QUÂN ĐỘI CỦA ĐTC JOHN PAUL II HÙNG HẬU HƠN NHỮNG QUÂN ĐỘI MẠNH NHẤT TRONG THỜI CỦA NGÀI



Vào ngày 16 tháng Mười năm 1978, ngày mà một Hồng Y người Ba Lan hầu như xa lạ, Karol Wojtyla, đã bước vào Quảng Trường Thánh Phê-rô và tuyên bố mình là Giáo Hoàng John Paul II, tiểu thuyết gia người Nga, Alexander Solzhenitsyn sống lưu vong tại Cavendish, Vermont, đã cho biết rằng một vị Giáo Hoàng, một con người với sự trải nghiệm trực tiếp chủ nghĩa cộng sản, đã vừa được lựa chọn để dẫn dắt Giáo Hội Ki-tô giáo lớn nhất và lâu đời nhất. Solzhenitsyn đã nói : “Đó là một phép lạ! Đó là một sự kiện tích cực đầu tiên từ Đệ Nhất Thế Chiến và nó sẽ thay đổi bộ mặt của thế gưới.”

Ông nói quả đúng làm sao! Solzhenisyn và DTC John Paul II cả hai đều đã qua đời, nhưng mỗi người dù lịch sử thay đổi cũng không thể phủ nhận: Solzhenitsyn, một nhân chứng anh hùng đối với chân lý giữa bóng tối lạnh cóng của Quần đảo Gulag và Karol Wojtyla – “một con người từ một đất nước xa xôi” – Ngài đã tự gọi mình như vậy – 27 năm trên ngôi vị Giáo Hoàng.

George Weigel, Thành viên Cao cấp Đăc biệt của Ethics and Public Policy Center ở Washington, D.C., là cơ quan hàng đầu về những vấn đề Công Giáo và là tác giả của cuốn tiểu sử cuối cùng 1999 (và bán chạy nhất) về ĐTC John Paul II: Nhân chứng cho Hy Vọng. Weigel (Witness to Hope) hiện giờ đã quay lại với chủ đề này trong Kết Thúc và Khởi Đầu (The End and the Beginning): Đức Giáo Hoàng John Paul II, Chiến Thắng của Tự Do, Những Năm cuối Cùng và Di Sản (Doubleday, 2010).

Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ và Đế quốc Liên xô đổ vỡ tan tành, qui mô của những âm mưu cộng sản tập trung chống lại Đức Thánh Cha dần dần đã được phơi bày trước ánh sáng. Weigel đã lục lọi qua những tài liệu lưu trữ của cảnh sát mật, từ KGB, East German Stasi, và Polish SB. Cùng một lúc gần 400 đại diện làm việc không kể thời gian để lật đổ người kế thừa Thánh Phê-rô. Tại sao? Bởi những người cộng sản tính toán (rất đúng) rằng Ngài là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tai tiếp tục của họ.

Ngày 13 tháng Năm, 1981 vụ ám bằng được của một người Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Agca (một cảnh sát hoạt động bí mật của Bungary) duy nhất là một nỗ lực hiển nhiên nhất. Điều đáng buồn để giải thích ở đây rằng âm mưu lật đổ đã có sự hỗ trợ thậm chí từ bên trong Vatican, bao gồm các quan chức cao cấp của Giáo Hội, những người mà cảnh sát cho biết thông tin. Weigel đã nêu ra từng tên.

Thông qua đó tất cả vị Giáo Hoàng Ba Lan và giới chức nội bộ của Ngài – Gồm cả sự hiện diện của ĐTC đương kim, sau đó ĐHY Joseph Ratzinger – đã kiên định, tảng đá vững chắc chống lại những làn sóng âm mưu nham hiểm đã đổ vỡ tan tành.

Phần giữa của cuốn sách, Weigel tập trung vào những sự kiện mà đỉnh cao là Đại Năm Thánh, 2000. Những sự kiện này bao gồm những cuộc hành hương của Đức Thánh Cha tới Jerusalem và những di tích lịch sử gắn liền với Abraham và Moses; những lễ kỷ niệm ơn thiên triệu kéo dài trong năm; công việc chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Giáo Lý Vấn Đáp của Giáo Hội Công Giáo; giới thiệu Mùa Chay về những sùng kính Lòng Nhân Từ Thánh Thiện; nhấn mạnh về sự thanh tẩy lương tâm của Giáo Hội và tìm kiếm sự tha thứ cho tội lỗi đã qua; có lẽ quan trọng nhất, sự phi thường đó đã trở thành Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Vào những năm cuối cùng (2002-2005) ĐTC John Paul II đã cung cấp một bài học trực quan về khả năng cứu chuộc của sự đau khổ. Weigel đã gọi điều này một cách phù hợp “… một chuyến hành hương qua thung lũng tối.” với tâm trí sắc bén của Ngài, thậm chí Đức Thánh Cha ngày càng trở nên như một vỏ sò bị vôi hóa, khuôn mặt Ngài một mặt nạ, hầu hết đều cong gập, tay chân run rẩy và không còn đáp ứng được sự điều khiển của Ngài, bài diễn văn của Ngài bị ngắt ra từng mảnh và đôi khi khó hiểu, và “…đôi mắt xanh của ngài đã nói lên sự đau đớn về những gì mà thân thể Ngài đã gây ra cho Ngài. Chúng cũng âm thầm nói lên sự chịu đựng đau khổ vào đức tin của sự phó thác bản thân cho ý muốn của Thiên Chúa.

Vào xế chiều ngày 2 tháng Tư, 2005 Đức Thánh Cha nằm hấp hối trong căn hộ Vatican của Ngài. Nghe những lời kinh cầu của những người trẻ canh thức nguyện xin bên dưới, Ngài đã ra dấu cho người phục vụ rằng Ngài đã gửi cho họ một thông điệp : “Tôi đã tìm thấy các bạn. Giờ đây các bạn đã đến với tôi. Tôi cảm ơn các bạn.” Ngay trước lúc 7:00, một nữ tu tham dự, Sr. Tobiana, đặt đầu của mình gần miệng Ngài và nghe ngài thì thầm : “Hãy để tôi đi về nhà Cha.” Rồi Ngài rơi vào tình trạng hôn mê và hai giờ sau đó trái tim Ba Lan đầy nghị lực của Ngài đã ngừng đập.

Đối với di sản cua ĐTC John Paul II, điều này còn quá sớm để nói ra, mặc dù Weigel đã dành cả năm trăm trang cho chủ đề này. Trên thực tế, nó sẽ phải mất hàng thập kỷ, nhiều thế kỷ để đánh giá về những di sản của John Paul “vĩ đại” một cách đầy đủ - và một lần trong thời đại hào phóng bề ngoài của chúng ta, lời ca ngợi này quả xứng đáng.

Trong vai trò chủ chốt của Ngài về sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản, quí độc giả hãy nhớ lại rằng, Joseph Stalin đã từng nhạo báng : “Giáo hoàng ư? Và ông ta có bao nhiêu sư đoàn?” Nhà báo chuyên mục Mỹ Charles Krauthammer đã viết : “Stalin chỉ nói được như thế vì ông ta đã không bao giờ gặp được Đức John Paul II … Trong vòng mười năm ở ngôi vị Giáo Hoàng, ĐTC John Paul đã cho Stalin câu trả lời của Ngài và đối với mọi thời đại: còn nhiều hơn anh có. Còn nhiều hơn mà anh chưa từng tưởng tượng.”

Di sản tinh thần của ĐTC John Paul II đó là: Ngài là một linh mục trung tín, một giám mục can đảm, một giáo hoàng tiên tri và mọi nơi , mọi lúc là chứng nhân của niềm hy vọng.


Jos. Tú Nạc, NMS