Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng – Năm A
CỞI MỞ TÂM TRÍ CỦA CHÚNG TA
(Isaiah 11: 1-10; Psalm 72; Romans 15: 4-9; Matthew 3: 1-12)
Làm thế nào để thế giới hỗn độn của chúng ta được lập lại trật tự và kỷ cương? Một số hình thức câu hỏi này được đặt lên hàng đầu trong tâm trí của nhiều người. Chúng ta khao khát một thế giới của công lý, hòa bình, hòa hợp và nhân ái nhưng có vẻ như nó trốn tránh chúng ta – biết bao nỗ lực của chúng ta không chỉ thất bại mà còn có khuynh hướng phá hoại được gọi là bản chất con người thường là thủ phạm. Nhưng không có sự sửa chữa nhanh chóng và nhân vật thiêng liêng sẽ giơ lên một quyền trượng và làm cho những vấn đề phức tạp tan biến.
Isaiah đã hứa với những người gặp hoàn cảnh khó khăn một nhân vật siêu phàm – công chính và liêm khiết – người mà sẽ cai trị bằng công lý, trí tuệ và kính sợ Thiên Chúa. Như một điều lành bất ngờ bổ sung, ông có thể quét sạch những tội lỗi đồi bại bằng hơi thở từ đôi môi của ông. Nhưng Isaiah thực sự đang diễn trình một vai trò và ông tiếp tục nói những lời tiên đoán thời gian khi mà con người sẽ được hòa giải và hòa hợp với thiên nhiên. Những sợ hãi thâm căn cố đế của kẻ thù và bạo lực sẽ là một điều thuộc về quá khứ. Không chỉ thế, loài người sẽ tường tận Thiên Chúa bằng một phương cách mà họ chưa bao giờ trải nghiệm.
Phải chăng điều này chỉ là một ước mơ hay ao tưởng phi thực tế? Điều đó không xảy ra – dân Do Thái tiếp tục trải qua bao rủi ro và thậm chí những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su đã bị thất vọng rằng sự hy vọng vào một thế giới đổi thay sẽ không xảy ra. Mà điều này chỉ là tiên tri văn học – nó chỉ là ý định truyền cảm hứng và mang hy vọng, không đặt ra một kế hoạch chi tiết và chính xác cho những sự kiện tương lai.
Bằng những hình thức tượng trưng, đoạn trích đã phác họa một bức tranh về sức mạnh khó tin mang đến để trang bị cho thế giới khi Thiên Chúa là nhân tố tác động trong những nỗ lực của con người. Chúng ta được ban phát những công cụ và những nguyên tắc điều hành cùng với thần khí của Thiên Chúa – và phần còn lại tùy thuộc vào chúng ta. Sự kiên định và khuyến khích – cả hai chúng cùng sánh bước tay trong tay và duy nhất không thể thiếu một trong hai. Quỳ gối hoặc đầu hàng phủ phục trước những ngọn gió tai họa, bạc đãi hay chiến đấu cá nhân thì điều đó quả thật dễ dàng. Những đe dọa và khủng bố tinh thần tôn giáo không thể tạo ra lòng dũng cảm, trung thực hay thiện hảo, nhưng nguồn khích lệ có thể cho họ sức mạnh để trỗi dậy một cách nhanh chóng trong những giá trị và những ý tưởng mà họ đã hằng ấp ủ thân thương nhất. Sự khích lệ là một món quà tuyệt vời mà chúng ta trao cho nhau và cũng có thể là một ưu tiên cao quý nhất của chúng ta.
Thánh Gio-an Tẩy Giả không gì khác ngoài việc kêu gọi một khuyến khích cá nhân. Đã nắm bắt bằng tầm nhìn khẩn trương của mình về một cuộc thăm viếng khải huyền và nồng nhiệt của Thiên Chúa, và bản án của nhân loại, ông đã sử dụng hình ảnh minh họa khủng khiếp và đáng sợ để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối – một từ mà có lẽ áp lực không hay - nó gợi lên những hình ảnh của những phục hồi mái lều cảm xúc và cải cách đạo đức. Nhưng thuật ngữ này có một ý nghĩa rất sâu xa. Metanoia – sự hối cải – còn hơn nhiều so với chỉ là cải cách đạo đức. Từ này biểu đạt sự thay đổi trong tâm trí và tâm hồn cũng như một cách nghĩ và cách sống hoàn toàn mới – một cuộc cách mạng nội tại đích thực.
Thánh Gio-an không bị tác động bởi “con cái của rắn độc” mà đã xuất hiện để trải qua phép rửa của mình. Họ đứng thành hàng với những người thuộc mọi tôn giáo mọi lứa tuổi, những người mà hợp tác điều này với Thiên Chúa. Họ đang rào đón những chọn lựa của mình nếu trong trường hợp là đại khái không thành thật. Mối quan tâm duy nhất của họ chỉ là để cứu vớt màu da của họ. Họ cũng kêu cầu đến tình trạng của họ với tư cách là những thành viên thuộc dân Chúa. Nhưng Chúa Giê-su khuyến cáo họ - và chúng ta – rằng tư cách hội viên đơn độc trong bất kỳ một nhóm nào đều có nghĩa là hư không. Đó là phẩm chất của trái tim và linh hồn con người để xác định nếu con người có bước cùng Thiên Chúa hay không. Sự hời hợt trí tuệ và tinh thần luôn luôn phản tác dụng và suy nhược mà không hơn gì cho lắm trong một giai đoạn đầy thử thách và khủng hoảng trầm trọng – chẳng hạn như thời đại của chính chúng ta hôm nay.
Einstein đã từng nói rằng một vấn đề không thể được giải quyết trên cùng một mức độ mà nó được tạo ra. Một mô hình và tầm nhìn mới là nhu cầu đê trội hơn cái cũ. Vì những vấn đề bị nghiền nát của chính thế giới chúng ta bị đe dọa để khuynh đảo chúng ta, đạo đức, kinh tế, môi trường và tôn giáo, chúng ta chiến đấu để tạo ra những hệ thống cũ kỹ làm việc với những công cụ lạc hậu và thô sơ. Những lúc nguy hiểm kêu gọi sự hối cải chân thành. Một cuộc kiểm tra nội tại thấu đáo và sẵn sàng cho câu hỏi về suy tư và thái độ quá khứ.
Tương lai thuộc về những ai với tâm trí cởi mở và tâm hồn hào hiệp. Trong thực tế, thiên hướng này để phát triển và thay đổi chỉ có thể xác định nhân loại thậm chí có một tương lai hay không.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS