Ông già chiến thắng Stalin



Chân dung “ông già can đảm” ĐHY Kazimierz Świątek.



Tại hành lang Hội đồng Giám mục Ba Lan, một ông già nhỏ con đứng lóng ngóng giữa các “đồng nghiệp” trong văn phòng giám mục. Bên ngoài, một dãy xe Mercedes đen chờ đưa các hành khách trở về giáo phận mình, mọi người đã sẵn sàng.
ĐHY Kazimierz Świątek, qua đời hồi tháng 7-2011, là một trong các giáo sĩ lão thành, sống sót sau thời gian bị tù và đi đày trước khi được bổ nhiệm điều hành Giáo hội Công giáo Ba Lan qua những năm khó khăn độc lập. Nhưng sự đóng góp của ngài được nhận biết, là người dẫn đường “Giáo hội Thầm lặng” trong thời Soviet trên con đường tha thứ và hòa giải.

Năm 1996, khi Belarus mới độc lập trong tân kỷ nguyên độc tài dưới quyền cai trị của tổng thống Alexander Lukashenko, ngài nói: “Qua lịch sử 2000 năm, Giáo hội Công giáo đã có những năm tốt và xấu, từ những thế kỷ đầu – khi người ta ném những người Kitô giáo cho sư tử, tới cuộc bách hại thời Cách mạng Pháp và Stalin. Nhưng Công giáo vẫn tồn tại và sẽ tồn tại. Người ta đánh nhau, nhưng cuối cùng cũng đạt đến thỏa hiệp. Một số người cố ép buộc phân chia, còn những người khác xây dựng tình đoàn kết. Là người theo chủ nghĩa duy thực (realist), tôi không bao giờ nhìn tới chân trời xa rộng nào, chỉ nhìn vào hoàn cảnh thực tế mà tôi tìm thấy. Tôi luôn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta”.

ĐHY Kazimierz Świątek sinh tháng 10-1914 trong một gia đình người dân tộc tại Valga ở Estonia, ngài bị đày tới Siberia lúc mới 3 tuổi, dưới chế độ Nga hoàng (Tsarist regime), nhưng ngài được trở về sau khi cuộc Cách mạng Bolshevik trả gia đình ngài về Đông Ba Lan, nơi ngài nhập chủng viện Công giáo ở Pinsk và được thụ phong linh mục vào ngày trước khi bùng nổ Thế chiến II.

Tháng 4-1941, sau 2 năm làm linh mục, ngài bị Soviet NKVD bắt ngay tại nhà xứ ở Pruzany và bị kết tội sau 2 tháng thẩm vấn dữ dội vì bị coi là “giáo sĩ phản động” (reactionary cleric). Tháng 6-1941, khi quân Đức xâm lăng đánh đuổi quân Soviet, LM Świątek trốn thoát và trở về giáo xứ.

Thời gian yên ổn chẳng được bao lâu, LM Świątek lại thoát án tử khác của Đức quốc xã (Nazis), khi quân Soviet trở lại năm 1944. Nhưng rồi ngài lại bị NKVD bắt và kết án khổ sai 10 năm, phục vụ cho họ ở trại Marvinsk và Vorkuta.

Ngài trở lại Belarus vào tháng 6-1954, tại đây ngài hoạt động bí mật suốt 35 năm với tư cách chính xứ nhà thờ chính tòa Pinsk cho tới khi ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục và tổng đại diện năm 1989.

Ngài viết bản tường trình cá nhân ngắn gọn về “mùa đông dài ở nhà tù của Stalin”, nơi đó “có kẽm gai rào kín để nhốt hàng ngàn tử tù” còn ngài bị cô lập tại Bắc Siberia, nơi ngài dùng chén sứ thay chén lễ và giấu Mình Thánh vào hộp diêm để trao cho các bạn tù. Ngài còn nhớ sự ngạc nhiên của viên cai tù nói rằng “không cần phí một viên đạn” cho một người đã sống sót sau thời gian cực khổ.

Trở lại nhà thờ chính tòa Pinsk, ngài đã bật khóc khi người ta nói linh mục quản xứ đã bị kết án 25 năm tù, giáo dân bơ vơ phải tự lo liệu. Ngài liền đảm nhiệm quản xứ, nhưng thường bị KGB cản trở và đe dọa cho tới khi họ “bó tay” (chịu thuacuộc) và cho phép ngài hoạt động.
Ngài cay đắng nhớ lại: “Mặc dù biết tình hình của Giáo hội thời Liên bang Soviet, Tây phương vẫn không can thiệp để bảo vệ các tín hữu bị chế độ độc tài đàn áp và bách hại – có thể bị ảnh hưởng vì lý do nào đó hoặc do động lực chính trị. Nhưng Giáo hội, ngay cả khi thiếu cấu trúc Giáo hội, chịu đựng và thậm chí đôi khi phải đổ máu, vẫn sống và năng động”.

Tháng 4-1991, 3 tháng trước khi Belarus giành độc lập, ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài cai quản TGP Minsk-Mogilev tái lập, và tháng 11-1994, ngài được tấn phong hồng y tien khởi của đất nước thuộc Đông Slavic này vào 3 năm sau.
Công giáo Belarus chiếm 17% trong 10,3 triệu dân. ĐHY Świątek thận trọng lèo lái Giáo hội trong chế độ của tổng thống Lukashenko, một cựu điệp viên KGB, lên nắm quyền năm 1994, tái đắc cử 3 lần theo yêu cầu của việc lắp ráp đầu phiếu (ballot-rigging) và đe dọa.

Kiểu độc tài và cách phối hợp của Lukashenko để tái hợp với Nga gợi lên sự thừa nhận của Tây phương và cho Belarus danh tiếng lập lờ của một nước hà khắc nhất Âu châu. Nhưng ĐHY Świątek cương quyết khẳng định nhiệm vụ của ngài dành cho Giáo hội chứ không dành cho chính trị.

Có lần ngài tâm sự: “Nếu người ta mệt mỏi, chỉ trích, phản đối, họ cũng nên nhớ rắng chính họ quyết định muốn có trật tự mới này, theo kế hoạch của tổng thống Lukashenko. Có thể luôn chịu sự cai trị của Nga, Ba Lan và Lithuania đã khiến nó khó trả lại nguyện vọng quốc gia cho thực tế. Nhưng mỗi quốc gia chịu trách nhiệm về chính mình – nó tạo sự đồng nhất, cũng như cương vị quốc gia”.
Tuy nhiên, ĐHY Świątek có thể cứng rắn vì quyền lợi của giáo hội được quan tâm. Năm 2001, ngài phản đối kế hoạch làm đường cao tốc ở Kuropaty, vành đai Minsk, vùng này có 250.000 dân cư, kẻ cả nhiều người Công giáo, bị cảnh sát của Stalin bắn chết hồi thập niên 1930, ngài nói rằng người ta có quyền “nói thẳng và đứng lên chống lại những người đe dọa”.

Năm 2002, ngài phản đối khi đài phát thanh nhà nước bỏ chương trình phát thanh thánh lễ hàng tuần để phát chương trình diễu binh của Nga. Khi các linh mục và nữ tu Ba Lan bị từ chối cấp visa, ngài đã can thiệp với chính quyền.

Trong khi đó, ngài đã ngoài bát tuần và mắt kém, ngài luôn đi đây đó, tái xây dựng các nhà thờ và khuyến khích mục vụ cho giáo dân. Ngài triệu tập công nghị quốc gia từ năm 1996-1998 để đưa ra “kế hoạch hành động” của Giáo hội, và trở thành chủ tịch Hội đồng Giám mục đầu tiên của Belarus. Lúc đó HĐGM Belarus có 6 giám mục, được thành lập năm 1999.

ĐHY Świątek lãnh đạo Giáo hội trong thời gian gay go là sắp giao thời thiên niên kỷ, khi các giám mục Belarus hứa tha thứ cho những kẻ bách hại Giáo hội thời Soviet – kể cả những người “đưa những người vô tội sang Siberia, bỏ tù hoặc đuổi họ ra khỏi quê hương”.

Bản tuyên ngôn, do ĐHY Świątek đã ấn ký, ghi: “Giáo hội tại Belarus tạ ơn vì điều thiện đã hình thành và vẫn đang hình thành lịch sử của nền cộng hòa chúng ta. Nhưng đó không là thoát khỏi sự yếu đuối của con người”.

Tài liệu này ghi: “Chúng tôi xin lỗi đã có những người Công giáo hợp tác với Đức quốc xã hồi Thế chiến III, đồng thời chịu trách nhiệm về việc bắt bớ và giết chết những người vô tội. Chúng tôi cũng xin lỗi vì người Công giáo đã không luôn giúp đỡ những người bị chế độc độc tài bách hại. Chúng tôi tha thứ cho những người đã gây tổn thương và bất công, những người cướp phá và hủy hoại nhà thờ, các chủng viện, các Thánh giá, các nhà thờ và các nhà nguyện của chúng tôi. Chúng tôi cũng tha thứ cho những người đã dùng quyền cai trị của đảng mà xóa bỏ Thiên Chúa trong tâm hồn của người khác và triệt tiêu lương tâm con người”.

Có những vấn đề không ngừng, kể cả việc thiếu ơn thiên triệu tại chủng viện Harodnia duy nhất ở elarus, và thiếu thiện chí từ Chính thống giáo nổi trội tại đất nước này. Nhưng ĐHY Świątek vẫn rất lạc quan.

Ngài nghỉ hưu từ tháng 6-2006, lúc 91 tuổi, giám mục cao niên nhất, Giáo hội Công giáo đã phát triển gấp tư trong vòng 15 năm, tăng về số giáo xứ là hơn 400 và số linh mục người bản xứ tăng từ 60 tới 380.

Luật về Tự do Lương tâm và Tổ chức Tôn giáo năm 2002 (2002 Law on Freedom of Conscience and Religious Organisations) đã công nhận “vai trò lịch sử, văn hóa và tinh thần của Công giáo”, trong khi đó Belarus chứng kiến đông đảo khách hành hương, và phép xây dựng được cấp để xây dựng 8 nhà thờ mới ở Minsk.

Sự cải tiến vẫn tiếp tục. Tháng 6-2008, tổng thống Lukashenko, người thề là vô thần (avowed atheist), đã thương thuyết về giáo ước (concordat, ký ước giữa giáo hoàng và chính phủ). Tháng 4-2009, ngài gặp ĐGH Bênêđictô XVI, và ĐGH nhận lời mời thăm Belarus, trong một sứ điệp hồi tháng 10 nhân dịp sinh nhật thứ 95 của ĐHY Świątek, tổng thống Lukashenko đã kính trọng ĐHY Świątek’s là người “dũng cảm, tự trọng và lạc quan trong việc gợi hứng cho các tín hữu về tính sáng tạo luân lý và tính ưu tú”.
Dù có những đóng góp sinh động, ĐHY Świątek vẫn khiêm nhường và nhiệt tình, gây ấn tượng là ngài không bao giờ hoàn toàn hạn chế những thay đổi lạ về vận mệnh tiêu biểu cuộc đời ngài. Tại Rôma, tháng 4-2005, ngài vào mật viện (conclave) để chọn người kế vị Đức cố GH Phaolô II. Ngài được trao giải “Nhân chứng Đức tin” (Witness of Faith prize) chỉ vài tháng trước đó; nhưng ĐHY Świątek, yếu sức ở tuổi 90, đã đến mà không có ai đi theo như các hồng y khác.

ĐHY Świątek nhấn mạnh rằng vị thế hòa giải đã thỏa mãn bằng “sự biết ơn và sự công nhận”.

Ngài nói: “Chắc chắn còn quá sớm để nói chúng ta có đang trên đường tiến tới kỷ nguyên mới của các giá trị vĩnh hằng hay không – theo quan điểm phê phán, sự cáo buộc lẫn nhau chắc chắn tiếp tục đối với việc sát hại và hủy diệt”.

Đối với đa số người Công giáo, điều ngạc nhiên là một vị hồng y vẫn mang dấu vết của cuộc bách hại trên cơ thể mình mà vẫn có thể tha thứ.Ngài nói: “Ngay khi nhiều lời kết án chống lại tôi đã qua, tôi vẫn cảm thấy muốn trả thù. Nhưng chúng ta phải tha thứ, như Lời Chúa dạy: “Đừng xét đoán để không bị xét đoán”.



TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)