chữ "và sự công chính của nó" trong 6,33 ("Trước tiên hãy tìm ‘Nước’ và sự công chính của nó”) hình như nhằm nhấn mạnh rằng người ta không chỉ nên cầu mong cho Nước Thiên Chúa đến để hưởng được mọi của cải của thế giới bên kia, nhưng phải cố công đạt cho được sự hoàn thiện Kitô giáo bằng cách làm việc lành: Luca nhấn mạnh tới ý hướng, còn Matthêu minh định ý hướng phải diễn ra hành động. Sự "công chính" của các môn đồ Chúa Giêsu phải vượt quá sự công chính của Ký lục và Biệt phái (Mt 5,20): vượt quá, nhưng vẫn cùng một loại. Sự "công chính" này sẽ đáp lại những đòi hỏi sâu xa hơn các đòi hỏi của Lề luật và lời giải thích chính thức về Lề luật, nhưng đó vẫn là sự công chính người ta thực thi bằng cách ăn ở phù hợp với Luật ấy. Phải giữ mình đừng thực thi nó một cách phô trương (Mt 6,1): các đòi hỏi của sự "công chính mới" chẳng những liên hệ tới các hành vi bên ngoài, mà còn lan rộng đến các ý hướng. Ở đây vẫn vậy, cũng chỉ là sự nối dài đường hướng xưa nay.
Thành ra kẻ đói khát sự công chính là các Kitô hữu nhiệt thành ao ước sống theo ý Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã truyền dạy. "Sự công chính" họ mong muốn là một sự công chính luân lý, do toàn thể những công việc có tính chất Kitô giáo xây nên. Sự công chính luận lý này là lý tưởng của sự hoàn thiện Kitô hữu, lý tưởng được quan niệm như một sự vượt quá hay đào sâu lý tưởng luân lý mà Lề luật đã đề ra cho người Do thái. Hạnh phúc của Nước Trời dành cho những ai hết sức ao ước thực thi sự hoàn thiện đó trong cuộc đời họ.
E- Chân phúc thứ năm: những kẻ biết thương xót (5, 7).
1. Điều hứa: lòng thương xót của Thiên Chúa: Văn mạch các chân phúc của Matthêu cho thấy lời hứa này trước tiên nói đến lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót sẽ biểu lộ vào ngày cánh chung, lúc phán xét, khi Chúa Kitô đem các kẻ "biết xót thương" vào Nước Người so sánh với Gd 21; 2 Tm 1,18).
2. Điều kiện: bổn phận xót thương: ý niệm sau đây rất quen thuộc với Do thái giáo và Kitô giáo: để chắc chắn được Thiên Chúa thương xót ngày chung thẩm, phải biết tỏ lòng nhân ái với tha nhân. Có nhiều bản văn nói về hậu quả này trong ngụy thư Do thái và sách giáo sĩ, chẳng hạn câu: "Ai biết thương người, sẽ được thương xót trên trời; ai không thương người, trên trời sẽ chẳng xót thương họ". Cũng vậy trong Tân Ước (Gc 2, 13: "án xử sẽ tàn nhẫn cho người bất nhân") và nơi các Tông phụ (1 Clêm. 13, 2; Polycarpô 2, 3).
Matthêu nhấn mạnh bổn phận nhân ái này. Chỉ mình ông trích lại, và trích đến hai lần, bản văn Hs 6,6: "Ta muốn lòng nhân chứ không muốn hy lễ" (9,13; 12,7). Trong cả hai trường hợp, đó là một bài học cho Biệt phái, những kẻ đòi phải tuân giữ lề luật phụng tự mà bỏ quên lòng nhân ái (so sánh với Mt 23, 23). Nơi lời cầu xin thứ 5 của kinh Lạy Cha, chỉ mình Matthêu chú giải thế này: "Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều họ xúc phạm, thì Cha các ngươi trên trời cũng sẽ tha cho các người..." (6,14-15). Sau cùng dụ ngôn người tôi tớ bất nhân (Mt 18, 23-35) soi sáng một cách cụ thể cái bổn phận xót thương bằng cách tha thứ cho anh em mình.
F. Chân phúc thứ sáu: những kẻ tinh sạch trong lòng
1. Điểm tương tự với chân phúc đầu tiên: Như chân phúc các kẻ nghèo, chân phúc của những người trong sạch chuyển một tính cách thể lý sang bình diện tinh thần. Đầu tiên, sự "tinh sạch" gợi lên sự sạch sẽ của thân xác. Tiếp đó nó mặc một ý nghĩa tế tự, chỉ định tính cách của kẻ phải có đầy đủ các điều kiện cần thiết để trình diện trước bàn thờ Thiên Chúa. Sau cùng, hạn định từ "trong lòng", tương đương với "trong tinh thần" của chân phúc thứ nhất, đặt tính cách này vào nội tâm.
2. Mạch văn Kinh Thánh: Chân phúc thứ 6 là âm vang của Thánh vịnh 24, 3-6 (so sánh với Tv 15, 1-3). St 20,5 đặt đối lập sự trong sạch ý hướng với sự nhơ bẩn chiếu theo lề luật (Abimélek đã vô tình lấy vợ của Abraham). "Tinh sạch trong lòng"; như các thành ngữ tương tự: "thẳng thắn trong lòng", "đơn sơ trong lòng", bao giờ cũng chỉ sự ngay thẳng của lương tâm. Thành ra nó "không có nghĩa tinh sạch như hiện thời" (I. Fransen), nhưng nói lên sự vắng bóng lòng tráo trở, dạ bất lương. Người tinh sạch trong lòng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân "hết tâm hồn", không tính toán tư lợi hay giả bộ đạo đức. Việc chuyển dịch từ bình diện nghi lễ sang bình điện luân lý cũng gặp lại trong Tân Ước. Nhưng khi được thiêng liêng hóa, ý niệm tinh sạch vẫn không mất đi âm hưởng phụng tự (ví dụ 2 Tm 1,3; 2,22; Gc 4,8).
3. Quan điểm luân lý của Matthêu: Chữ "thấy Thiên Chúa" gợi lại bối cảnh phụng tự nguyên thủy của sự tinh sạch: trong Tv 24, 6 và 17, 15, "thấy Thiên Chúa "có nghĩa là "trình diện trước nhan Ngài", tại Đền thờ Ngài ở Giêrusalem; trong Matthêu, thành ngữ chỉ hạnh phúc Nước Trời, được gợi lên dưới hình ảnh một sự tham dự vào phụng tự diễn ra trước mặt Thiên Chúa (Kh 22, 3-4; Dt 12,14).
Tóm lại, để được nhận vào trước nhan Thiên Chúa, cần phải tinh sạch. Sự tinh sạch này không chỉ có tính cách nghi lễ; nó còn nằm nơi sự hoàn toàn ngay thẳng bên trong. Đây không phải là những hành vi, song là một thái độ tâm hồn, thái độ làm căn nguyên cho mọi hành vi của ta và ban cho chúng ý nghĩa luân lý đích thực.
G- Chân phúc thứ bảy: những kẻ tác tạo hòa bình (5, 9).
1. Điều hứa: "Họ sẽ được gọi" tương đương với "họ sẽ là” Thường thường, trong ngôn ngữ Kinh Thánh, người ta không nhấn mạnh đến sự kiện được nhận một tên cho bằng đến hiệu quả tương ứng với tên đó nơi người nhận. Do đấy thể thụ động "được gọi " hầu như có nghĩa là "trở nên".
Họ sẽ được gọi như thế do ai và khi nào? Nhiều tác giả, với nhiều cách giải thích khác nhau, cho rằng đó là lòng kính trọng mà người đời dành cho những kẻ xây dựng hòa bình. Nhưng động từ ở thể thụ động, như nơi các câu 4.6.7, diễn tả hành động của Thiên Chúa. Thể thụ động này được gọi là "thể thụ động thần linh" (passif divin), là một đặc ngữ sêmita dùng để gán một hành động cho Thiên Chúa mà khỏi phải nhắc tên Ngài. Hơn nữa, mọi lời hứa của các chân phúc trong Matthêu đều có tính cách cánh chung: hết thảy chúng liên hệ tới hạnh phúc Nước Trời. Các kiểu nói khác nhau chỉ có mục đích gợi lên những khía cạnh dị biệt của cùng một thực tại. Thành ra phải kết luận rằng chính Thiên Chúa, vào ngày sau hết, sẽ công bố các kẻ xây dựng bình an là con cái Ngài (x. Kh 21, 7) và thiết đặt họ trong vinh hạnh ấy.
2. Các kẻ tác tạo hòa bình: Nếu lấy văn mạch Tân Ước minh giải ý tưởng "kiến tạo hòa bình" của chân phúc thứ bảy (Cl 1, 20; Ep 2, 15-16; Gc 3, 14-18) ta sẽ phải kết luận rằng trên thực tế nó đồng hóa vơi ý tướng giải hòa. Vì hoà bình là cái nối tiếp tình trạng thù nghịch hay tranh chấp. Đó không trực tiếp là thứ bình an nội tâm hay tôn giáo mà mọi cá nhân thủ đắc được, song là những tương quan tốt đẹp giữa các cá nhân, hoặc giữa kẻ “hiếu hòa" và người lân cận (Mt 5, 23-24), hoặc giữa những kẻ mà người "hiếu hòa" giải hòa lại với nhau (Cv 7, 26). Thành ra trọng tâm nằm trên sự đoàn kết giữa con người, và điều đó mặc nhiên giả thiết một thái độ trước của tâm hồn. Trái ngược với các chân phúc khác, chân phúc này thoạt tiên không nhắm tới một thái độ nội tâm, song là một hành vi bên ngoài. Làm một con người hiền hòa, yêu mến bình an không đủ mà còn phải ra công xây đắp bình an bất cứ nơi nào có bất hòa ngự trị.
H- Chân phúc thứ tám: những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính (5, 10).
Chân phúc sau cùng này nằm trong hai trào lưu tư tưởng: một gồm loạt bản văn đưa ra những lời quở trách đối với hạng người Do thái bách hại, hai gồm loạt bản văn song hành chứa đựng nhiều lời khuyên bảo các môn đồ phải cơn bắt bớ.
1. Lời chúc dữ kẻ bách hại: Chủ đề này vẫn thường gặp trong Do thái giáo (1V 19, 10. 14; 2Sk 36, 15- 16; Nh 9,26). Trong Kitô giáo, nó được khai triển bắt đầu từ Tin Mừng (Mt 23, 29-36; Lc 11, 47-51) cũng đã được Stêphanô (Cv 7, 51-52) và Phaolô (1Tx 2, 15-16) nối tiếp âm vang. Justinô, khoảng năm 160, đã trùng hợp các yếu tố chính của chủ đề như sau: các ông đã giết Đấng Công chính, và trước đó đã giết các ngôn sứ của Người: bây giờ các ông lại khai trừ những kẻ hy vọng vào Người, cùng khai trừ Đấng đã sai người đến là Thiên Chúa toàn năng và tác giả vũ trụ. Vì Ngài ở trong các ông, nên khi chửi rủa họ trong hội đường, các ông làm nhục những kẻ tin vào Chúa Kitô " (Dial, 16, 4).
Hành động của những người bắt bớ và hình khổ họ sẽ chịu đặc biệt có tính cách cánh chung. Họ “đổ đầy lường” của tổ tiên họ (Mt 23, 32); hành động của họ làm nên một sự kết liễu, hoàn thành; vì thế nó chuẩn bị cho họ một tai ương thảm khốc, tai ương này sẽ là hình phạt mọi tội mà tổ tiên họ đã phạm. “Cơn nghĩa nộ đã giáng xuống trên họ cho đến cùng" (1Tx 2, 16): lời phán quyết này, vào ngày chung thẩm, sẽ kết án họ phải chịu khổ hình hỏa ngục muôn đời.
Đặc điểm thiên sai -“vì cớ Con Người" (Lc 6, 22), "vì cớ Ta" (Mt 5,11)- liên kết với khía cạnh cánh chung. Tai họa của những kẻ bách hại không những xuất phát từ sự kiện họ đàn áp con người, nhưng trước hết từ sự kiện họ truy lùng những ai có liên hệ với Chúa Kitô. Xét cho cùng, họ bách hại chính “Con Người", Đấng rồi đây sẽ xuất hiện trên mây trời để hoàn thành cuộc chung thẩm kẻ sống và kẻ chết.
2. Lời khuyên nhủ những người bị bắt bớ. Trong mọi bản văn sau đây, màu sắc thiên sai đều hiện lên rõ ràng đậm nét:
Trước hết là những lời Chúa Giêsu khuyên nhủ các môn-đệ về vấn đề bách hại. Các đoạn chính nằm trong "Khải huyền Nhất lãm" (Mc 13, 9-13; Mt 24, 9-14, 10, 17-21; Lc 21, 12-19). Đặc điểm Kitô luận, “vì cớ Ta", “vì danh Ta" gặp thấy khắp đó đây. Hạnh phúc của kẻ bị bách hại xuất phát từ chỗ họ phải đau đớn vì đã nên một với Đấng Xét xử của mình. Thành ra chân phúc trước tiên xuất hiện như một lời khẳng định có tính cách thiên sai từ phía Chúa Giêsu.Và lời khẳng định này không tách rời với bối cảnh cánh chung.
Tiếp đến là các đoạn đặt nổi mối tương quan chặt chẽ giữa số phận đời đời của con người và thái độ họ đã chọn lựa trước Chúa Kitô.
- Những bản văn liên kết với viễn tượng cuộc bắt bớ: “Ai mất sự sống mình vì Ta thì sẽ gặp lại " (Mt 10, 19; x. 16, 25; Mc 8, 35; Lc 9, 24) -- Kẻ nào hổ thẹn chí Ta và các lời Ta trước mặt thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn chối nó khi Người đến trong vinh quang Cha Người với các thiên thần" (Mc 8, 38; x. Lc 9, 26; Mt 10, 32- 33, Lc 12, 8-9).
- Những bản văn liên hệ tai các sự thiếu thốn tự do chấp nhận và các hành vi bác ái tự do thực thi vì Chúa Kitô: "Không ai bỏ nhà cửa hay anh chị em, hay cha mẹ, hay con cái, hay ruộng nương vì Ta và vì Tin Mừng..." (Mc 10, 29-30; x. Mt 19, 29-30). -"Kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ thế này vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta" (Mc 9,37; x. Mt 18,5; Lc 9,48; Mt 10,40; Lc 10,16). -Kẻ nào cho các ngươi uống một bát nước vì danh nghĩa là các ngươi thuộc về Chúa Kitô..." (Mc 9,41; x. Mt 10,42). So sánh với Mt 25, 31-46: cái định đoạt số phận đời đời của còn người, đó là cách thức họ đối xử với các kẻ nhỏ và người cùng khốn, vì có một sự liên đới nhiệm mầu nối kết những hạng này với Chúa Kitô.
3. Sự công chính mà vì đó người ta cam chịu bắt bớ (Mt 5, 10). Thiết tưởng nên hiểu việc bắt bớ vì sự công chính này như một việc bắt bớ phải chịu cách bất công. Như thế ta mới đối chiếu được mối chân phúc với 1Pr 3,14: "Nếu anh em phải khổ vì sự công chính thì phúc cho anh em". Bối cảnh của 1 Pr 3, 14 quá rõ ràng: đó là những đau khổ mà Kitô hữu phải cam chịu dầu chẳng đáng. Thế mà chân phúc thứ 9, vế nhì của chân phúc thứ 8, có bao hàm chi tiết "sỉ mạ".
Tuy nhiên, khó mà nghĩ rằng tiếng “công chính" ở đây khác nghĩa với tiếng công chính của chân phúc thứ 4 và của nhiều đoạn Tin Mừng Matthêu khác. Vì vậy, đây là vấn đề những đau khổ các môn đồ Chúa Kitô phải chịu vì sống phù hợp với lý tưởng Kitô giáo của mình. Người ta không còn nhấn mạnh như trước đến sự thiếu lý do xác đáng để gây nên bắt bớ, nhưng tích cực hơn, đến sự kiện phải đau khổ vì là Kitô hữu, một Kitô hữu biết tỏ ra lý tưởng của mình qua thái độ sống. Do đó phải liên kết thành ngữ "vì sự công chính" (chân phúc thứ 8) với chi tiết "vì Ta" trong chân phúc tiếp theo: “sự công chính" vì vậy xuất hiện như dấu ấn của Chúa Kitô trên lý tưởng và thái độ của môn đồ người. Ta cũng có thể đối chiếu Mt 5,10 với Mt 13, 21, nơi nói rằng sự bách hại được chịu dựng: “vì Lời” nghĩa là vì lý tưởng được Tin Mừng đề ra. Lời giải thích này không xa lời giải thích trước: 1 Pr 4, 14-19 cổ võ các tín hữu hãy đau khổ chỉ vì là Kitô hữu, để người ta không thể tìm trong họ bất cứ hành vi sai trái nào biện minh cho việc bắt bớ.
I- Chân phúc thứ chín: những kẻ bị bách hại vì Chúa Kitô. (5, 11)
Chân phúc thứ 9 xem ra chỉ lặp lại chân phúc thứ 8, những nơi Mt nó đóng vai trò hiện tại hóa; thực vậy, nó nói lên việc chuyển từ lý thuyết được đề ra sang thực tại cụ thể được cảm nhận và sống đồng thời với việc hành văn gián tiếp chuyển qua hành văn trực tiếp, thành ngữ "vì sự công chính" của câu 10 trở thành "vì Ta". Đối với ai đã khám phá ra tính cách thời sự của Chúa Kitô hiện diện trong đời mình, thì không còn nghi ngờ gì nữa; và vào thời Mt viết Tin mừng của ông, cộng đoàn Kitô hữu đă nắm được ý nghĩa của mối chân phúc giữa lòng cơn bắt bớ mà họ đang chịu từ phía người Do thái.
“Hãy vui sướng và hân hoan": Hai động từ này, mà Mt chỉ dùng ở dây, thường được Cựu Ước sử dụng để suy tôn, ca mừng những hành vi cứu rỗi của Thiên Chúa (x. Hb 3, 18) với một âm điệu cánh chung; chúng trở lại trong thư lPr để diễn tả, như ở đây, niềm vui của các Kitô hữu bị bắt bớ ( 1Pr 1, 8; 4, 13-14). Lúc mà người môn đồ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc Tử nạn của Chúa Kitô, thì họ nhận ra rằng Nước Trời thực sự đã đến.
KẾT LUẬN
Matthêu đã trình bày các chân phúc trong một bài giáo lý Kitô giáo ngắn gọn, theo cách thức khắc vào tâm trí những nguyên tắc và việc thực thi lý tưởng sống riêng biệt của Kitô giáo. Ông dạy rằng Nước Trời là phần thưởng cho những ai biết làm cho mình trở nên xứng đáng với Nước ấy nhờ thái độ nội tâm và nhờ cách thức sống sứ điệp Tin Mừng. Như vậy; các mối phúc thật của Matthêu có một ý nghĩa khuyến thiện: chúng chẳng những công bố song còn kêu mời. Lối giải thích này của Matthêu liên kết chặt chẽ vào giáo huấn Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã rao giảng một nền luân lý bên ngoài của Biệt phái. Các mối phúc, như phần tiếp của diễn từ, đưa ra những điều kiện phải chu toàn để được thông phần vào sự sống, những điều kiện của một nền luân lý hoàn toàn nội tâm.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Mọi người đều ao ước hạnh phúc. Chúa Giêsu đã đến để thỏa mãn cái khát vọng hạnh phúc đang dày vò tâm hồn nhân loại ấy. Người đến bảo cho chúng ta biết ai là kẻ hạnh phúc đích thực trên trần gian. Đó không phải là những người giàu sang, nổi tiếng, những nhà đại chinh phục, đại thiên tài, song là các kẻ nghèo hèn, khiêm nhu, chính trực, nhân ái, xây dựng hòa bình và chịu bách hại vì đức tin... Tiêu chuẩn hạnh phúc của Chúa Giêsu quả khác xa với các tiêu chuẩn của người đời vậy.
2. Các thánh, hạng người đã sống Bát phúc, là những kẻ hạnh phúc đích thực của thế giới này. Dù gặp đau khổ, họ vẫn có thể nói như thánh Phaolô: "Tôi tràn ngập hân hoan giữa những cơn bắt bớ". Vì đối với Kitô hữu, nỗi đau khổ không xung khắc với niềm vui, vì nó được chịu "vì" Chúa Giêsu, vì nó trở nên cơ hội cho ta liên kết mật thiết hơn và giống hơn với Bạn Tình.
3. Nói cho cùng, tám chân phúc đều quy về một mối: Phúc cho ai giống Chúa Giêsu. Vì nếu Chúa Giêsu đã tuyên bố Bát phúc trong diễn từ trên núi thì trước tiên Người đã sống chúng trong cuộc đời Người: chẳng ai từ bỏ bản thân, hiểu rõ nỗi khốn cùng nhân thế, rộng lòng xót thương, ao ước thi hành thiên ý, thẳng thắn và đơn sơ, xây dựng hòa bình và cam chịu bắt bớ bằng Người. Và chính vì thế Người đã có thể nói vào lúc cuối đời: "Lạy Cha, chớ gì niềm vui của con được tràn đầy nơi chúng, để niềm vui chúng nên trọn vẹn" (Ga 17, 13).