CÁI KHÉO CỦA NGÔ VÀ HẦU (KHỈ)




Ngô vương ngồi thuyền du lãm ở sông Trường Giang, đi đến núi mỹ hầu, bầy khỉ nhìn thấy người thì vội vàng chạy núp trong rừng sâu, chỉ có một con khỉ không chạy núp, nó nhảy lui nhảy tới trên cành cây ra vẻ vui mừng, khoe khoang sự nhanh nhạy của mình.

Ngô vương dùng cung bắn nó, nhưng bị nó mau lẹ bắt được mũi tên, Ngô vương tức giận gọi thêm mấy thuộc hạ nữa cùng nhau bắn tên giết chết con khỉ này. Ông ta quay đầu nói với Nhan Bất Nghi đứng bên cạnh: “Con khỉ này ỷ vào thân pháp nhanh nhẹn của mình, trước mặt ta mà kiêu ngạo tự đại như thế, mới biết mất mạng là bởi đó, ngươi phải lấy đó mà đề phòng.”

Trong lòng Nhan Bất Nghi rất kinh hãi, sau khi về nhà thì bắt đầu đi bái sư lại, sửa chữa thái độ ngạo mạn kiêu căng của anh ta.

(Trang tử: Từ vô quỷ)

Suy tư:

Cái khéo của con khỉ (hầu) là nhảy nhót nhanh nhẹn nên không sợ cung tên bắn, cái khéo của Ngô vương không phải là tài xạ tiễn, nhưng là biết dùng hoàn cảnh để dạy người có tính ngạo mạn, làm cho Nhan Bất Nghi rùng mình sợ hãi.

Người kiêu ngạo mà ngạo mạn trước người có tính tự ái, thì trước sau gì cũng bị hạ gục, bởi vì người có tính tự ái thì không thích những kẻ ngạo mạn đùa cợt mình. Con khỉ chết là đáng lắm, vì quá ỷ lại vào sự nhanh nhẹn của mình mà đùa cợt với Ngô vương.

Lòng tự ái là động cơ thúc đẩy chúng ta vươn lên đạt đến lý tưởng chứ không phải để trả thù nhỏ nhen; tài năng là để chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp chứ không phải để ngạo mạn với tha nhân. Thành đạt và thất bại là ở chỗ hiểu được cái lý của nó.

Cho nên, thái độ ngạo mạn và tự ái “dỏm” không những ngăn trở mình tiến bộ, mà càng dễ dàng trở thành nguồn gốc mọi tai họa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.