Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A

THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA

(Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2, 5-8; John 4: 5-42)


Những kinh nghiệm tại Massah và Meribah là một chủ đề tuần hoàn trong lịch sử của nhân loại. Người Do Thái vừa được cứu thoát khỏi chế độ nô lệ và được dẫn ra khỏi Ai Cập bởi các dấu chỉ đầy quyền năng và kỳ diệu. Thiên Chúa đã hạ thấp những quốc gia siêu cường và tạo sự nhao báng tước vị vua Ai Cập vì những tự phụ, kiêu căng. Họ đã được tự do, và Thiên Chúa đã hứa dẫn dắt họ tới một vùng đất mà ho có thể tiếp tục sống trong sự tự do.

Nhưng giờ đây tuyến kích thích của sự giải thoát đã yếu đi và thực tế đã bắt đầu. Họ đang sống trong một sa mạc thù địch – luơng thực và nước uống khan hiếm, và tuyệt họ không một ý tưởng ở đâu và sẽ đi đâu. Với khởi đầu mãnh liệt của sự sợ hãi đi đến than vãn, tranh cãi và kiểm tra Thiên Chúa mà sẽ được mô tả toàn bộ cuộc hành trình qua nơi hoang dã.

Những người mà nổi tiếng là có bộ nhớ kém chất lượng khi mà nó đến với những ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ. Và vấn đề đó, ký ức hụt hẫng này cũng có thể thích ứng với những điều tốt lành mà người khác làm cho chúng ta. Tiếng than khóc của họ vọng lại với những ai mà chiếm rất nhiều trong suốt chiều dài lich sử thậm chí trong chính thời đại của chúng ta: Phải chăng Thiên Chúa ở giữa chúng ta? Thậm chí Đức Chúa Trời có tồn tại không? Thái độ của dân Do Thái vào thời điểm đó là đươc chia sẻ bởi nhiều người ở khắp mọi nơi: Nếu tôi là một tín hữu, tại sao tôi phải đau khổ? Khi ra đi trở nên khó khan, đức tin là nạn nhân đầu tiên. Và người Do Thái muốn trở lại vào Ai Cập, chốn nô lệ của họ, bởi trong tâm trí họ, cuộc sống dễ dàng hơn và có khả năng dự đoán trở nên an toàn hơn. Bị lãng quên là nỗi đau và là niềm cay đắng của chế độ nô lệ.
Nhiều người muốn trở lại Ai Cập biến thành của chinh mình. Đôi khi họ tưởng đến một thời gian vừa qua trong một xã hội lành manh hơn, tốt đẹp hơn và con người lịch sự, tử tế với nhau hơn. Họ có thể nhớ một việc làm vừa qua, thanh thản quên đi cách cư xử tồi tệ của người chủ đối với họ hoặc họ có thể muốn quay về một thời kỳ lãng mạn trong Giáo Hội thay vì đối diện với những thử thách của hiện tại. Tất cả những phản ứng này kéo dài sự sợ hãi và rút ngắn đức tin. Đức tin không phải là một học thuyết hay tín điều mà là một sự tin tưởng kiên định trong sự hiện diện và chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa. Nó không phải vội vàng tan biến vào dấu hiệu đầu tiên của sự bất hạnh, nghịch cảnh hoặc khổ đau.

Thánh Phao-lô thừa nhận rằng đó là phương tiện của đức tin này mà chúng ta được đặt để trong mối quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa. Với đức tin này đến với sự hòa giải và an bình nhưng thậm chí còn nhiều hơn: món quà Thần Khí của Thiên Chúa đổ vào tâm hồn của chúng ta. Thần khí này để được mọi người yêu thương và tràn đầy đức tin bất kỳ những gì đang diễn ra xung quanh ta. Điều này là một dấu chỉ chắc chắn rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa trong những lúc vui-buồn-sướng-khổ.

Trong câu chuyện khá bí ẩn và ấn tượng này về cuộc găp gỡ của Chúa Giê-su và người phụ nữ tại giếng nước, chúng ta vẫn biết rằng Thiên Chúa mãi cung cấp mọi nhu cầu cho chúng ta mà giờ đây sự tập trung này đang diễn ra nhiều hơn so với cuộc sống hàng ngày. Chúa Giê-su đã bước vượt ra ngoài sự bình thường trong cuộc gặp gỡ này: Người đang ở trong lãnh thổ Samaritan thù địch; Người đang nói chuyện với người phụ nữ đơn độc. Cuộc đối thoại này bắt đầu với một vị trí xuất phát dao động với sự đáp trả sống sượng và châm biếm của người phụ nữ này trước lời yêu cầu của Người xin nước uống. Chúa Giê-su đã không có sự giúp đỡ cuộc trò chuyện này vì người nói bằng những điều huyền bí, biểu trưng và ẩn dụ trong nỗ lực của Người đề khai tâm trí cô ta. Cũng như Thiên Chúa đã cung cấp nước cho sự khát khao trong sa mạc. Thiên Chúa giờ đây cung cấp “nước hằng sống” cho sự khao khát sâu sắc hơn. Thần Khí sẽ dập tắt cơn khát vì Thiên Chúa và sự siêu việt, và sẽ không bao giờ thất bại hoặc cạn kiệt.
Nhưng với món quà Thần Khí này có một sự thử thách. Khi người phụ nữ yêu cầu một thích đáng của việc thờ phượng thiêng liêng thánh thiện, cô ta được cho biết từ giờ đối với điều đó không phải là Jerusalem cũng không phải là Mt. Gerizin. Thiên Chúa giờ đây được tôn thờ trong trái tim và linh hồn nhân loại qua sự hiện diện của Thần Khí. Trong một ý nghĩa nào đó, mặt đất mà chúng ta đang đứng là tôn sùng dành cho Thiên Chúa. Tôn thờ trong tinh thần và chân lý mô tả cuộc gặp gỡ cá nhân và trực tiếp với Thiên Chúa. Món quà cá nhân của Thần Khí này không bao giờ phải bị thuần hóa hoặc nhượng bộ sự kiểm soát của người khác vì đó là món quà đến được với Thiên Chúa mà Chúa Giê-su tự Người đã ban cho chúng ta. Đức Chúa Trời có ở cùng chúng ta hay không? Hãy nhìn vào tâm hồn!


(Nguồn: Regist College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS