Đức Giáo Hoàng nhắc nước Italy nhớ Căn Tính Công Giáo của mình




Đức Thánh Cha suy tư nhân ngày kỷ niệm 150 năm thống nhất quốc gia

VATICAN (Zenit.org).- Trong ngày những người Ý cử hành sự thống nhất quốc gia của họ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc nhớ quốc gia về những nguồn gốc Công Giáo của họ.

Đức Giáo Hoàng phản ảnh căn tính Công Giáo của nhân dân nước Italy trong một bức thư gởi cho tổng thống Giorgio Napolitano, nhân dịp kỷ niện thứ 150 sự thống nhất chính trị của nước Italy, được cử hành vào hôm Thứ Năm vừa qua.

Khi bình luận về “Il Risorgimento” (Sự Hồi Sinh), đưa những bang độc lập bán đảo Italy thành một nước duy nhất Italy, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “Kitô Giáo góp phần cơ bản cho sự xây dựng căn tính của người Ý”.

Ngài nói rằng đặc tính của quốc gia được tạo dựng “nhờ công trình của Giáo Hội, của những thể chế giáo dục và bác ái, ấn định những kiểu cách sống, những hình thể thông lệ, những tương quan xã hội, nhưng cũng nhờ một sinh hoạt nghệ thuật rất phong phú trong văn chương, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, khoa kiến trúc và âm nhạc.”

Đức Giáo Hoàng nêu tên một số nghệ nhân Kitô hữu nổi danh, những người “đã thực hiện một đóng góp cơ bản cho sự hình thành căn tính Ý, “gòm có Dante, Giotto, Petrarch, Michelangelo, Raphael, Pierluigi xứ Palestina, Caravaggio, Scarlatti, Bernini và Borromini.

“Cũng những kinh nghiệm về sự nên thánh,” ngài nói tiếp, “nhờ đó nhiều cá nhân đã nạm ngọc lịch sử nước Italy, góp phần mãnh liệt xây dựng căn tính như thế, không những dười hình bóng đặc trưng của một sự thực hiện đặc biệt sứ điệp tin mừng, điều này đã đánh dấu đúng lúc kinh nghiệm và linh đạo của người Ý ( người ta nghĩ tới những diễn tả lớn và nhiều của sự sốt sắng bình dân), nhưng cũng dưới hình bóng văn hóa và cả chính trị.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi chú rằng Thánh Francis thành Assisi giúp tạo dựng ngôn ngữ quốc gia, và Thánh Catherine thành Sienna, “cống hiến việc thúc đẩy ấn tượng về sự tu chỉnh tư tưởng chính trị và luật pháp Italian.”

Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng “sự đóng góp của Giáo Hội và của những kẻ tin cho quá trình đào tạo và củng cố căn tính quốc gia tiếp tục trong những thời kỳ tân thời và hiện thời.”

Lối thoát tự nhiên

Sự thống nhất nước Ý, “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, “ thực hiện trong phần nữa thứ hai của những năm 1800, có khả năng xảy ra, không như một sự xây dựng chính trị nhân tạo của những căn tính khác nhau, nhưng như một lối thoát chính trị tự nhiên của một căn tính quốc gia mãnh liệt, đã đâm rễ và tồn tại trong một thời gian. “

Ngài giải thích rằng “Sự Hồi sinh ” tự xây dựng trên “căn tính quốc gia đã có trước,và Kitô Giáo và Giáo Hội thực hiện một sự góp phần cơ bản để hình thành nó.”

Đức Thánh Cha khẳng định “Không thể chối từ vai trò của những truyền thống tư tưởng khác biệt, một số được đánh dấu bởi những mạch pháp quyền hay đời, người ta không thể bỏ qua sự đóng góp tư tưởng—Và thỉnh thoảng hành động— của những người Công Giáo cho sự hình thành quốc gia thống nhất”.The Holy Đức Thánh Cha nêu tên nhiều nhà chính trị Công Giáo, như “Antonio Rosmini, mà ảnh hưởng được trưng bày đúng lúc, cho tới chỗ khai báo những điểm có ý nghĩa cho Hiến Pháp Ý hiện nay.”

Ngài cũng nêu tên một số gương mặt trong văn chương, đã góp phần rất nhiều để ‘làm nên những người Ý ‘ nghĩa là cho họ cái cảm giác thuộc về cộng đồng chính trị mới mà quá trình sự Hồi Sinh đã uốn nắn.”

Đức Giáo Hoàng nhắc tới nhiều vị thánh người Ý, và cách riêng Thánh Gioan Bosco, đấng được thúc đẩy bởi sự quan tâm giáo dục sáng tác những quyển lịch sử quê hương. Quyển sách uốn nắn tư cách hội viên trong học viện do ngài sáng lập theo một mô hình nhất quán với một quan niệm tự do lành mạnh: ‘Một công dân trước mặt nhà nước, và môt tu sĩ trước mặt Giáo Hội.”

“Căn tính quốc gia của những người Italian, đâm rễ rất sâu trong những truyền thống Công Giáo, xây dựng trong chân lý nền tảng vững chắc nhất của sự thống nhất chính trị đạt được,” Đức Giáo Hoàng khẳng định.

Tòa Thánh Phêrô

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận rằng ngoài ra căn tính Kitô giáo của nó, nhà nước có “gánh nặng, nhưng đồng thời có sự ưu tiên, được ban cho bởi một tình huống đặc biệt nhờ đó mà có tại Ý, tại Rome, Tòa Kế Vị Thánh Phêrô và, từ đó, là trung tâm Công Giáo.

“Và cộng đồng quốc gia đã luôn luôn đáp ứng với ý thức này bằng cách bày tỏ sự gần gũi yêu thương, sự liên đới, và sự giúp đở Ngai Tông Tòa giữ được tự do, và đáp ứng sự nâng đỡ thực hiện những điều kiện thuận lợi cho việc thi hành thừa tác vụ thiêng liêng trong thế giới của kẻ Kế Vị Phêrô, là giám mục thành Roma và tổng giám mục Italy,”.

“Sự hỗn loạn của Vấn Đề Roman đã qua, “’ Đức Giáo Hoàng nói, vì ” đã tới sự Hòa Giải hằng hy vọng, nhà nước Ý cũng cống hiến và tiếp tục cống hiến một sự cộng tác đáng giá, điều mà Tòa Thánh vui hưởng và chân thành biết ơn”


ĐÔ Nguyễn Quang Sách