-
Moderator
V - Vì đã thầy Thầy
VÌ ĐÃ THẤY THẦY...
Vào chiều hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần các môn đệ khi Đó tụ tập lại.. Tám ngày sau, các môn đệ lại ở trong nhà...
Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta hai sự hiện tỏ của Đức Giêsu đã sống lại, cách khoảng 8 ngày một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng tập trung chú ý vào cuộc hiện ra lần thứ hai, Đó là với Tôma.. bởi vì chúng ta thường khi tự đồng hóa mình với ông, và tìm được một giải pháp thực tiễn là có dưới tay mình một người nào Đó hoài nghi, một người nào Đó khó tin... và tìm ra được nơi ông một thứ biện minh cho sự thiếu lòng tin của chính chúng ta.
Nhưng những sự thông đồng của chúng ta với Tôma không ngăn chúng ta đọc toàn thế văn bản.
Trước hết chúng ta lưu ý rằng Đức Giêsu hằng sống hiện ra, chuyện Đó có phải tình cờ không ? Vào Chúa nhật, ngày thứ nhất trong tuần chúng ta biết rất rõ những Kitô hữu ban đầu không họp nhau mỗi ngày đâu chính họ, họ cũng có cuộc sống hằng ngày của mình. Họ không thế luôn luôn ở với nhau được. Vì thế, chính trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ hằng tuần của họ, mà Đức Giêsu sống lại đến thăm chúng ta có thế sai lầm khi nghĩ rằng Đức tin là một công việc có nhiều tính cách riêng tư hay cá nhân: chúng ta nhận thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô sống lại chủ yếu được người ta thứ nghiệm, nhận biết, cảm thấy trong khuôn khổ một cuộc gặp gỡ cộng đoàn. Họ ở với nhau,... hội họp lại.. trong Giáo Hội.
Các môn đệ đã gài chốt các cửa nơi họ ở, bởi vì họ sợ. Đức Giêsu hiện đến và ở giữa họ.
Khi Thánh Gioan viết: điều Đó, thì lúc ấy luôn luôn là thời gian sợ hãi và bách hại. Các môn đệ của Đức Giêsu có thói quen khi hội họp ở nhà người này, khi ở nhà kia. Họ Đón tiếp nhau. Họ tin cậy nhau có những vụ bỏ cuộc, những người bỏ đức tin và nhóm... Họ cũng sợ... Họ cài chốt các cửa lại nhưng ở mỗi Chúa nhật, dấu chỉ của phòng tiệc ly được làm lại, Chúa nhật đầu tiên này: một cách huyền nhiệm Đức Kitô lẻn vào giữa những người thân thuộc của Người, tại nơi họ đang ở: Êphêsô, Côrintô, Giêrusalem, Rôma. Vâng, mỗi Chúa nhật, chính là Lễ Phục sinh! Chúa ở Đó, ngay giữa cuộc đời chúng con, và chính Chúa đã làm cho chúng con được sống... Không thấy Chúa, chúng con vẫn tin.
Lạy Chúa, hôm nay, chúng con cũng bị cám dỗ cài chốt cửa nhà một cách sợ hãi. Khi Thần Khí thổi, chớ chi các bức tường trong nhà tù của chúng con sắp đổ, chớ chi thời giờ ca hát của chúng con trở lại: Chúng ta hãy mở cửa nhà chúng ta cho Đức Kitô sống lại!
Trước khi đi xa hơn trong cuộc suy niệm Tin Mừng này, chúng ta hãy xin Đức Kitô, đê giải thoát chúng ta, làm cho chúng ta sống lại khỏi tình huống chết chóc nào. Như tội lỗi, như thử thách về sức khởe, như những gò bó đau đớn là tuyệt vọng, như khó khăn gia đình và nghề nghiệp...Nơi mà ở Đó họ đã gài then cửa!
Người nói với họ : "Bình an cho anh em !". Nói xong, người cho họ xem bàn tay và cạnh sườn Người các môn đệ tràn ngập vui mừng khi thấy Chúa. Đức Giêsu lại nói với họ: “bình an cho anh em!" .
Niềm vui Phục sinh, niềm vui Kitô giáo trước hết không phải là một niềm vui dễ dãi; niềm vui tự phát, thứ niềm vui nâng chúng ta lên cao khi mọi chuyện xuông xẻ, khi sức khoẻ được tốt lành, tuổi trẻ đầy sức sống, khi các doanh nghiệp của chúng ta thành công, khi các quan hệ bạn bè và gia đình được dễ chịu. Niềm vui Phục sinh, chính là niềm vui đến sau sợ hãi ! Đó là niềm vui và sự bình an đi trở lên từ một tình huống về cơ bản là thất vọng cái chết của một Đấng bị Đóng đinh mà không gì có thể tước đoạt được ! Đó là niềm vui và sự bình an đến từ lòng tin vào Đức Giêsu
Ở mỗi cuộc hội họp Chúa nhật, giống như ngày Đó, Đức Giêsu nguyện chúc sự bình an qua tiếng nói của vị linh mục : "Bình an cho anh chị em !". Và Công đồng Vatican II đã lập lại truyền thống xưa "hôn bình an" : các Kitô hữu được mời ban bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô trao cho nhau một cái bắt tay, ôm lấy nhau, mỉm cười với nhau, trong khi vừa chúc với nhau: Bình an Đức Kitô. Đó không phải là một cử chỉ tầm thường chính là “trở nên Đức Kitô" với người gần ta, khi nhiều người họp nhau lại nhân danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ.
Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.
Đấy ! Chúng ta không tin lời nói quá tốt như thế ! Chính Đức Kitô nói lại với chúng ta ... Tôi, người đàn ông đáng thương, người đàn bà đáng thương tôi là "Giêsu được sai đến cùng anh em tôi.. đúng như Người đã được Cha mình sai đi. Ta đừng đi quá nhanh trên các từ này. Ta đừng đi qua nhanh để bắt kịp Tôma, người cứng lòng tin. Hãy nán lại trên các từ về được Giêsu chúng ta hãy nghe trách nhiệm cao vời mà Người trao cho chúng ta : “sứ mệnh" của Đức Kitô được trao cho Giáo Hội, cho tôi, một phần tôi được Đức Giêsu sai đi.. như Đức Giêsu đã được Cha sai đi ! Tôi còn phải khám phá ra ý nghĩa của hai từ này thêm một lần nữa, Đó là những từ Latinh và Hy lạp không được dịch ra, hỡi ôi “Sứ mệnh" có nghĩa “sự sai đi" (từ Missus trong Latinh)... và "tông đồ", có nghĩa là "người được sai đi" (từ apostolos trong tiếng Hy Lạp).
Khi tôi gặp gỡ một người nào, trong công việc của tôi, trong môi trường cuộc sống của tôi, tôi không ở Đó chỉ nhân danh riêng tôi, vì lợi ích của tôi: Tôi được Đức Giêsu sai đến Đó, nhân danh Người, vì lợi ích của chính Người! Như Đức Giêsu đã được Cha Người sai đi ! Tôi còn phải nói với bạn một sứ điệp của Đức Giêsu: chính Người nói cho bạn biết điều mà tôi sắp nói với bạn.. người đang sống trong tôi: tôi là đôi môi và thân xác của Người, ở gần với Người, để tỏ ra cho bạn tình yêu của Chúa Cha
Khi đã nói xong, Người thổi hơi trên họ và Người nói với các ông : "Anh em nhận lấy Thánh Thần".
Ơn huệ của Thánh Thần, sự sáng tạo mới.. Thần Khí của Đức Giêsu được truyền đạt cho các môn đệ của Người Đức Giêsu đã chết, "trở lại cùng với Cha". Nhưng người Kitô hữu nhận lấy đà tiếp sức! Họ là những người mang hơi thở đầy sinh lực và Thần Khí Người...họ đi theo công trình của Người : Thánh phaolô sẽ nói: "Anh em là Thân thế Đức Kitô, anh em là Đền Thờ của Thánh Thần thánh Gioan, chính ông cho chúng ta thấy, vì lợi ích chính mình, Đức Giêsu lặp lại cử chỉ của Thiên Chúa Sáng Tạo trong sách Sáng Thế (St 2,7) Lạy Thần Khí Sáng Tạo xin hãy đến (Veni Creator Spiritus)
Đối với Gioan, Lễ Hiện Xuống, chính là buổi chiều ngày Lễ Phục sinh : cái chính yếu trong hoạt động của Đức Giêsu sau khi Người chiến thắng cái chết, chính là ơn huệ của Chúa Thánh Thần, Người đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ trong những kẻ chết (Rm 8,11) trong kinh Tin Kính, Đó là điều mà chúng ta khẳng định một cách chính yếu về Chúa Thánh thần: Ngài là Đức Chúa, và Ngài ban sự sống Thánh Thần được ban cho con người ngay chính chiều ngày Phục sinh, và Ngài sẽ tỏa sáng rực rỡ trên công trường năm mươi ngày sau, vào ngày lễ Hiện Xuống, chính cùng một Thánh Thần này, vừa mới thành công một đòn bậc Thầy nếu ta dám nói như thế, bằng cách kéo Đức Giêsu khỏi sự chết đồng thời mạc khải Người là Con Thiên Chúa nhờ sự Phục sinh “Nhờ sự Phục Sinh Người được lập làm Con Thiên Chúa theo Chúa Thánh Thần".
Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha...
Trói buộc, và tháo gỡ, tha thứ và cầm buộc.. các tội lỗi. Lời lẽ này là một công thức ngữ pháp aramên: người ta dùng hai từ trái nghĩa để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa một thực tại, và nhấn mạnh lên từ "tích cực". Vì thế, khi ban cho họ Thần Khí của Người, Đức Giêsu cũng ban cho các môn đệ của Người quyền tháo gỡ con người khỏi sự xấu của mình: Từ nay, trên trần gian này, họ là những người Maria theo lòng thương xót của Thiên Chúa như Đức Giêsu khi trước:
"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" các Kitô hữu được mặc lấy sứ mệnh mà chính Đức Giêsu đã nói là của Người, trong giáo đường Nadarét, lúc bắt đầu tác vụ của Người: Thần Khí Thiên Chúa ngự trên tôi, Thần Khí thiên Chúa đã thánh hóa tôi, Người đã sai tôi đi mang Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo một năm hồng ân do bởi Thiên Chúa, giải thoát những người tù đầy..." (Lc 4,18-19) tôi có phải là người mang tinh thần Đó, Thần Khí giải phóng, của Thần Khí ban sự sống, của Thần Khí yêu thương, và tha thứ nhân danh Đức Giêsu không ? Sự tha thiết là một ân huệ Phục sinh..
Một trong Nhóm Mười Hai là Tôma, lúc đó không ở với các ông, khi Đức Giêsu hiện đến... ông tuyên bố : "Nếu tôi không thấy.. tôi sẽ không tin..."
Đấy là người đến trễ, đến sau cuộc lễ gặp gỡ. Tôma, luôn luôn, trong tin Mừng, là người chỉ tin vào lương tri của mình, con Người tích cực ngờ vực những hành vi táo bạo của Đức Giêsu. “Lạy Chúa, chúng con không biết Chúa đi đâu” (Ga 14,15). Khi Đức Giêsu nói về sự sống lại của Ladarô, thì chính Tôma chỉ thấy sự chết (Ga 11,15-16).
Tám ngày sau.. Đức Giêsu lại đến: "Đặt ngón tày anh vào đây hãy xem tay Thầy, đừng cứng lòng tin nữa..."
Đức Giêsu, dù đã sống lại, vẫn có tính khôi hài! Người đã để cho Tôma, bên ngoài, xem ra có lý trong một tuần: Chính với một cách mỉm cười mà tôi đã xem Đức Giêsu nói thẳng với Tôma. Đức Giêsu như có vẻ nói với ông: Anh bạn đáng thương của tôi ơi, bạn đã tưởng tôi chết và vắng mặt, khi bạn nói với các bạn khác là bạn không tin.. nhưng tôi vẫn ở đó, vô hình, có nghe chuyện bạn nói. Dẫu vậy, tôi không tỏ mình cho bạn lúc đó. Oi ! Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa người luôn có tất cả thời gian của Người.
Tôma nói: "Lạy Chúa của con và Thiên Chúa của con".
Đó chính là tiếng kêu đức tin của một người mà đối với anh ta, sự đụng chạm cũng thành vô ích. Anh ta đã hiểu rằng Đức Giêsu, dù vô hình, vẫn có ở Đó ngay giờ phút ông hoài nghi, thì Người cũng có mặt ở đó.
Vì đã thấy Thầy, nên anh tin.
Phúc thay những ai không thấy mà tin
Một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thế trông thấy những thực tại cao cả nhất của thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
SƯU TẦM
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules