Phim Cuộc khổ nạn của Chúa Jesu
[The Passion of the Christ]


Bắt đầu mùa Chay, cũng là để khai trương Trang Công Giáo. Mình giới thiệu đến các bạn bộ phim này. Hy vọng cám bạn cảm nhận được tình yêu của Chúa trong công cuộc cứu rỗi nhân loại chúng ta.




DVDrip 700 MB (Sub Việt trong file rar):
http://www.mediafire.com/?sharekey=c...0b79a34d402f21


DVDrip 400 MB (Sub Việt trong file rar): http://www.mediafire.com/?sharekey=c...39bac7a19a486d

Password của mediafire: www.hskt.org

Cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế


Được các nhà quảng bá mô tả là một “trình thuật sinh động” về 12 giờ sau cùng trong cuộc đời Đức Giêsu, cuốn phim mới của Mel Gibson, Cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế, được bắt đầu trình chiếu tại 2000 rạp chiếu bóng ngày Lễ Tro 25 tháng 2 năm 2004. Mất gần hai năm để thực hiện, cuốn phim có thể coi như được hoạch định lâu dài nhất. Phim do Gibson đạo diễn, ông đồng thời cũng là nhà sản xuất và viết truyện phim. Nhiều người đã coi một phần cuốn phim vào mùa hè năm ngoái hoặc được coi trọn cuốn vào mùa đông năm nay, cho rằng Cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế là một chiến thắng của nghệ thuật và đức tin.
Xuyên suốt cuộc sản xuất, cuốn phim đã là trọng tâm của nhiều cuộc bàn cãi và tranh luận. Một số người đặt câu hỏi xem Gibson và nhóm của ông là Icon Productions có trung thành với Thánh kinh khi mô tả cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu hay không. Một số người khác bày tỏ mối quan ngại là phim Cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa bài Do thái. Những câu hỏi đó và những mối quan tâm khác đã được chính Gibson đề cập sau đây trong một cuộc phỏng vấn. Một cái nhìn khác về sứ điệp của bộ phim cũng được Cha J. Augustine Di Noia phát biểu. Ngài là Thứ trưởng Thánh bộ Tín lý và Đức tin tại Vatican và là một trong số nhiều chức sắc Tòa Thánh được coi cuốn phim hồi tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra cũng còn quan điểm của ông Carl A. Anderson là chủ tịch hội Hiệp sĩ Kha luân bố (Columbus) phản ảnh rằng cuốn phim sẽ đem tới sự bao dung tôn giáo rộng lớn hơn.

1. BẢN PHÂN TÍCH PHIM CUỘC KHỔ NẠN

do Hiệp hội Truyền Thông Công Giáo Thế Giới phổ biến
Phim Cuộc Khổ Nạn là một thành tựu đáng kể về điện ảnh.


Về những vấn đề giữa Do thái giáo và Kitô giáo, và những lời rõ rệt đề cập đến người Do thái trong các sách Tin mừng, đặc biệt là sách của Gioan, điều quan trọng cần nhận thức là ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ thứ 2 đã xuất hiện sự đối đầu chính thức giữa những người Kitô và Do thái.
Các sách Tin mừng của Mathêu, Marcô và Gioan xuất phát từ các cộng đồng Do thái. Sách Tin mừng của Luca, trong suốt cả bản văn, chủ yếu rút ra từ các kinh sách Do thái đan dệt với những quy chiếu và chủ đề kinh thánh. Cuộc xung đột giữa Đức Giêsu và các những nhà lãnh đạo thời đó chính là cuộc xung đột với Do thái giáo, một tranh luận tôn giáo về đức Messiah (xuất hiện một số trong thời đó) và những tuyên bố của Đức Giêsu. Các môn đệ sau này trở thành Kitô hữu chấp nhận các tuyên bố của Ngài, còn nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trong đám thượng tế và biệt phái thì không.

Một số người khác trở lại đạo, như thánh Phaolô, người hãnh diện về di sản Do thái của mình và giữ một lập trường mạnh mẽ rằng các môn đệ của Đức Giêsu không bị ràng buộc bởi các chi tiết của luật Do thái. Qua nhiều thế kỷ đối đầu và những kinh nghiệm áp bức cũng như bắt bớ người Do thái do các cộng đồng Thiên Chúa giáo và Công giáo, nên khó mà hội nhập vào cái bối cảnh của thời đại Đức Giêsu và trạng thái tâm lý của thời kỳ này.

Các truyền thống lâu dài của người Kitô giáo kết án người Do thái là “những kẻ giết Đấng Cứu thế” cũng giữ một vai trò trong cuộc tranh luận này. Giữa lúc mà Giáo hội Công giáo trong một văn bản của Công đồng Vatican II (năm 1965) đã xin lỗi về những bách hại lâu dài và chủ nghĩa bài Do thái thường xuyên trong quá khứ, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi viếng Bức Tường Than Khóc năm 2000 có gài một bản kinh riêng của Ngài trong khe đá, thì các vấn nạn vẫn tiếp tục được đưa ra về cái chết của Đức Giêsu có phải nằm trong kế hoạch của Chúa Cha, và vai trò của các thủ lãnh tôn giáo Do thái thời đó, các người Lamã, như Philatô, có nằm trong kế hoạch đó không.

BỐI CẢNH KINH THÁNH

Trình thuật của Phim Cuộc Khổ Nạn được rút ra từ mỗi sách Tin mừng, chẳng hạn, cảnh động đất và khăn đền thờ bị xé ra là lấy từ Tin mừng thánh Matthêu, cảnh người thanh niên bỏ trốn là lấy từ sách Marcô; những phụ nữ thành Jêrusalem (ở đây là Vêronica và con gái bà) lấy từ sách Luca; các đoạn về Philatô biện luận về chân lý lấy ra từ sách Gioan.

Phim nối kết cá sự việc lại trong một trình thuật là cách mà các chuyện trong sách Tin mừng được ghi nhớ và chép ra. Có một số tư liệu được rút ra từ các truyện truyền kỳ sau này và các sách Tin mừng nguỵ tác (như Veronica và chiếc khăn của bà, người trộm dữ tên Desmas).

Một trong những khó khăn của các phim về cuộc đời Đức Giêsu, đặc biệt là phát xuất từ các học giả và thần học gia không được thông thạo về các kỹ thuật và quy ước của kỹ thuật thuật truyện trong phim ảnh, là đôi lúc các phim này thường bị phê phán và oi như là những bản Tin mừng thực sự. Phim nào chưa đạt trình độ này thì bị bác bỏ hoặc kết tội. Đây là một điều nguy hại cho phim Cuộc Khổ Nạn. Cần phải lặp lại rằng đây là một cuốn phim và kịch bản chỉ là một “phóng tác” của các truyện kể trong sách Tin mừng và không có tự nhận là Tin mừng bao giờ.

Việc sử dụng cả 4 bản Tin mừng trong phim có nghĩa là có 4 quan điểm khác nhau về người Do thái đương thời trong mỗi sách Tin mừng.

Sách Tin mừng của Matthêu đưa ra những hiểu biết chi tiết về thánh kinh Do thái và thấy Đức Giêsu như là người thể hiện trọn vẹn các lời tiên tri. Do đó mà cảnh lúc Ngài chết thấy “bi thảm” hơn.
Marcô và Luca thì nhìn vào từ phía ngoài. Luca viết cho những người đọc quen thuộc với cách thức thuật chuyện của người Hylạp và Rôma.

Sách Tin mừng của Gioan viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất phản ảnh căn bản của Thiên Chúa giáo nơi đạo Do thái nhưng công nhận có tiến triển khác biệt.

Kịch bản của phim có khả năng kết hợp các sự việc trong sách Tin mừng thành một truyện kể mạch lạc về cuộc khổ nạn với những xen hồi ức chọn lọc về thời thơ ấu của Đức Giêsu và cuộc sống tại Nagiaret (cảnh té ngã lúc còn bé, cảnh đóng bàn trong tiệm mộc, quan hệ mẹ con và cảnh nghịch ngợm té nước vào mẹ lúc rửa tay), đó là những khám phá theo tinh thần các sách Tin mừng, hồi ức về quá khứ của Maria Mađalêna khi liên hệ nàng với người nữ ngoại tình trong Tin mừng của Gioan chương 8, về Phêrô và những lời phản kháng liên quan đến sự trung thành của ông, về bữa Tiệc Ly.
Cũng có một hồi ức về cảnh đón tiếp Đức Giêsu vào thành Giêrusalem ngày lễ lá, hồi ức này xen vào trong cảnh đám đông dân chúng cật vấn người trên đường lên đồi Calvê. Có một sự phát triển đáng kể về vai trò các nhân vật như Philatô và vợ ông, Simon người thành Cyrênê, viên bách quân đội trưởng, người trộm lành và tên trộm dữ đã xỉ nhục Đức Giêsu (với sự trừng phạt thể hiện trong cảnh con quạ hằn học tấn công y).

Đáng quan tâm là hình ảnh của Satan, tên cám dỗ, lúc đầu xuất hiện như là một nhân vật lưỡng tính, hình ảnh gợi ra dáng vẻ phụ nữ nhưng tiếng nói là tiếng đàn ông, đã rõ rệt mang nữ tính nhiều hơn khi phim tiến triển để sau cùng xuất hiện bồng con ở cảnh đóng đinh (với một kỹ thuật điện ảnh làm ta nhớ đến cảnh William Wallace nhìn thấy người yêu lúc ông bị hành hình). Một lần nữa, đây là một hình thức hư cấu để diễn đạt việc Đức Giêsu bị cám dỗ và thử thách.

Cũng như nhiều phim khác về Đức Giêsu, người ta chú ý nhiều đến Giuđa. Động cơ thúc đẩy y hành động không được trình bày rõ rệt trong phim. Điều đó tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của khán giả về Giuđa. Phim mô tả các hành động của y trong vườn Giêtsimani và sự mất tinh thần sau đó, rồi đến việc trả lại 30 đồng tiền bằng bạc. Phim đưa ra cảnh trẻ em gặp Giuđa, chửi bới y lúc y ra đi tự tử.

BỐI CẢNH THẦN HỌC

Các vấn đề thần học chính làm khán giả quan tâm khi coi các phim về Đức Giêsu là nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu, cũng như sự phục sinh của Người.

Nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu.

Nói chung, phim Cuộc Khổ Nạn theo sát con người của Đức Giêsu được mô tả trong bản Tin mừng nhất lãm, một thứ Kitô học “hạ tầng”, trước hết đặt trọng tâm vào nhân tính của Đức Giêsu và tiến dần tới sự hiểu biết thiên tính của Người.

Khi phim lấy nguồn từ Gioan làm gốc thì nó phản ảnh một Kitô học “thượng tầng” của sách Tin mừng đó, một giả định trước trong trình thuật rằng Đức Giêsu là thần thiêng và Người bày tỏ thiên tính ấy trong hành động và lời nói. Lối tiếp cận nhất lãm này được thấy trong các hồi ức về các sự việc trước cuộc thương khó cũng như trong các biến cố chính của cuộc khổ nạn, như cảnh hấp hối trong vườn Giệtsimani, cách đối xử tàn tệ của Công nghị hội và Herod, cảnh đánh đòn và đội mão gai, con đường vác thập giá và chính cảnh đóng đinh.

Sát với Tin mừng Gioan là lời tuyên bố của Đức Giêsu rằng Ngài là Con Người tại lúc bị xử án (cũng có trong Tin mừng nhất lãm) và những biện luận với Philatô về sự thật và vương quốc của Người.
Điều này có nghĩa là về phương diện thần học, cuốn phim trình bày cái giáo huấn vĩnh cửu rằng Đức Giêsu, trong con người, có cả thiên tính và nhân tính.

Nhân tính của Đức Giêsu thường được trình bày một cách sinh động: cảnh Người làm việc tại Nagiaret, cảm nghiệm đau khổ về thể xác lúc hấp hối, cảnh đánh đòn, cảnh gục ngã trên đường tới đồi Calvê, cảnh đóng đinh và cảm nghiệm trên thập giá. Nhân tính cũng thể hiện trong phong cách đĩnh đạc của Người lúc bị xử án, cung cách của Người đứng trước Philatô và Herođê.

Phim cũng nhấn mạnh đến niềm khắc khoải đầy nhân tính của linh hồn và cảm giác bị bỏ rơi trong cơn hấp hối và trên thập giá, cùng với sự phó thác hoàn toàn nơi Chúa Cha.

Thường trong các phim về Đức Giêsu thì Người có thân hình mảnh khảnh, nhưng tài tử đóng phim này là Jim Caviezel là một người to lớn lực lưỡng, hơi có bụng, lột tả được hình dạng một người thợ mộc và một người khỏe mạnh. Điều này làm cho Đức Giêsu trong phim thực hơn bình thường.

SỰ PHỤC SINH

Một số nhà bình luận chỉ trích phim nào đã đặt trọng tâm vào cuộc khổ nạn mà đề cập ít oi đến sự phục sinh của Đức Giêsu (Đó là phê bình trong những năm 1960 và 1970 về phim “Siêu sao Giêsu Cứu Thế / Jesus Christ Superstar). Về mặt thần học, cuộc khổ nạn chỉ có ý nghĩa nếu có sự phục sinh.
Trong lúc phim của Mel Gilson muốn dìm ngập khán giả vào trong cảm nghiệm của khổ nạn, cảnh sau cùng cuốn phim mô tả hòn đá cửa mồ đã được lăn ra, vải liệm quanh người Đức Giêsu xẹp xuống, và máy quay phim đưa ra cái bóng dáng Đức Giêsu ngồi trong mộ như là một mở đầu cho cuộc đời mới sau lúc phục sinh. Đó là những hình ảnh theo với khán giả khi rời khỏi rạp hát Sự phục sinh, ở đây được trình bày vắn tắt, vẫn là cao điểm của cuộc thương khó.

THÁNH THỂ

Trong cuộc khổ nạn phim có những hồi ức về Bữa Tiệc Ly, đặc biệt là cảnh Phêrô quả quyết là mình sẽ không chối Chúa, và cảnh Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ.

Một trong những điểm mạnh về thần học của cuốn phim là những xen Thánh thể của Bữa Tiệc Ly được lồng vào trong cảnh đóng đinh và dựng thập giá lên. Khi Đức Giêsu dâng hiến bánh là chính thân xác Người ta thấy cảnh tấm thân tan nát vì đau đớn được ban cho chúng ta. Khi Người dâng hiến rượu là chính máu của Người, chúng ta cũng nhận thức được máu đổ tràn trề ra cho chúng ta. Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng không có tình yêu nào cao quý hơn là hy sinh mạng sống cho người mình yêu - ta thấy điều này thật rõ rệt và đầy đủ ý nghĩa. Người bảo họ cử hành Thánh thể để cuộc khổ nạn và cái chết của Người vẫn còn hiện diện với họ.

Trong đường hướng đó, truyện phim đã nhấn mạnh đến cả hai mặt của Thánh Thể, đó là sự dâng tiến bánh rượu, sự kết hiệp và hy sinh của Đức Giêsu.

ĐỨC MẸ MARIA.

Sự hiện diện của Đức Maria trong phim Cuộc Khổ Nạn thật mạnh mẽ. Đó là một phụ nữ trong khoảng 40, sắc sảo hơn là đẹp. Người xuất hiện trong hai hồi ức. Thái độ của Người thật trang trọng. Người nói rất ít. Cùng với Maria Mađalêna và Gioan, Người đi theo Chúa trong cuộc khổ nạn và trên đường vác thập giá mà không có bất cứ cử chỉ nào tỏ ra cường điệu ta thấy nơi một số nhân vật thủ vai Đức Maria trong các phim trước đây, đặc biệt là trong phim “Phúc âm theo thánh Matthêu”của Pasolini.
Có một cảnh Người lau những vết máu của Đức Giêsu trên nền nhà tiền đường sau khi Chúa bị đánh đòn. Người hôn hai bàn chân bị đóng đinh đẫm máu. Tình mẹ con được gợi lên nhiều lần bằng cách trao cho nhau những cái nhìn hơn là bằng lời nói. Cũng có cảnh Chúa xin Gioan chăm sóc Người trong phim. Sau khi hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá, Người ôm lấy Chúa như cảnh mô tả trong bức tượng Pieta.

Hầu hết khán giả sẽ thõa mãn với vai diễn xuất Đức Maria. Những người thấy các vai Mẹ Maria trong điện ảnh trước đây nhìn như là hình trong tranh vẽ hoặc các bức tượng bằng thạch cao sẽ thấy Đức Mẹ trong phim này có một căn bản kinh thánh hơn.

BỐI CẢNH ĐIỆN ẢNH.

Phim Cuộc Khổ Nạn tới sau hơn một thế kỷ có những phim về Đức Giêsu theo truyền thống cũ. Thời kỳ phim câm ta thấy có những phim ngắn có tính cách giảng huấn và thuật sự như phim “Từ Máng Cỏ tới Thập tự giá (From the Manger to the Cross)”, phim “Chúa Kitô (Christus)” của Ý và trích đoạn Kinh thánh như phim “Lòng Khoan Dung (Tolerance)” của .W. Griffith. Những phim chính của thập niên 1920 là “Ben-Hur” và “Vua trên hết các Vua (King of Kings)”, một thiên sử thi của Cecil B. de Mille.
Trong suốt 35 năm từ 1927 đến 1961, ta không thấy khuôn mặt toàn diện nào của Đức Giêsu trong các phim trường Mỹ dựa theo sách Tin Mừng, mà chỉ có một số phim của các công ty Tin Lành Mỹ thực hiện. Người ta chỉ thoáng thấy một phần (như một bàn tay, một cánh tay, đôi chân trên thập giá hoặc thấy thấp thoáng từ xa xa) trong các phim như “Chiếc Áo (The Robe)” và”Ben-Hur” trong thập niên 1950.

Sau khoảng trống đó, Jeffrey Hunter xuất hiện trong phim “Vua trên hết các Vua (King of Kings”), Max Von Sydow trong “Câu Chuyện Cao Cả Nhất (The Greatest Story Ever Told)”. Khi Jeffrey Hunter trong phim “Vua các Vua” cất tiếng nói, đó là lần đầu tiên khán giả được nghe một diễn viên nói tiếng nói của Đức Giêsu.

Trong thập niên 1960, Pasolini thực hiện một cuốn phim đen trắng “Phúc âm theo thánh Matthêu (The Gospel According to Matthew)” và Rosselini làm phim “Đấng Mesiah (The Messiah)” trong thập niên 1970. Brian Deacon đóng vai Đức Giêsu trong một phim gần gũi với Tin Mừng hơn là phim “Jesus” (một phiên bản có sửa chữa được phân phát cho khách hành hương thăm viếng Roma năm thánh 2000).

Chiều hướng này đạt tới cao độ với phim “Chúa Giêsu thành Nagiaret (Jesus of Nazareth)” của Zeffirelli vào cuối thập niên 1970.

Phong trào âm nhạc phổ thông vào cuối thập niên 60 đã sản sinh ra phim “Siêu Sao Giêsu Cứu Thế (Jesus Christ Superstar)” và “Godspell” được quay vào năm1973.

Hầu hết các phim đều nhắm trình bày một Đức Giêsu “thực”, nhưng nhiều phim (gồm của Pasolini) xử dụng ngay các văn bản của sách Tin Mừng (với ý hướng phải đọc) làm các phần chính yếu trong kịch bản, được coi là một lối sử dụng thái quá nguyên văn các sách Tin Mừng.

Mặt khác, Zeffirelli dùng cũng một phương pháp như các tác giả sách Tin Mừng, là lấy các sự việc trong cuộc đời Đức Giêsu, kết hợp lại cho có kịch tính để gây hiệu ứng nơi khán giả.

Dầu sao, với sự sử dụng các diễn viên tây phương và các địa danh quay phim tại Âu châu và Mỹ, những phim này đã không thể hiện được sự thực như mong muốn.

Các phim ca nhạc cho ta thấy cách thuật chuyện Tin Mừng trên màn ảnh thì được cách điệu hoá (stylized) hơn là “hiện thực”.

Từ năm 1988 có một số phim mô tả Đức Giêsu: “Cơn Cám Dỗ Chúa lần cuối (The Last Temptation of Christ)” là phim tiểu thuyết hoá sách Tin Mừng; phim “Chúa Giêsu ở Montreal (Jesus of Montreal)” (198 và “Con Người Khiêu Vũ (Man Dancin” (2003) là những chuyện đặt vở kịch thương khó vào khung cảnh một đô thị tân tiến; phim hoạt họa về Chúa Giêsu “Người Làm Phép Lạ (The Miracle Maker)” (2000); và phim của Jeremy Sisto pha trộn nhân tính và thần tính trong một phim Mỹ chiếu trên đài truyền hình nhan đề “Jesus” (1999).

Gần đây hơn, một hình ảnh Đức Giêsu có vẻ Mỹ hơn trong phim “Jesus” của hãng Paulist Film Production được chiếu trên đài truyền hình năm 2001 (sẽ chiếu tại rạp năm 2004) và một phim theo truyền thống hơn của Phillip Saville nhan đề “Phúc âm theo thánh Gioan (The Gosel of John)”.
Phim Cuộc Khổ Nạn xuất hiện trên màn ảnh theo với truyền thống này. Mel Gibson đã chứng tỏ tài năng khi đạo diễn phim “Người Không Mặt (Man Without a Face)” (1993) và ông được giải Oscar trong phim “Tâm Hồn Dũng Cảm (Braveheart)” (1995).

Một trong ý hướng chính của đạo diễn và của người cùng viết truyện phim (Ben Fitzgerald) là dìm ngập khán giả vào khung cảnh hiện thực của cuộc khổ nạn. Diễn viên Jim Caviezel được chọn đóng vai Đức Giêsu (một diễn viên duy nhất khác được nêu tên là diễn viên người Ý tên Monica Belluci thủ vai Mary Mađalêna).

Caviezel đồng tuổi với Đức Giêsu khi phim khởi quay. Như đã đề cập trên kia, anh thể hiện đúng đắn một Đức Giêsu trần thế, một công nhân to lớn khỏe mạnh có thể chịu đựng được những cực hình khủng khiếp trong cuộc khổ nạn trước khi chết.

Một trong những khía cạnh được tranh luận của cuốn phim là quyết định lúc đầu phim chỉ có những đối thoại bằng tiếng Aramaic và Latinh mà không có phụ đề. Quyết định về ngôn ngữ được xem xét kỹ lưỡng và có kết quả. Chúng ta cần có phụ đề, đa số là những trích dẫn đến từ Thánh Kinh.

Trong phim ta không phải phân tâm khi nghe các giọng nói Mỹ hoặc Anh sai lạc với thời gian mà khán giả được nghe đối thoại giống như lời nói trong thời đại đó. Cũng nên nhắc là Đức Giêsu nói tiếng Aramaic chứ không phải tiếng Anh!

Điều hữu dụng là nên phân biệt chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tả thực. Tả thực là cách làm phim mô tả các hành động thấy sao tả vậy, như các phim ảnh quay tại nhà (home movie) là một thí dụ dễ hiểu, như các cảnh quay tại chỗ để đưa vào bản tin. Còn hiện thực là cách làm phim để giúp khán giả có một cảm nghiệm thực đối với sự việc trên màn ảnh, coi chúng như là thực vậy. Một số kỹ thuật điện ảnh, như kỹ thuật làm nhiều bố cục khác nhau cho màn ảnh, những cách lấy cảnh và nhịp độ lúc biên tập có thể được dùng để tạo ra cảm tưởng hiện thực.

Mel Gibson đã chọn là phần lớn trong phim của ông sẽ là những cảnh “tả thực”. Ông có nhiều thời gian và không vội vã đưa ta ra khỏi hình ảnh đau thương của Đức Giêsu

Có một số người trong khán giả sẽ thấy cảnh đánh đòn (trong hai phần thật tàn nhẫn) là quá mức. Với hầu hết các nhân vật được trình bày theo lối tả thực, các hành động có vẻ sống thực.

Tuy nhiên, Gibson có thể dùng các kỹ năng điện ảnh làm thay đổi nhận thức, giúp ta nhận chân rằng ta đang coi một phóng tác đặc biệt về cuộc khổ nạn, cũng giống như tất cả chúng ta dùng trí của mình mà tưởng tượng ra khi nghe các câu chuyện về cuộc khổ nạn. Ông hay dùng các đoạn phim quay chậm để làm cho ta ở lâu trong một thời gian nào đó.

Sự tả chân được thấy ở cảnh đối đầu trong vườn Giêtsimani, lúc Đức Giêsu bị xử án, cảnh đánh đòn và đội mão gai và đặc biệt là lúc Đức Giêsu khổ sở với cây thập giá trên đường vác đi, cảnh té ngã xuống đất thình thịch, cảnh đóng đinh và khi thập giá được dựng đứng lên.

Phương pháp cách điệu hoá (stylization) được thấy trong những cận cảnh, với những khác biệt về ánh sáng (màu xanh nơi vườn Giệtsimani, ánh sáng lu lu của đèn thắp trong không gian bít kín nơi sân các Thượng Tế, ánh sáng ban ngày của con đường thập giá) cách đóng khung các nhân vật bằng những hồi ức theo như truyền thống của hội họa Thiên Chúa giáo, ánh sáng và một số tĩnh cảnh, sự chuyển biến thời gian khi Đức Giêsu bị treo trên thập giá, cái chết và hoàn cảnh bi thương sau đó, các gợi cảnh về sự phục sinh.

Điều đó cho ta một hình ảnh khả tín và một hiểu biết về Đức Giêsu. Gibson đưa ra một số yếu tố có hiệu quả để nhấn mạnh điểm đó. Chẳng hạn, trong vườn Cây dầu, Đức Giêsu bị đánh vào con mắt và từ lúc đó cũng như trong phiên xử, Người chỉ dùng được có một con mắt. Lúc Người có thể nhìn được bằng con mắt bị thương ấy thì Gibson đã đưa ra nhiều cảnh mắt nhìn mắt (eye-contact) của Người với Philatô, với mẹ Người và với Gioan dưới cây thánh giá, ông chỉ nhìn lên Đức Giêsu và gật đầu khi nhận chăm sóc cho Đức Mẹ.

Ở trên chúng ta đã đưa ra những nhận định về cách dùng và cách xen kẽ các hồi ức.

Về phương diện kịch nghệ, các nhân vật quen thuộc của sách Tin Mừng đã phát triển ngắn gọn để giúp cho truyện kể: Phêrô, Giuđa, Philatô và vợ ông, Simon thành Cyrênê, Hêrođê, hai tên trộm bị đóng đinh cùng với Đức Giêsu. Vai trò Vêronica được đưa vào khi nàng thấy Đức Giêsu đi qua và lấy khăn lau mặt Người - nhưng Gibson đã hạn chế chỉ cho ta thấy nàng cầm tấm khăn, và nếu nhìn lại gần hơn, chỉ thấy mường tượng thoáng qua nét khuôn mặt Đức Giêsu trên khăn.

Những người lính Rôma cũng được diễn tả sinh động: những tàn nhẫn lúc đánh đòn với tên thủ lãnh dâm bạo, những nhạo báng và tàn ác với Đức Giêsu của đám binh lính say sa trên đường lên núi Calvê, và người bách quân đội trưởng có đôi chút thiện cảm. Hình ảnh chính yếu có tác động kịch tính mạnh mẽ trong các phim về Đức Giêsu là Giuđa. Sự khinh khi một Giuđa đã tàn tạ vì dằn vặt và cảnh đám trẻ con đuổi theo y tới chỗ chết thật có kết quả kịch tính.

Phim Cuộc Khổ Nạn cho ta một hình ảnh khả tín và trung thực về Đức Giêsu mà những khổ đau về thân xác và tinh thần là điều có thực. Tác động của phim nơi những người không có đức tin thì khó mà tiên đoán được. Còn với những tín hữu, điều thử thách là phải cố gắng nhìn coi cái đau đớn và cực hình, là những điều đọc thấy trong sách thì dễ hơn là xem thấy tận mắt, nhưng cũng có điều thỏa mãn là có được những cảm nghiệm khác hơn từ trước tới nay về những chuyện quen thuộc kể trong sách Tin Mừng.


Phạm Hoàng Nghị (dịch)

(Nguồn: http://www.danchua.eu)