-
Moderator
DĐ-Đức tin được củng cố nhờ chấp nhận thử tháchDĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến ngoại giao đoàn
ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
,
Niên trưởng ngoại giao đoàn Giovanni Galassi, Đức Thánh Cha đọc diễn văn
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi cấp thiết hòa giải tại Irak, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Liban, kêu gọi Âu Châu đừng chối bỏ căn cội Kitô của mình, giải quyết bằng ngoại giao vấn đề chương trình hạt nhân của Iran...
Những điểm trên đây thuộc vào số những vấn đề được ĐTC Biển Đức 16 đề cập đến trong buổi tiến kiến sáng ngày 7-1-2008 dành cho các vị đại diện của 176 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Buổi tiếp kiến này, theo thông lệ, là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.
Ngài cho biết đặc biệt ”nghĩ đến và cầu nguyện đặc biệt cho các dân tộc bị những thiên tai kinh khủng”, trong đó có Mêhicô, Bangladesh, Peru. Ngài tái khẳng định sự lo lắng của cộng đồng quốc tế về tình hình tại Trung Đông, và kêu gọi ”nhân dân Israel và Palestine hãy tập trung năng lực của mình vào việc áp dụng những cam kết đã đề ra trong dịp Hội nghị ở Annapolis và đàng chặn lại tiến trình đã khởi sự tốt đẹp.”
Về Irak, ĐTC khẳng định rằng ”sự hòa giải tại nước này là một điều cấp thiết. Hiện nay các vụ tấn công khủng bố, những đe dọa và bạo lực tiếp tục, đặc biệt chống lại cộng đoàn Kitô, và những tin tức gửi về đây hôm qua (6-1-2008) xác nhận sự lo âu của chúng tôi; điều hiển nhiên là mấu chốt một số vấn đề chính trị cần phải được giải quyết. Trong khuôn khổ này một sự cải tổ hiến pháp thích hợp phải bảo tồn quyền lợi của các nhóm dân ít người”.
ĐTC nhắc đến những điểm nóng tại Á châu: Pakistan, Afganistan, Sri Lanka và ngài nói thêm rằng: ”Tà tôi cầu xin Chúa cho Myanmar, với sự nâng đỡ của cộng đồng quốc tế, có một mùa đối thoại được mở ra giữa chính phủ và phe đối lập, đảm bảo một sự tôn trọng thực sự các quyền của mọi người và các tự do cơ bản.”
ĐTC ghi nhận tình hình an ninh và ổn định thế giới vẫn còn mong manh và ngài nhận xét rằng ”Nhưng luật pháp chỉ có thể là một sức mạnh hòa bình hữu hiệu nếu những nền tảng ấy được thả neo vững chắc trong luật tự nhiên do Đấng Tạo Hóa ban. Vì thế, ta không bao giờ có thể loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của con người và lịch sử. Danh Thiên Chúa là một tên hiệu công lý; danh ấy là một tiếng gọi cấp thiết xây dựng hòa bình.”
G. Trần Đức Anh OP
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules