Cây hiểm thấy
sưu tầm
1_ Cây sứ trắng còn được gọi Ái Bạch
2_Cây sứ Thiên Quân -
Cây sứ trắng còn được gọi Ái Bạch
Cây sứ Thiên Quân -
Cây sứ Ông Già Noel
Hoa Sử Đỏ ở Cambodia
Cây hiểm thấy
sưu tầm
1_ Cây sứ trắng còn được gọi Ái Bạch
2_Cây sứ Thiên Quân -
Cây sứ trắng còn được gọi Ái Bạch
Cây sứ Thiên Quân -
Cây sứ Ông Già Noel
Hoa Sử Đỏ ở Cambodia
Cắt và tía cây sử
Sau cùng hoa nó sẽ ra vậy
Xin mời mọi người hãy quan sánh hoa sử đến từ các nước ở vùng Châu Á
Hoa sử tới từ Ấn Độ
Hoa Sử đến từ Taiwan
Hoa sử đến từ Thái Lan ebay đang bán đấu giá $45 1 gốc
Cũng từ Thái Lan
Những cây hoa sử sông hoang giả,(thiên nhiên,)
Cây trông trong nhà
Mùa đông lá rụng
Mùa xuân lá chởm nở
Đẹp nên người ta lấy 1 cái tên gọi là thiên thư,(thay cho tiểu thơ)
Đại mỹ nhân
tại vườn cây cảnh
Nhãn Trắng
sao toàn cây hoa sứ thế chả có cây nào khác cả hả bạn
Last edited by NEP; 02-27-2011 at 04:52 PM.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc sứ
Cây sứ sa mạc hay còn gọi là sứ Thái có tên khoa học là Adenium obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước sa mạc Phi châu.
1. Giới thiệu:
Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.
Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Chọn đất trồng:
Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.
3. Cách trồng:
Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.
Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.
4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:
Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.
Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.
5. Bón phân:
Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:
+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
+ Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
6.Tưới nước:
Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.
7. Điều khiển ra hoa:
Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:
- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.
- Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.
Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…
- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….
- Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.
Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…
- Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.
Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời
Sưu tầm bởi điễn đàn sinh viên VN
Bài hát hoa sử nhà nàng
Ồ Hawaii cũng có hoa sử hả,
không biết hoa sử ở đó có mùi thơm không
chở ở miền nam nơi nước của lait ở cũng có hoa sử màu đỏ nha, màu trăng nha, mà không có thơm như hoa sử trắng hồi lait mới 16 tuổi mẹ dẫn lait về quê hương đi chùa, trước cổng cùa có trồng 2 cây hoa sử trắng, lait thấy hoa nầy lạ lạ mà nó rơi xuống đất nhiều lắm, lait lấy 1 bông lên và thoảng một mùi thơm nhè nhè khỏ quên........
sau nầy lait cũng gởi được mùi thơm hoa sử nhưng ở trong lọ nước hoa hiệu chanel
Ồ cảm ơn bạn ghé vào coi và đóng góp cho topic của lait nha
Topic nầy lait post toàn hoa sử
nếu bạn có thì cử vào chung vồn cùng lait
2 đưa mình làm ăn lớn nghe
hông có lait nói chơi cho vui vậy thôi
Nếu có hoa sử, hay bonsai bạn nhớ ghé vào post thêm để hiểu biết thêm, có nhiều loài cây
đẹp
Những siêu cây cảnh triệu đô
Một số chuyên gia cây cảnh của Nhật Bản khi dự hội thảo về cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam đã choáng váng khi biết có những cây cảnh đã được trao đổi, mua bán, định giá ở Việt Nam lên đến tiền tỷ, thậm chí cả triệu USD.
Vì sao cây cảnh có giá triệu đô?
Theo giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật, để một cây cảnh đắt giá bạc tỷ cần có những yếu tố sau: Thứ nhất, cây phải có tuổi và phải ngồi trên chậu hàng trăm năm. Thứ hai, cây phải thuộc kỳ hoa dị thảo, kiểu dáng cổ quái, không giống bất cứ cây nào. Thứ ba, cây phải biểu đạt được chủ đề thông qua thế cây. Thứ tư, cây đó phải hợp gu với người chơi, hợp tuổi, sở thích…
Để có được một cây cảnh đạt tiêu chí này không phải dễ. Một cây cảnh vài trăm năm tuổi phải được chăm sóc, tỉa tót qua nhiều đời mới đạt thành quả. Như vậy, cây cảnh đó không những đã ăn vào tâm thức người sở hữu mà nó còn trở thành báu vật gia truyền. Vì thế, về mặt tâm linh, không thể định giá được những cây này. Chẳng hạn, cây sanh dáng “long mẫu tử”, tuổi 300 năm, của dòng họ Đỗ ở Nam Điền, Nam Định được định giá lên đến 3 tỷ đồng, nhưng cả dòng họ này nhất quyết không bán. Theo họ, cái giá 3 tỷ đồng cho công phu tuyệt tác trường tồn những 300 năm có lẽ vẫn còn quá rẻ.
Quả là họ cũng có cái lý của họ. Xét trong cả nước ta, số cây cảnh có tuổi vài trăm năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì nó lâu năm, nó thành vật gia truyền nên việc mua được nó không phải dễ dàng. Ngay như dại gia Thành “đất” đã gặp một dòng họ ở Ninh Hiệp cả trăm lần rồi, trả giá cũng đến tỷ nọ tỷ kia, nhưng vẫn chưa mua được, bởi nó là “tài sản tâm linh” của cả dòng họ.
Dáng cây và chủng loại cây cũng biểu đạt sở thích của từng người. Theo giới am hiểu cây cảnh nghệ thuật thì người Hà Nội sành chơi, chơi tinh túy nhất và cách tạo tác cũng rất riêng biệt, không giống bất cứ nơi nào trong nước, thậm chí khác biệt hoàn toàn với thế giới.
Người quan tâm đến chủ đề về lối sống, sự giáo dục nhân cách, đạo đức thì thích những cây có dáng huynh đệ tương tùy, phụ tử, mẫu tử… Người thích triết lý thì chọn dáng bạt phong. Dáng bạt phong thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người. Dù phải chống chọi với phong ba bão táp, thế cây nghiêng ngả, song đỉnh cây (có ý nghĩa là mặt trời, đầu người) vẫn quay về nguồn cội.
Có người lại thích dáng quần thụ vì nó thể hiện tính đoàn kết dân tộc và những giá trị văn hoá sâu sắc. Những người thích lối chơi dân gian thì mê sanh, si, đa, đề, còn những người thích lối chơi cung đình thì chọn tùng, nguyệt, quế, du… Đối với giới sành nghệ thuật cây cảnh, chỉ nhìn cây là biết tính ông chủ của nó. Với người chơi cây dáng trực, thể hiện tính quân tử, cương trực. Còn người có tính mềm dẻo, khéo léo thì thích cây dáng huyền, hoành, siêu.
Các đại gia sành chơi cây đắt tiền đều thổi ý nghĩa tâm linh vào cây. Đại gia Đinh Hồng Quân bỏ ra 2,4 tỷ đồng để mua thêm một cây sanh nữa đặt bên cây sanh 2 tỷ đồng cho chúng có đôi, kẻo xui xẻo. Nguyễn Trọng Thành thì khẳng định, chính cây sung già giữa vườn đã mang lại đại lộc cho anh. Người ta chăm sóc cây sung cả trăm năm trời không có quả, tưởng sung đực, nhưng khi bán cho anh, chỉ vài năm sau nó ra quả chĩu chịt, dù sống cằn cỗi trong chậu, bám vào tảng đá, chỉ có nhúm đất. Cũng kể từ khi cây sung già này ra quả, công việc kinh doanh, làm ăn của anh thuận buồm xuôi gió, lộc đến đầy nhà, gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, cây sung này dù giá trị không cao, nhưng giá nào anh cũng không bán, bởi bán nó sợ mất lộc.
Nguyễn Trọng Thành khẳng định với tôi rằng, khi ta tâm huyết với cây và chăm bón, tỉa tót cây đến độ tinh túy, đạt chân - thiện - mỹ thì cây như hiểu ý người. Những lúc anh vui, đứng ngắm cây thấy cành lá rung rinh như reo đón. Còn lúc anh buồn, trông lá cây thấy ủ rũ buồn theo. Điều này không biết có tin được không, nhưng giới chơi cây đều cảm thấy như vậy. Do yêu cây, coi cây như thân thể mình, nên khi tỉa một cành lá cũng phải suy nghĩ chán, rồi chọn giờ đẹp, ngày đẹp, tinh thần sảng khoái mới nâng kéo. Kẻo nhỡ tay, bố cục hỏng, tiền tỷ đi tong.
Chính vì triết lý chơi cây cảnh nghệ thuật đã đạt đến độ “chân - thiện - mỹ” như vậy, nên ở nước ta đã xuất hiện những “siêu cây cảnh” được định giá lên đến cả triệu đô-la Mỹ.
Kinh hoàng giá cây cảnh!
Giữa năm 2008, giới chơi cây cả nước được phen choáng váng khi gần như cùng một lúc, hai đại gia đều ở Việt Trì, gồm Thành “vàng”, chủ tiệm vàng có tên Nam Thành và Toàn “đô-la”, công bố, hiện mỗi người đang sở hữu một cây cảnh được định giá lên tới 1,2 triệu USD.
Đại gia Thành “vàng” giàu có thế nào ở đất Việt Trì thì ai cũng biết cả, bởi ông sở hữu một loạt tiệm vàng bạc ở xứ này. Nhưng câu chuyện về cây cảnh có cái tên rất ẩm thực là “con gà mâm xôi”, hay “mâm xôi con gà”, thì nhuốm màu huyền thoại.
Theo đó, cây sanh này thuộc sở hữu của đại gia Cường “hoạ sĩ” đã bán cho Quý “trôi” với giá gần 1 tỷ đồng. Quý “trôi” bán cho một đại gia ở quận Đống Đa vào đầu năm 2008. Cuối cùng, nó về tay đại gia Thành “vàng” với giá 5,6 tỷ đồng. Sau khi cây cảnh này được trưng bày để thi thố vẻ đẹp ở “vườn thượng uyển” của đại gia Nguyễn Văn Phiến, tức Phiến “cá” ở thị xã Vĩnh Yên, một tỷ phú người Nhật đã trả 1,2 triệu USD.
Điều khiến người ta giật mình là Thành “vàng” không chút mảy may rung động với cái giá đó. Tuy nhiên, hiện giờ cây cảnh do đại gia này sở hữu đang lưu lạc ở phương trời nào, không ai rõ. Giới chơi cây cảnh đồn đoán rằng, hiện nó đang được cất giấu dưới Hà Nội. Có thể nó được gửi trong khu vườn bí mật nào đó của một đại gia chơi cây có máu mặt.
Theo lời đồn đoán, cây “con gà mâm xôi” của đại gia Thành “vàng” có xuất xứ từ chùa Hương Tích từ 30 năm trước. Nó vốn là một cây cảnh được trồng trong sân chùa, nhưng không biết bằng cách nào nó rơi vào tay của các đại gia. Tuổi đời của cây sanh này phải tính bằng vài trăm năm, do đó, riêng giá trị tuổi tác của nó đã kinh khủng lắm rồi. Tuy nhiên, giới chơi cây có đầu óc mê tín đều tỏ vẻ sợ tác phẩm “con gà mâm xôi”, bởi nó có xuất xứ từ chùa.
Cũng vẫn theo lời đồn đoán, một số đại gia đã gặp chuyện chẳng lành khi sở hữu siêu cây cảnh này, nên tìm cách bán đi. Cũng có lẽ vì thế mà đại gia Thành “vàng” dù sở hữu nó, nhưng lại không dám trưng nó trước nhà để ngắm mà đem gửi ở xa. Cứ vài hôm anh ta lại phóng ô tô xuống Hà Nội để ngắm “siêu cây cảnh” triệu đô của mình.
Một “siêu cây cảnh” cũng khiến nhiều người choáng váng, đó là cây tùng có tên “ông Bụt” của Phan Văn Toàn ở Việt Trì. Sở dĩ “đại cổ tùng” này có giá 1,2 triệu USD là bởi vì nó có tuổi tới 500 năm! Theo giới chơi cây, quả thực, nó được liệt vào hàng cực độc. Thật khó có thể kiếm đâu ra một cổ tùng đẹp hơn thế nữa. Chẳng biết cái giá 1,2 triệu USD kia thật giả thế nào, chuẩn xác đến đâu, nhưng với Phan Văn Toàn, một triệu phú đô-la mà xứ Việt Trì ai cũng nghe tên, được người ta gọi với cái tên sặc mùi tiền Toàn “đô-la”, thì “siêu cổ tùng” của anh là vô giá. Hỏi chuyện cây tùng “ông Bụt” được định giá 1,2 triệu USD, Toàn “đô la” cười sảng khoái bảo: “Đấy là có đại gia trả giá 1,2 triệu đô-la, chứ tôi có bán đâu. Bán nó rồi, tôi tìm đâu ra cây tùng đẹp hơn cây đó nữa”.
Toàn “đô la” tuyên bố rằng, anh đang sở hữu nhiều cây cảnh đắt tiền nhất Việt Nam và không có đối thủ chơi cây cảnh nào có thể sánh được. Hiện anh sở hữu 3 khu vườn lớn và cây bé nhất của anh cũng có giá 50 triệu đồng, cây đẹp “tầm tầm” cũng vài trăm triệu đến vài tỷ, còn đẹp nhất thì có hai cây, gồm cây tùng “ông Bụt” và cây sanh “dáng làng”. Cây sanh “dáng làng” 200 năm tuổi anh trưng trước biệt thự vừa được một đại gia trả tới 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán, bởi hiện anh không cần tiền. Theo anh, nếu cần tiền thì bán những cây có giá vài trăm triệu đến vài tỷ là đủ tiêu rồi. Cây sanh này được anh mua ở trong Huế, từng thuộc sở hữu của một vị quan lại, với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước.
Theo thống kê chi tiết, từ ngày “trót” ham mê cây cảnh đến nay, Toàn “đô la” đã dốc túi tổng cộng 110 tỷ đồng để rước cây cảnh về nhà. Toàn “đô la” vốn là một ông “vua” khai thác cát sỏi trên sông Lô, cung cấp cho mấy tỉnh miền Bắc, một công việc chả liên quan gì đến nghệ thuật. Ấy vậy mà, đùng một cái anh dính vào thú chơi và buôn cây cảnh. Cũng theo Phan Văn Toàn, không kinh doanh thứ gì lãi bằng kinh doanh cây cảnh. Hiện tại, cây nào anh mua về cũng đều đã có giá gấp 3 lần, thậm chí có cây lãi gấp trăm lần.
Toàn “đô la” khoe, hồi năm ngoái, anh đã bán một “cổ sanh” với giá 1,1 tỷ đồng, trong khi mấy năm trước anh mua được ở khu vực Thụy Vân với giá 5 triệu đồng. Cây sanh này vốn mọc hoang dại cằn cỗi ở bờ rào nhà dân. Giới chơi cây cảnh nghệ thuật Phú Thọ định giá tổng giá trị cây cảnh Toàn “đô-la” sở hữu lên đến 300 tỷ đồng, một con số thật khủng khiếp (!?).
Với những cây siêu đắt giá, đại gia này không dám chạm dao kéo vào vì chưa tin vào tay nghề của mình. Anh thuê riêng một “bác sĩ cây cảnh” rất giỏi của Phú Thọ tên là Phương “còi” và trả lương rất cao để anh này chuyên tâm chăm sóc, tỉa tót, khám chữa bệnh cho cây.
Nói về những “siêu cây cảnh triệu đô” không thể không nói đến hai “kỳ cây” có một không hai, hiện đang được cất giấu ở làng Triều Khúc (Hà Nội). Hai “siêu cây cảnh” này gồm cây sanh của ông Nguyễn Gia Hiền và cây đa búp đỏ của ông Châu Thu. Trong rất nhiều cuộc thi, hai kỳ cây của hai đại gia này đều ẵm giải vàng, bởi đó không có đối thủ cân xứng. Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh 2006, một tin tức gây sốc với giới cây cảnh, sốc cả với các vị trong ban giám khảo phía Nam là cây đa của ông Châu Thu và cây sanh của ông Hiền được các đại gia đến tham dự Festival tranh nhau trả giá lên đến 400 ngàn USD một cây (tính ra tiền Việt là 6 tỉ đồng).
Tuy nhiên, mọi người thấy lạ là hai vị này chỉ cười mủm mỉm mà không rung động gì với cái giá ấy. Theo hai ông, từng có một đoàn tham qua của Trung Quốc, khi đến thăm vườn cây của họ ở Hà Nội, đã định giá chúng trên thị trường quốc tế là 5 triệu USD (!). Do vậy, nếu cần tiền, dù phải bán cả vườn cây, hai ông cũng không bao giờ bán “báu vật” này. Tôi cũng không tin lắm vào cái giá trên trời này, nhưng khi ngắm nhìn cây đa búp đỏ của đại gia Châu Thu và cây sanh cổ của ông Hiền, cũng phải “rùng mình” vì vẻ đẹp cổ thụ hiếm có của nó.
Có một điều đáng quan tâm là những cây bạc tỷ, triệu đô-la ở Việt Nam lại không có nhiều giá trị với giới chơi cây cảnh ở Nhật Bản. Ngược lại, những cây cảnh được mua bán với giá hàng triệu đô-la của Nhật Bản, nơi chơi cây cảnh tinh túy nhất thế giới, cũng không gây cho các đại gia ở Việt Nam cảm xúc gì. Như vậy, cây đẹp hay không, có giá trị hay không còn tùy không những vào sở thích từng người mà tùy thuộc vào cả nền văn hoá dân tộc. Thế nên, giá trị thực của những cây cảnh ở Việt Nam có đến triệu đô-la Mỹ hay không thì không ai rõ, nhưng có một điều, các đại gia người Việt luôn sẵn sàng chi tiền tỷ để mua cây về ngắm. Thú chơi của đại gia quả khiến người nghèo… khiếp vía!
Theo Ngọc Nguyệt
Cây cảnh 100 tuổi của Nhật
Cây cảnh 100 tuổi của Nhật
father bonsai tree(Cha của cây cảnh,)
Nơi đây là cây cảnh mọc trên đá
tìm thấy được
_____________________
100 year old Bonsai