-
Moderator
M - Một chuyến đi với bố
MỘT CHUYẾN ĐI VỚI BỐ
“Trong khi tôi bày tỏ với ông một hay hai điều gì đó, ông đã mở mắt cho tôi.”
Một hôm tôi nói: “Bố ạ, chúng ta làm một chuyến đi chơi chăng. Sao bố không bay đến gặp con? Bố con ta chỉ việc lên xe và đi.”
Bố tôi, 58 tuổi, vừa nghỉ hưu sau 27 năm làm giám đốc cho hãng IBM. Công việc của ông đã choán hết thời gian, tư tưởng, và đời ông. Mỗi buổi sáng khi ông thức dậy bên cạnh cùng với một phụ nữ. Thì tôi, tôi đang nhảy vũ điệu Flamenco khắp xứ Tây Ban Nha. Trong khi ông đang điều chỉnh những vòi tắm hoa sen cho nước vừa đủ ấm thì tôi đang rú lên dưới thác nước lạnh buốt ở Peru. Trong khi ông thắt ca-vat xung quanh cổ áo sơ-mi trắng của ông va đeo chiếc đồng hồ Thụy Sỹ vào cổ tay trái của ông thì tôi đang bơi thuyền qua một cái hồ ở vùng núi Ozarks. Bây giờ tôi muốn ông tìm một chuyến thám hiểm.
Bố tôi sợ rằng tôi đánh mất hướng đi. Ông thấy ở tôi một cuộc sống nổi trôi không định hướng, không điều gì được thể hiện trong đời tôi 33 năm mà chỉ thấy một giấy thông hành với những con tem ngộ nghĩnh và in dấu quai của chiếc bị trên vai tôi. Bố tôi muốn tôi ổn định cuộc sống ở một nơi nào đó.
Bố tôi muốn cùng tôi một chuyến du lịch xuyên qua những công viên quốc gia. Chúng tôi gặp nhau bốn tuần sau đó ở Rapid City, Nam Dakota.
“Được thôi” ông nói, cho tôi một nụ cười hóm hình. “Chúng ta dừng chân ở đâu trước?”
“Mấy giờ rồi ạ?”
“Con vẫn chưa có được một chiếc đồng hồ?”
Cách chưa đầy một giờ lái xe là Núi Rushmore. Gương mặt gây ấn tượng cho tôi nhất ở đó là khuôn mặt của bố tôi khi ông chăm chú nhìn lên bốn vị Tổng thống được tạc bằng đá granite, miệng và mắt ông từ từ mở ra giống như một cậu bé.
“Không thể tin,” ông nói. “Làm sao mà họ thực hiện được công trình này nhỉ?”
Một cuốn phim ở trung tâm thông tin tại núi Rushmore đã cho thấy điêu khác gia Gutzon Borglum đang đong đưa trong một cái ghế giống như ná bắn chim, đang quan sát những kết quả những vụ nổ bằng chất nổ để tính toán bào đá thành thành môi, má và mũi của bốn vị Tổng thống Mỹ. Ông Borglum đa cống hiến 14 năm cho công trình này, rồi mất vào năm 1941, và để lại những đường nét nghệ thuật cuối cùng cho con trai ông thực hiện.
Chúng tôi chiêm ngưỡng và tự hỏi, có bao giờ ta tận hiến đời mình cho một việc gì không nhỉ?
Không phương hướng. Không mục đích. Không đề án quan trọng. Kỳ quặc. Tôi thường được nghe những lời này bằng giọng của bố tôi. Giờ đây tôi nghe chúng bằng chính giọng nói của tôi.
Ông nội tôi đến Mỹ bằng tàu sau thế chiến I. Ở đó, ông là một giáo viên có thể nói được ba thứ tiếng và chơi vĩ cầm. Sang Mỹ, ông phải làm cật lực trên chiếc máy may để mang đến cho đứa con trai duy nhất của ông một cuộc sống tốt hơn. Và bố tôi leo lên một cách kiên cường vượt lên phía trên ông, những bậc thang thăng tiến của công ty. Thành công vê tài chính và xã hội, ông có một giọng nói tuyệt vời, nhưng chẳng bao giờ hát. Ông thích khiêu vũ, nhưng không bao giờ khiêu vũ. Thời giờ của ông luôn luôn quá dài, những chuyến đi làm hàng ngày đến sở vùng ngoại ô làm ông mệt mỏi. Về đến nhà mệt mỏi lại còn phải giải quyết những vấn đề gia đình và bị cuốn vào giấc ngủ với chiếc truyền hình mở để đó.
Vùng Badlands làm tôi ngạc nhiên. Nó y như thể Thượng Đế đã sắp xếp những lớp đất đầy màu sắc được chạm trổ bởi mưa và gió, rồi được cắt ra ở giữa bằng một con dao và đẩy nhưng ụ dất này sang hai bên cho chúng ta đi qua.
“Bố đã bao giờ kể cho con nghe về tai nạn mà bố đã gặp hồi còn trẻ chưa nhỉ?” bố hỏi. “Việc làm của bố là đi giao hàng cho một người cung cấp thực phẩm. Một hôm bố chạy và thắng gấp và chiếc xe bị lật nghiêng. Bố không bị thương – nhưng điều làm bố nhớ là viên cảnh sát ôm bụng cười ngặt nghẽo không phạt khi ông ta nhìn thấy tất cả mớ rau trôn với nước xốt rơi xuống lả tả từ mui xe.”
Tôi cố tưởng tượng cảnh mà bố tôi chải rau trộn từ mái tóc ra, nhưng tôi không hình dung nổi. Ê, tôi mới là người nhận nhưng giấy phạt chạy xe quá tốc độ, người mà đã chạy xe vượt qua những dấu hiệu ngừng của cuộc đời. Không phải là bố tôi.
“Mấy giờ rồi ạ?” Tôi hỏi.
Ông đảo mắt, giơ cổ tay của mình ra trước mặt cười và rạng rỡ.
Người ta nói có một có một cây đơn độc ở đâu đó trên đồng cỏ Bắc Mỹ có một bảng hiệu trên nó ghi: Rừng Quốc gia Đông Montana. Có lẽ tôi đã treo bảng hiệu đó quanh bố tôi, làm cho ông đứng đó, giống như một thân cây đơn độc cho toàn bộ một cánh rừng, cho tất cả những gì mà tôi căm ghét.
“Bố không cảm thấy chán khi đến mãi một một văn phòng, làm mãi một công việc lặp đi lặp lại hàng ngày sao?”
“Mỗi ngày là một thử thách khác nhau. Bố đến văn phòng nghĩ rằng: bốn việc này cần phải được thực hiện. Rồi một vài khủng hoảng phải được chiếm ưu tiên hàng đầu và phải đưa ra nhiều sáng kiến để tìm một giải pháp. Và chỉ vài ngày lại có đến hai vấn đề khủng hoảng.”
Ngày hôm sau chúng tôi đến Công viên Quốc gia Yellowstone. Sét đã đốn gãy một cây vào mùa hè năm 1988, và ba tháng sau hơn một phần ba công viên bị cháy xém. Tôi chẳng biêt chút nào về chuyện này. Lúc đo tôi đang đi chăn tuần lộc ở Bắc cực.
Mắt tôi nhìn khắp những cây bị xám đen cho đến khi chúng dần xa. Tôi nhìn lên và thấy bố tôi đứng bên cạnh xe. Tôi đã nhìn cái gốc cây này bao lâu rồi nhỉ? Tôi bắt đầu chạy lại xe, lục trong túi tìm chìa khóa.
“Sao lại lo lắng về thời gian thế?” Ông hỏi tôi. “Chúng ta còn cả ngày ở đây cơ mà.”
Tôi khựng lại. Giờ đây bố tôi ở trên phần sân cỏ của tôi. Tôi cảm thấy có trách nhiệm đối với ông, và đối với kế hoạch trong ngày của ông. Vì ông tôi phải kiềm chế. Và có lẽ vì tôi ông đã phải kiềm chế trong những năm tháng đó. Tôi có quyền bực tức ông về chuyện đó không?
Trên đường đi tới suối phun nước nóng Old Faittful cúng tôi dã ngoại và ăn ngoài trời giữa một đoàn du khách tấp nập.
“Bố có bao giờ đi chơi với ông nội không?” Tôi hỏi.
“Một lần duy nhất,” ông nói. “Khi bố còn bé. Ông dẫn bố tới Sân vận động Yankee. Tất cả bố chỉ nhớ ông luôn hỏi bố muốn ăn hot dog hay uống soda gì không. Ông không thích môn dã cầu. Bố chẳng bao giờ nói chuyện nhiều với ông nội con. Có lẽ vì ông là người Nga, vì sự khác biệt về văn hóa. Cha con vẫn yêu thương nhau nhưng chẳng bao giờ nói lên điều đó. Ông nội con là người vui vẻ nhu mì. Bất cứ thứ gì ông có thể cho bố là ông cho.”
Câu cuối cùng đó, nó có thể giống như điều mà tôi muốn nói về bố tôi. Và là điều mà tôi muốn con tôi nói về tôi sau này.
Vâng, đây là nơi để được cùng với đấng sinh thành, tôi nghĩ, trên đường qua Công viên Quốc gia Glacier. Những cây bồ công anh vàng rực những hoa, những nụ nấm như dát vàng. Những sườn núi rạng rỡ với những cây vân sam, những hồ nước mê hồn . . .
“Bố chưa từng thấy nước xanh như thế này,” ông nói.
Tôi đã thấy – những vịnh hẹp ở Na Uy. Và những thác nước ở Yellowstone đã làm tôi hồi tưởng những thác nước ở Iguazú miền Nam Mỹ. Tôi có thể vẫn tiếp tục du lịch, tôi thiết nghĩ – và có thể một công việc thường xuyên sẽ không phải là một công việc lặp đi lặp lại như tôi đã sợ.
Bố tôi nói: “Thật tệ, bố phải về.” . . .
Những tuần sau đó, tôi gọi điện thoại cho bố tôi – để nói với ông rằng tôi đã quyết dinh ổn định cuộc sống ở một nơi nào đó.
Bố tôi nói: “Những tấm hình chụp của chuyến đi chơi đó đẹp tuyệt vời. Con biết đấy, chúng ta phải có một chuyến đi chơi nữa y như thế vào một dịp nào đó.
Và tôi đã đeo một chiếc đồng hồ.
( “A Journey with Dad” – Cal Fussman)
Jos. Tú Nạc, NMS – Ngày của Bố 2011
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules