-
..::@nhím nhớ anh@::..
10 sự kiện kinh tế 2005
10 sự kiện kinh tế 2005
Kinh tế quay cuồng trước thiên tai, dịch bệnh và những cơn bão giá. Các ngành siêu lợi nhuận như địa ốc, xe hơi cũng bị ám ảnh bởi cái tên năm Ất Dậu. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP 8,4% cùng sự thành công rực rỡ của lần xuất ngoại trái phiếu đầu tiên đã truy?n sinh khí mới cho bức tranh chung.
Dưới đây là những sự kiện kinh tế đáng chú ý trong năm, theo bình ch?n của VnExpress.
Công nghiệp nỗ lực vượt bậc. Ảnh: Anh Tuấn
Kinh tế tăng trưởng 8,4% bất chấp khó khăn
Tổng sản phẩm quốc nội nửa đầu năm chỉ tăng 7,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Muốn hoàn thành chỉ tiêu, 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải trên 9,3%, một đi?u mà ngay cả chuyên gia lạc quan nhất cũng không dám nghĩ tới, đặc biệt trong bối cảnh thiếu điện gay gắt, chí phí đầu vào sản xuất tăng cao, dịch bệnh hoành hành và nguồn cung ứng vốn hạn hẹp.
?i?u kỳ diệu đã đến sau những nỗ lực vượt bậc của cả n?n kinh tế. ?ến cuối tháng 9, GDP đã tăng 8,9%. Thành tích 9,2% đạt được trong quý IV đã biến mục tiêu cả năm thành hiện thực.
?ằng sau kết quả ấn tượng đó cũng còn không ít băn khoăn. Tăng trưởng cao song mục tiêu giữ lạm phát dưới tốc độ tăng GDP đã không thực hiện được. Trong cái nhìn khắt khe của các chuyên gia quốc tế, tăng trưởng nhanh ở VN một phần do phía cầu, chính sách tài khoá mở rộng quá nhi?u. Vì vậy, cho dù tốc độ tăng trưởng đạt bao nhiêu đi chăng nữa cũng không phải quá quan tr?ng, vấn đ? là sự b?n vững và cách thức để đạt được tốc độ tăng trưởng ấy. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006 đã được hạ thấp xuống 8% hoặc cao hơn. Chỉ tiêu ấy khá thấp so với kết quả năm nay. Tuy nhiên đó là một bước lùi khôn ngoan để VN có thể thực hiện yêu cầu chất lượng đi đôi với tốc độ tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh khó khăn chung của môi trư?ng kinh tế thế giới.
Một năm 4 lần đi?u chỉnh giá xăng dầu trong nước
2005 là năm giá xăng bán lẻ được đi?u chỉnh nhi?u nhất từ trước tới nay. Ảnh: T.T.
Tiếp nối năm ngoái, thị trư?ng nhiên liệu năm nay hứng thêm nhi?u cơn bão giá mới. Thiên tai hoành hành, bất ổn liên tiếp diễn ra ở các vựa dầu, năng lực khai thác và chế biến hạn chế. Trong khi đó cầu v? năng lượng và nhiên liệu tăng v?t ở các n?n kinh tế chủ chốt cũng như những quốc gia mới nổi. Căng thẳng cung cầu cùng sự thao túng của các nhà đầu cơ cuối cùng đã đẩy giá dầu thế giới vượt mức 70 USD vào đúng ngày cuối tháng 8, khi cơn bão nhiệt đới Katrina dữ dội nhất. ?ây cũng là mức giá cao kỷ lục kể từ sau khủng hoảng 1979-1980.
Chưa kịp khôi phục thuế nhập khẩu để tăng thu ngân sách, VN đành liên tiếp 3 lần tăng giá bán lẻ (vào tháng 3, tháng 7 và tháng 8), bất chấp các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát có nguy cơ bị phá vỡ.
?ộng thái giảm giá bán lẻ diễn ra vào cuối tháng 11 mới là diễn biến đáng chú ý nhất trên thị trư?ng xăng dầu nội địa năm nay. Mỗi lít xăng đã giảm 500 đồng như cách thể hiện l?i hứa của Chính phủ trong việc đi?u tiết giá sòng phẳng. Tất nhiên, mức giảm này chẳng thấm vào đâu và không thể làm dịu lại đà tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và hàng loạt mặt hàng tiêu dùng khác. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm đã tăng 8,4%, vượt 1,9% so với chỉ tiêu 6,5% cả năm mà Quốc hội đ? ra và đúng bằng tốc độ tăng GDP. Mục tiêu giữ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng trong 2006 cũng rất khó đạt bởi cơn bão giá nhiên liệu mới tạm nguôi ngoai và có thể bùng lên bất cứ lúc nào trong th?i gian tới.
Thiếu điện trầm tr?ng
Năm sau thiếu điện còn trầm tr?ng hơn. Ảnh: Anh Tuấn
Nhiên liệu đốt ngày một đắt đ?, trong khi thuỷ điện lại chẳng thể trông ch? vào ông tr?i vì hè năm nay nắng hạn gay gắt. Tình trạng thiếu điện bắt đầu được cảnh báo ngay từ tháng 4. Giữa tháng 5 nhi?u tỉnh thành phía Bắc bắt đầu bị cắt điện, ngay Hà Nội cũng mất điện cục bộ, song Tổng công ty ?iện lực VN - EVN vẫn hùng hồn tuyên bố tin vào khả năng cung ứng của mình. Khi dư luận liên tiếp cảnh báo mi?n Bắc thấy rõ nguy cơ thiếu điện, EVN buộc phải lên tiếng thừa nhận tình hình. Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, lịch cắt điện và mực nước hồ Hòa Bình được ngư?i dân quan tâm hơn bao gi? hết.
Tình cảnh này mãi đến cuối tháng 9 mới cải thiện, song bắt đầu từ đây, EVN lại thống thiết kêu 2006-2007 thiếu điện còn trầm tr?ng hơn do tiêu thụ tăng quá nhanh, đầu tư mới không kịp. Các giải pháp tiết kiệm được đ? ra, EVN thuyết phục cả nước đổi bóng đèn trong sang compact, nhưng bị phản đối quyết liệt. Giải pháp được coi vẹn cả đôi đư?ng là tăng giá điện, vừa thêm ti?n tái đầu tư vừa khiến ngư?i dân tiết kiệm. Dự kiến, từ đầu năm 2006 giá điện mới sẽ được áp dụng (tăng khoảng 15% so với hiện hành). Chính phủ yêu cầu công khai quy trình làm giá song cho đến tận những ngày cuối cùng của năm, các cơ quan quản lý chỉ im lặng khi được h?i v? vấn đ? này.
Vàng đắt nhất trong một phần tư thế kỷ qua
Giá tăng cao, chỉ những ngư?i có nhu cầu mới mua. Ảnh: Anh Tuấn
Lần đầu tiên trong 25 năm trở lại đây, mức cản 530 USD/ounce đã bị vượt qua. Nhu cầu tiêu thụ tại khắp nơi trên thế giới ngày một tăng lên trong khi nguồn cung khan hiếm hơn. Bạo loạn, khủng bố ở một số nơi cũng làm nảy sinh tâm lý bất an và ngư?i ta cảm thấy vàng là phương tiện cất trữ tài sản an toàn nhất. Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng trung ương Nga, Argentina hay Nam Phi... lại dự tính thay đổi cơ cấu dự trữ vàng. Giới đầu cơ cũng tranh thủ "tát nước theo mưa", khiến thị trư?ng kim loại quý càng nóng b?ng.
Sức nóng của thị trư?ng thế giới cũng tạt vào VN dù mãi lực rất yếu. Ngày 22/11, chỉ trong một buổi sáng, các công ty kim hoàn đã phải đi?u chỉnh giá tới 4 lần. Các mức cản 860.000 đồng/chỉ, 900.000 đồng/chỉ rồi 988.000 đồng/chỉ lần lượt bị phá vỡ. Thị trư?ng trong nước thực sự "choáng" khi lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng lên tới 1 triệu đồng/chỉ. Mức đỉnh này rồi cũng bị vượt qua chỉ trong 1-2 ngày.
Vàng sốt giá vào đúng th?i điểm thị trư?ng nhà đất đang ảm đạm, do vậy hoạt động mua bán rất thưa thớt, các giao dịch lớn hầu như không có. Ngư?i dân cũng thận tr?ng hơn, không vội vã đổ xô đi mua vàng tích trữ như trước. Các nhà hoạch định chính sách có thể bớt một nỗi lo vì diễn biến giá vàng đã không ảnh hưởng nhi?u đến kinh tế nói chung.
Hỗn chiến trên thị trư?ng thông tin di động
Các ông alô đánh nhau, khách
hàng chưa chắc đã được lợi. Ảnh: Anh Tuấn
Thị trư?ng dịch vụ điện thoại di động chưa bớt sốc sau cú nhập cuộc đầy ngoạn mục của Viettel cuối 2004. Hai anh em nhà VNPT (VinaPhone và MobiFone) liên tục thúc Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép giảm cước, đi?u chưa bao gi? làm hồi còn một mình một chợ. Một năm, 8 lần VNPT "ép" Bộ cho phép h? giảm giá để đối phó với làn sóng hàng nghìn thuê bao đang lũ lượt r?i mạng sang Viettel. Giá cước ngày một rẻ sau hàng chục chương trình khuyến mãi của các nhà cung cấp. Chỉ trong một th?i gian ngắn, tốc độ phát triển thuê bao đạt mức kỷ lục, từ 4 triệu năm ngoái lên gần 9 triệu cuối năm nay.
Cuộc đua giá giúp khách hàng thoát cảnh chịu oan cước cao suốt bao năm. Song tốc độ phát triển quá nóng đẩy các nhà cung cấp đứng trước nguy cơ không kiểm soát nổi tình hình dù trước đó h? đã đổ gần 1 tỷ USD nâng cấp mạng. Chất lượng dịch vụ giảm sút, mạch liên tục nghẽn, cước thỉnh thoảng lại bị tính nhập nhèm. Viettel và VNPT cùng trở nên tai tiếng sau những vụ cãi c? v? kết nối. VNPT mang tiếng vì sau nhi?u năm độc quy?n gi? lại chèn ép ngư?i mới. Nhưng chất lượng mạng 098 cũng bị ngư?i tiêu dùng nghi ng?. Dự báo, với sự tham gia của thêm 2 nhà cung cấp, thị trư?ng dịch vụ điện thoại di động năm Bính Tuất sẽ tiếp tục sôi nổi.
Bất động sản èo uột
Hoạt động đầu cơ giảm hẳn.
Ảnh: Anh Tuấn
Thị trư?ng nhà đất sau những cơn sốt nóng đã rơi vào cảnh ảm đạm suốt năm 2005. Giao dịch mua bán thưa thớt, hoạt động đầu cơ im ắng, hàng loạt dự án đóng băng, ngân hàng thắt chặt tài chính. Tại Hà Nội, giá đất tại các dự án khu đô thị mới giảm trung bình 3 triệu đồng/m2 so với năm trước, giá tại các khu phố cổ giảm 5-10%; chung cư mới xa trung tâm thành phố 8-10 km giảm 50-70 triệu đồng/căn hộ. Còn ở TP HCM, số hồ sơ mua bán chuyển nhượng trên thị trư?ng 6 tháng đầu năm là 4.518, bằng 30% so với năm 2004.
Tình thế này khiến các nhà quản lý vội vàng tìm lý do và chìa khóa hóa giải. Liệu pháp giảm cung, kích cầu và hỗ trợ tài chính được Bộ Tài nguyên Môi trư?ng đưa ra không nhận được ủng hộ từ phía ngư?i dân vốn khát khao tìm được một chốn an cư nơi đô thị đất chật ngư?i đông. Bộ phải lên tiếng giải thích rõ ràng v? những giải pháp đã đưa ra, song m?i chuyện đâu lại vào đó, giá nhà đất cao gấp 3-4 lần giá trị thực khiến giấc mơ mua nhà của giới công chức chỉ biết sống bằng đồng lương ngày càng xa v?i.
Mỗi bộ dựa trên những văn bản luật mình ban hành lại đưa ra những quy định chồng chéo nhau v? giấy t? chứng nhận quy?n sở hữu nhà đất, nào "giấy xanh", "giấy đ?" rồi cả "giấy hồng" khiến ngư?i dân càng thêm rối b?i. Ngư?i ta hy v?ng năm tới cùng với Luật Nhà ở có hiệu lực, Nhà nước sẽ có những giải pháp phá băng tích cực để đánh tan giới đầu cơ, kéo giá nhà đất trở lại dần giá trị đích thực của nó.
Thị trư?ng ôtô đìu hiu
Khách hàng có tâm lý ch?
năm sau mới mua xe. Ảnh: Anh Tuấn
Trái với cảnh ngư?i ngư?i xếp hàng, nịnh n?t các đại lý để đăng ký mua được một chiếc xe con vào cận Tết năm ngoái, năm nay mùa thu hoạch của các hãng xe diễn ra rất đìu hiu dù Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) liên tục lặp lại điệp khúc giá xe năm sau sẽ tăng. Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe con sản xuất trong nước tăng 10% từ đầu năm 2006 nhưng lại giảm 30% với xe nhập. Thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cũng giảm từ 100% xuống còn 90% từ 1/1/2006. ?ây là lý do khá đông khách hàng quyết định lùi th?i hạn mua xe để ch? kịch bản giá năm sau. Các chuyên gia tuyên bố, nếu VAMA cứ khăng khăng bàn cách cùng tăng giá tức là vi phạm Luật Cạnh tranh, cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm để bảo vệ lợi ích ngư?i tiêu dùng. Trên thực tế, hàng chậm tiêu thụ, các liên doanh không tuyên bố giảm giá song chữa ngượng bằng cách khuyến mãi hoặc bật đèn xanh cho đại lý giảm mỗi xe ít nhất 1.000 USD.
Câu chuyện giá cả chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong ngành sản xuất ôtô VN. Nhi?u công ty đầu tư manh mún vội vàng để cho ra lò những kiểu xe chắp vá có nguồn gốc Trung Quốc kiếm l?i là nguyên do Bộ Công nghiệp tiến hành một đợt hậu kiểm chưa từng có từ trước tới nay. Doanh nghiệp nào không đạt tiêu chuẩn sẽ bị ngừng hoạt động từ 31/12. Thế nhưng đợt kiểm tra đang gây những xì xầm v? tính khách quan của nó khi đã gần đến hạn “chết? mà kết quả không được công bố.
Hai vệt đen lớn trên thị trư?ng khiến ngư?i ta có cảm giác rằng còn lâu VN mới có ngành công nghiệp ôtô theo đúng nghĩa của nó.
Hàng không chưa kịp mở đã đóng
3 năm tới sẽ không có thêm
hãng hàng không. Ảnh: Anh Tuấn
Với những tư nhân đam mê ngành kinh doanh mạo hiểm, việc hãng hàng không cổ phần duy nhất ở VN Pacific Airlines thua lỗ và phải chuyển v? trực thuộc Bộ Tài chính có thể coi là đi?m gở. Sau khi được Chính phủ bật đèn xanh cho nắm tới 86% cổ phần vào ngày 21/1, Bộ Tài chính quyết định huy động vốn “ngoại? để cứu hãng bay đang mấp mé b? vực phá sản. Với quyết định này, lần đầu tiên trong lịch sử, VN sẽ có một hãng hàng không liên doanh với nước ngoài. Song cái giá của dòng vốn đầu tư từ Singapore ấy là: 3 năm tới sẽ không có thêm bất cứ hãng hàng không nào.
Dự thảo Luật Hàng không dân dụng sửa đổi ghi rõ Nhà nước sẽ bảo đảm môi trư?ng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và tạo đi?u kiện để các tổ chức, cá nhân thuộc m?i thành phần kinh tế, kể cả nước ngoài được hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực hàng không dân dụng. Song sớm nhất 3 năm nữa, quy định thông thoáng ấy mới có thể thành hiện thực. Thị trư?ng hàng không VN vẫn chưa thể mở hoàn toàn để chấp nhận cạnh tranh bình đẳng.
Lỡ chuyến vào WTO
Nhi?u doanh nghiệp còn mơ
hồ với hội nhập. Ảnh minh hoạ
VN vẫn là quan sát viên ở Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Hong Kong tháng 12 năm nay. Một thập kỷ sau ngày nộp đơn xin gia nhập, VN đã trải qua 11 phiên làm việc với Ban Công tác WTO và kết thúc đàm phán song phương với 22 đối tác, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc, một đối tác tưởng chừng khó vượt qua không kém gì Mỹ. Mức thuế chung trong lĩnh vực nông nghiệp được thoả thuận giảm xuống 18-20%, với lộ trình cắt giảm từ 3 đến 5 năm. VN đ? xuất cắt giảm thuế quan xuống mức 18% đối với 10/11 lĩnh vực và 95/155 phân ngành dịch vụ. Quyết tâm làm luật cho kịp mục tiêu gia nhập cuối năm, Quốc hội còn tuyên bố sẵn sàng làm ngày làm đêm.
Song, nỗ lực ấy chưa đủ. Washington vẫn chưa hài lòng với các cam kết của VN. 5 đối tác còn lại muốn ch? ngư?i Mỹ hoàn tất trước. Chiếc vé vào WTO ngay cuối năm nay đã vuột kh?i tầm tay. VN tuyên bố vẫn tiếp tục nỗ lực hoàn tất sớm quá trình đàm phán, song không còn quá vội vã để quyết gia nhập bằng bất cứ giá nào, bởi vòng đàm phán tự do thương mại toàn cầu Doha vẫn chưa kết thúc. Ngay trước ngưỡng cửa WTO, hơn 90% doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ v? hội nhập. Vì vậy, th?i gian còn lại rất quý giá để n?n kinh tế VN phát huy nội lực và tăng cư?ng năng lực cạnh tranh ch? ngày tham gia sân chơi chung.
Phát hành trái phiếu quốc tế thành công hơn dự kiến
?óng tàu sẽ là ngành
công nghiệp mũi nh?n.
Ảnh: shipconstructor.com
Ngày 29/10, 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ được bán hết vèo. So với các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm quốc gia, lãi suất trái phiếu của VN (7,125%) thấp hơn nhi?u. ?ộ hấp dẫn của trái phiếu còn thể hiện ở việc số lượng các nhà đầu tư đặt mua đến 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần mức Chính phủ phát hành. Thành công này có được sau 10 năm chuẩn bị kỹ lưỡng. Song cái được lớn hơn là hình ảnh của VN trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Kết quả của lần xuất ngoại trái phiếu Chính phủ đầu tiên khẳng định thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế đồng th?i giúp quảng bá hình ảnh môi trư?ng đầu tư VN với thế giới. Nó cũng mở ra cơ hội huy động vốn chủ động hơn cho doanh nghiệp VN trong bối cảnh các nguồn hỗ trợ phát triển có xu hướng ngày càng eo hẹp hơn.
Toàn bộ 750 triệu USD vay được đã chuyển cho Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). ?i?u mà nhi?u ngư?i lo ngại là vốn vay quốc tế sẽ thành một gánh nặng khổng lồ và đầy rủi ro với ngân khố quốc gia nếu cơ chế giám sát khối doanh nghiệp nhà nước không sớm được cải thiện.
VnExpress
**TƯƠNG LAI EM VẪN CÓ BÓNG HÌNH ANH_PHAN VÂN HÙNG**
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules