9 sự kiện thể thao 2005

Thành công tại SEA Games là vùng sáng nhất của thể thao VN năm nay. Nhưng hàng loạt vụ tiêu cực bị phanh phui mới là tâm điểm. Trên đấu trư?ng quốc tế, bóng đá châu Âu cấp CLB chứng kiến một số thay đổi quy?n lực. ?ư?ng đua F1 có cuộc lật đổ ngoạn mục, còn Tour de France vẫn y nguyên.

Dưới đây là 9 sự kiện thể thao tiêu biểu do VnExpress bình ch?n.

Trong nước

Chiến dịch "làm sạch" bóng đá Việt Nam


Ngôi sao sáng nhất của bóng đá
VN hiện nay - Văn Quyến - cũng dính vòng lao lý.
Ảnh: Anh Tuấn

Giới chuyên môn và báo chí đ?u biết rõ vấn nạn tiêu cực đã tồn tại từ lâu. Nhưng phải tới năm nay, công an và L?B?VN mới phối hợp chặt chẽ để đưa những tr?ng tài, cầu thủ và các CLB không sạch ra ánh sáng. Trong chuyên án này, CLB ?ông ? trở thành tâm điểm và là đội đầu tiên bị phanh phui.

Nhà môi giới Lương Trung Việt là tr?ng tài đầu tiên bị bắt giam. Tiếp theo, Giám đốc đi?u hành và HLV trưởng ?ông ? cũng chung cảnh ngộ. Hệ quả là CLB bị tước quy?n thăng hạng V-League, các nhà tài trợ rút lui. Cuối cùng, vị Chủ tịch đành chuyển giao CLB cho Công ty ?ồng Tâm để thi đấu ở hạng Nhất 2006 với tên mới Sơn ?ồng Tâm. Cần Thơ cũng bị đánh tụt xuống hạng Nhì. Thêm một loạt tr?ng tài nổi tiếng khác đã bị khởi tố, và không loại trừ khả năng còn có cả quan chức to hơn dính vòng lao lý th?i gian tới.

Hành động bán độ của một số cầu thủ U23 ở SEA Games không qua mắt được cơ quan đi?u tra. Văn Quyến, Quốc Vượng, rồi Bật Hiếu, Quốc Anh đã bị tạm giam. Liên đoàn quyết định treo giò vô th?i hạn đối với những ngôi sao này.

Scandal tiêu cực khiến hệ thống giải bóng đá quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm tr?ng, trước mắt là việc V-League 2006 phải diễn ra với số đội tham dự lẻ (13), gặp nhi?u khó khăn trong tìm kiếm nhà tài trợ chính. Giải hạng Nhất cũng chịu khó khăn tương tự. ?ội ngũ tr?ng tài thì thiếu hụt nghiêm tr?ng, buộc L?B?VN phải đào tạo cấp tốc. Tuy nhiên, kể cả phải xoá sạch và làm lại từ đầu, thì chiến dịch chống tiêu cực vẫn là cấp bách và đã nhận được sự ủng hộ của tất cả m?i ngư?i.

?oàn Việt Nam thi đấu thành công tại SEA Games 23



Vũ Thị Hương sau khi giành
HC vàng môn chạy 100 m.
Ảnh: K.L.

Với 71 HC vàng, 68 HC bạc và 89 HC đồng, đoàn thể thao VN hoàn thành xuất sắc mục tiêu xếp thứ ba. ?ây là thành tích cao nhất trên đấu trư?ng khu vực khi ?ại hội được tổ chức bên ngoài Việt Nam. Thành công vượt ngoài mong đợi ở một số môn Olympic đã giúp cho bức tranh SEA Games của chúng ta có thêm nhi?u màu sắc và điểm nhấn.

Sau hơn 40 năm tham dự đại hội khu vực, lần đầu tiên Việt Nam đoạt được HC vàng bơi lội, của Nguyễn Hữu Việt ở cự ly 100 m ếch nam. Vũ Thị Hương là chủ nhân của chiếc HC vàng quý giá - chạy 100 m nữ. V?V thể dục dụng cụ 16 tuổi ?ỗ Thị Ngân Thương cũng thành công với hai ngôi vô địch cá nhân, trong đó có một ở nội dung toàn năng. Các kỳ thủ xuất sắc giành tr?n bộ 8 HC vàng ở môn c? vua, khiến chủ nhà Philippines kinh ngạc. Chúng ta còn phá một số kỷ lục SEA Games, ở các nội dung quan tr?ng như nhảy cao nữ của Bùi Thị Nhung, 800 m nữ của ?ỗ Thị Bông (đã tồn tại 20 năm), 1.500 m nữ của Trương Thanh Hằng...

Cái được lớn nhất của Việt Nam tại SEA Games lần này còn là quyết tâm và nỗ lực rất cao trong các cuộc tranh tài. Vượt qua những khó khăn như địa điểm phân tán, lịch thi đấu không thống nhất, công tác tr?ng tài, dụng cụ tập luyện hạn chế..., các V?V đã vươn lên để đạt thành tích cao nhất v? cho tổ quốc.

L?B?VN thay đổi nhân sự



Phó chủ tịch Lê Thế Th?
sớm phải rút lui. Ảnh: Anh Tuấn

Hàng loạt sự cố liên quan tới khoá IV (vụ HLV Letard thắng kiện; thất bại thảm hại ở Tiger Cup 2004) khiến hầu hết các quan chức nhiệm kỳ cũ bị dư luận chỉ trích và phải chuyển công tác hoặc nghỉ ngơi. ?ại hội khoá mới vì thế trở thành chủ điểm nóng của bóng đá nước ta nửa đầu năm nay. Có hai ngư?i cũ quay lại nắm vị trí quan tr?ng là Phó chủ tịch chuyên môn Lê Thế Th? và tài chính Lê Hùng Dũng. V? mặt hình thức, cách tổ chức bộ máy đã thay đổi khác hẳn, có vẻ chuyên nghiệp và hiện đại hơn với cấp đi?u hành và quản lý riêng biệt. L?B?VN có Tổng thư ký trẻ nhất trong lịch sử, vị Chủ tịch thì đồng th?i là Phó chủ nhiệm Uỷ ban TDTT. Ban bệ các cấp trông khá hoành tráng.

Tuy nhiên, với giới chuyên môn, nhiệm kỳ V cũng chưa làm được gì nhi?u. Hàng loạt vụ tiêu cực được lôi ra ánh sáng, nhưng nó là hệ quả của sự cộng tác chặt chẽ với công an từ nhiệm kỳ trước. Tấm HC bạc SEA Games không phải là tồi, nhưng nó bị vụ bán độ phủ bóng đen. Với giới chuyên môn, cũng sự cố này cho thấy rõ rằng giữa một số lãnh đạo Liên đoàn thiếu sự đoàn kết, trong cả hành động lẫn phát ngôn. Thậm chí còn có chuyện, ông phó Chủ tịch n? bóng gió phê phán ông phó kia không tiếc l?i. Nhiệm kỳ mới chưa được đầy năm, Phó chủ tịch chuyên môn - ông Lê Thế Th? - đã phải từ chức vì mất tín nhiệm.

Việt Nam lần đầu tiên đăng cai một giải ATP


Ông già" Bjorkman hạnh phúc
với chức vô địch sau 5 năm trắng tay.
Ảnh: Nguyễn Tuấn

Cuối tháng 9, giải quần vợt Việt Nam Mở rộng trong khuôn khổ ATP đã được tổ chức thành công tại Trung tâm TDTT Phú Th?. Giải đấu ban đầu có tên là Heneiken Mở rộng, diễn ra tại Thượng Hải. Nhưng do trung tâm tài chính của Trung Quốc được quy?n đăng cai Masters Cup, với sự góp mặt của 8 tay vợt mạnh nhất thế giới, nên đã như?ng lại cho TP HCM. Tham dự Việt Nam Mở rộng có những tay vợt hàng đầu thế giới như Mariano Puerta (đương kim á quân Pháp Mở rộng, mới bị tước danh hiệu vì dính doping), Bjorkman, Johansson, Novak, Stepanek...

Lần đầu tiên, những ngư?i làm quần vợt Việt Nam được làm quen với một phong cách tổ chức chuyên nghiệp, từ công tác hậu cần cho tới chuyên môn. Giám đốc Quản lý của ATP khẳng định việc trao cho TP HCM quy?n đăng cai giải đấu này là một quyết định đúng đắn. Và với việc tổ chức thành công, VN đã chứng t? khả năng làm chủ nhà của các giải đấu quốc tế lớn, không chỉ quần vợt mà cả những môn thể thao khác. Vị thế của quần vợt Việt Nam cũng được nâng cao, cho dù các V?V chủ nhà đ?u phải sớm nói l?i chia tay, vì trình độ quá chênh lệch. Dù vậy, giải lần thứ nhất cũng còn nhi?u hạn chế, đặc biệt là phong cách cổ vũ của khán giả còn thiếu chuyên nghiệp, ảnh hưởng tới diễn biến các trận đấu.

Gạch ?ồng Tâm đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam


G?T đã chiếm được
vị trí số một.
Ảnh: Nguyễn Tuấn

Sau nhi?u năm ch? đợi với các khoản đầu tư khổng lồ cùng chiến lược quy mô, thày trò ông Calisto đã vượt qua đại gia Hoàng Anh Gia Lai, ?à Nẵng, Bình Dương,... để đăng quang chức vô địch V-League 2005. Chơi không hoa mỹ, nhưng kỷ luật với dàn cầu thủ chất lượng cao (anh em nhà Rodrigues, Santos, Minh Phương, Tài Em...), Gạch ?ồng Tâm luôn mang đến cho ngư?i hâm mộ những trận đấu chặt chẽ v? chiến thuật và hiệu quả trong tấn công. H? đã v? đích đầu tiên với 42 điểm (thắng 12 trận, hoà 6, thua 4), đạt hiệu số bàn thắng bại cao nhất giải (18).

Ni?m vui của đội bóng Long An còn được nhân đôi khi chỉ sau đó 10 ngày, h? đi vào lịch sử qua việc đoạt cả Cup quốc gia nh? thắng Mitsustar Hải Phòng đến 5-0. Năm 2005 trở thành cột mốc đáng nhớ của CLB, và sẽ còn ấn tượng hơn nếu h? giành cú ăn ba khi vượt qua Hải Phòng ở trận tranh Siêu Cup vào ngày 1/1/2006. Gạch ?ồng Tâm nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn bởi thứ bóng đá sạch mà h? thể hiện, ít nhất là tới th?i điểm này.

Quốc tế

Lần thứ 7 vĩ đại của Armstrong và nghi án doping


Các cuarơ đối thủ và cả
báo chí cũng không thắng
được anh. Ảnh: AP

Cuarơ ngư?i Mỹ đã vượt xa thành tích của các kỷ lục gia quá khứ như Bernard Hinault, Miguel Indurain, Jacques Anquetil, Eddy Merckx, bằng chức vô địch đư?ng đua Vòng quanh nước Pháp lần thứ 7 liên tiếp. Cuộc cạnh tranh trong suốt 21 chặng đua uy tín bậc nhất thế giới năm nay không có nhi?u bất ng?, vì Armstrong t? ra quá b?n bỉ, đồng th?i nhận được trợ giúp đắc lực từ các chiến hữu trong đội Discovery.

Không một đối thủ nào, từ các tay đua trẻ ti?m năng như Jens Voigt, Moreau, Ivan Basso, cho đến những lão tướng cỡ Jan Ulrich, Vinokourov hay Rasmussen có thể bắt kịp được huy?n thoại 33 tuổi. Nhưng cũng chính thành tích thuyết phục này khiến Lance Armstrong trở thành mục tiêu của các vụ đi?u tra doping lớn nh?. T? L'Equipe uy tín hàng đầu nước Pháp trưng ra bằng chứng từ năm 1999, khiến hàng loạt C?V t? vẻ nghi ng? v? sự trung thực của thần tượng. Tuy vậy, chưa một tổ chức có thẩm quy?n nào, kể cả cơ quan chống doping hàng đầu thế giới WADA, đủ sức bác b? thành tích khổng lồ mà Armstrong giành được kể từ sau khi chữa kh?i căn bệnh ung thư tinh hoàn cuối thế kỷ trước. Chính thức giải nghệ sau "cú ăn 7 vĩ đại", cho đến lúc này, Lance vẫn là một tượng đài khổng lồ v? tinh thần vươn lên không chỉ trong thể thao.

Roger Federer tiếp tục thống trị quần vợt nam thế giới


Số một trên nhi?u đấu trư?ng.
Ảnh: Reuters

Thêm một mùa giải thành công nữa với tay vợt số một thế giới, Roger Federer. M?i chuyện hẳn sẽ mỹ mãn nếu anh không để thua vào phút chót ở trận chung kết Masters Cup - giải đấu cuối cùng trong năm - trước David Nalbandian. Thế nhưng, những kỳ tích mà tay vợt Thụy Sĩ này từng làm được trong suốt 11 tháng trước đó vẫn còn nguyên giá trị. Roger Federer là một nhà vô địch thực thụ và không còn gì phải bàn cãi v? sự thống trị của anh trong làng bóng nỉ suốt năm vừa qua. Những danh hiệu và kỷ lục của Federer đã nói lên tất cả. Sự xuất hiện của tay vợt trẻ Rafael Nadal khiến sân chơi của những tay vợt nam trở nên sôi nổi hơn. Thế nhưng, ngoại trừ sân đất nện, tay vợt ngư?i Tây Ban Nha vẫn chưa thể là đối thủ thực sự đáng g?m của Roger Federer.

Federer giành tổng cộng 11 danh hiệu vô địch năm 2005, trong đó, lần thứ ba liên tiếp anh đăng quang ở Wimbledon và bảo vệ thành công ngôi vị quán quân Mỹ Mở rộng. Anh cũng đã độc chiếm vị trí số một bảng xếp hạng ATP liên tục suốt cả năm, chiến thắng 81 trong tổng số 85 trận đấu của mùa giải và là chủ nhân của chuỗi 35 trận bất bại. Anh cũng đã lần thứ hai liên tiếp được Liên đoàn Quần vợt thế giới bầu ch?n là tay vợt thi đấu thành công nhất trong năm.

Alonso lật đổ tượng đài Schumacher để lần đầu lên ngôi F1

Alonso xứng đáng
đoạt ngôi vô địch. Ảnh: AP

Năm nay, Schumacher không phải bị đánh bại mà là "hất văng". Từ vị thế của ứng cử viên số một cho chức vô địch, ngôi sao ngư?i ?ức nhanh chóng biến thành kẻ ngoài cuộc, như?ng chỗ cho hai tay đua trẻ tài năng Fernando Alonso và Kimi Raikkonen so tài. Sự kỳ v?ng dành cho chiếc F2005 của Ferrari đã trở thành một thất bại lớn khi nó thư?ng xuyên mất ổn định, độ kh?e cũng như sức b?n kém hẳn so với động cơ của Renault và McLaren.

Nhưng chẳng vì thế mà độ hấp dẫn của F1 2005 giảm sút, thậm chí tính cạnh tranh được đẩy lên mức cực cao. Alonso sớm khẳng định được tài "múa" vôlăng tốc độ khi vượt lên dẫn đầu chỉ sau hai Grand Prix. Với lợi thế của động cơ MP4 cực nhanh, Kimi Raikkonen gây sức ép khủng khiếp với đồng nghiệp ngư?i Tây Ban Nha trong suốt khoảng th?i gian còn lại. ?ã có lúc, tưởng chừng như Alonso bị hụt hơi, vì số lần v? nhất của đối thủ "ngư?i băng" càng lúc càng nhi?u. Tuy vậy, tay đua 24 tuổi đã kịp thể hiện được bản lĩnh "thép" khi duy trì thành công cách biệt v? điểm số bằng phong độ ổn định cuối mùa, qua đó đăng quang với tư cách nhà vô địch trẻ nhất trong lịch sử. Renault nh? đó cũng đoạt danh hiệu vô địch đội đua, chấm dứt th?i kỳ dài thống trị của sắc đ? Ferrari.

Cuộc chuyển giao quy?n lực của bóng đá châu Âu

Nụ hôn chiến thắng mà
Gerrard dành cho HLV Benitez
của Liverpool. Ảnh: AFP

Năm 2005 chứng kiến sự thay đổi gần như toàn diện trong bóng đá đỉnh cao cựu lục địa. Tiêu biểu nhất là ba màn đăng quang của Chelsea, Barcelona và Liverpool.

Núi ti?n mà tỷ phú Abramovich b? ra suốt hơn 2 năm qua đã cho "quả ng?t" nh? sự có mặt quan tr?ng của "kẻ làm vư?n" tài năng mang tên Jose Mourinho. ?oàn quân của HLV ngư?i Bồ ?ào Nha giành chức vô địch Anh sau nửa thế kỷ ch? đợi, phá tan quy?n lực thống trị của cặp MU - Arsenal. Không chỉ làm thay đổi bóng đá Anh, Chelsea còn biến mỗi trận đấu của mình ở Champions League thành một sự kiện gây chú ý. Ở Tây Ban Nha, Barcelona lật cả Valencia lẫn Real Madrid để trở lại hoành tráng sau 6 năm thất thu. Ngoài chức vô địch Tây Ban Nha, gã khổng lồ xứ Catalan còn sở hữu Ronaldinho - ngư?i đoạt cú đúp cá nhân (Quả bóng vàng châu Âu, lần thứ hai liên tiếp là cầu thủ hay nhất FIFA), cùng Lionel Messi - tài năng trẻ ấn tượng nhất châu Âu.

Liverpool cũng in đậm dấu ấn soán quy?n bằng trận chung kết Champions League gây sốc. Milan dẫn tới 3-0 trong hiệp một và tưởng như đã chắc nâng Cup lần thứ hai trong 3 năm liên tiếp. Nhưng "đoàn quân đ?" làm đảo lộn tất cả bằng màn gỡ hòa trong vòng 6 phút sau gi? nghỉ, rồi thắng luân lưu 4-2 với màn cản phá như xiếc của thủ môn chuyên dự bị Dudek.

Trong khi đó, MU chỉ có toàn thất bại. Sau khi bị AC Milan loại ngay ở vòng hai Champions League mùa trước, "Quỷ đ?" tiếp tục để Chelsea cho "ngửi khói" tại Anh. Tuy nhiên, đấy vẫn chưa phải là những biến động lớn nhất. Cú "áp phe" thâu tóm toàn bộ cổ phần MU của nhà Glazer đầu hè 2005 mới thực sự gây náo loạn tinh thần các C?V khắp thế giới. Hàng loạt vụ biểu tình nổ ra, thậm chí một lượng không nh? các fan còn thành lập CLB mới có tên FC United, nhằm phản ứng lại. Mùa "trăng mật" giữa MU và nhà Glazer cũng đang không tốt đẹp. Mới đến tháng 12, nhưng nhà quán quân mùa 1998-1999 đã bị "đá bay" ngay khi vòng bảng Champions League kết thúc. Trong nước, MU cũng bị Chelsea b? xa tới 11 điểm sau 19 vòng.

VnExpress