Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm A

KHÔN NGOAN, CHÍNH TRỰC KHÍCH ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG

(Wisdom 6: 12-16; Psalm 63; 1 Thessalonians 4: 13-18; Matthew 25: 1-13)


Sự gặp gỡ của hai nần văn hóa có thể là một trải nghiệm phong phú và bổ ích, nhất là khi hai phía có khả năng tiếp nhận nhạy bén với nhau. Đây là trường hợp đặc biệt khi tôn giáo của người Do Thái gặp gỡ nền văn hóa và triết học Hy Lạp trong thời gian của thế kỷ thứ ba trước khi chúa Giê-su giáng thế. Nhiều học giả Do Thái đã biểu đạt đức tin của Phúc Âm Hê-brơ dùng những biểu tượng và những ý niệm của hệ thống triết học Hy Lạp. Mặc dù tác giả viết như Vua Salomon mà sự khôn ngoan của ông có tính truyền thuyết, nó được viết một cách rõ ràng vào những thế kỷ sau khi vị vua này băng hà.

Sách Khôn Ngoan tán dương sự khôn ngoan và chính trực như là những chìa khóa đối với đời sống hữu ích và thánh thiện. Khôn ngoan không phải là kiến thức căn cứ trên thực tế, và sự đeo đuổi khôn ngoan không phải là một bài tập vận dụng trí óc. Đó là một ý thức về lề luật và những giáo huấn của Thiên Chúa cùng kỹ năng về sự hiểu biết cách thức để ứng dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày như thế nào. Sự khôn ngoan được khắc họa như chân dung một phụ nữ siêu phàm – hầu như giống nữ thần – mà cũng như trong những thuật ngữ tạo tiếng vang theo cách mà Chúa Thánh Thần được khắc họa trong Tân Ước. Bà không ẩn náu và có thể thấy bất cứ nơi đâu đặc biệt là ở giữa cuộc chiến sôi nổi với cuộc đời. Nhưng những món quà của bà duy nhất được ban cho những ai tìm kiếm bà một cách trịnh trọng, và điều này nói lên hãy đặt tâm hồn và tâm trí con người với tất cả những gì là chân, thiện, mỹ. Những ham muốn ngẫu nhiên sẽ không được thực hiện – như trong Ca Vịnh 63 ở đó phải là một người đói khát ít nhất mãnh liệt như những gì mà chúng ta cảm thông cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống.

Khi chúng ta bàn đến nó, hiểu biết để sống và yêu thương là toàn bộ lý do mà chúng ta hiện diện trên Thế Gian này. Sự khôn ngoan sẽ gặp gỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi khó khăn hoặc đau đớn như thế nào có thể xảy ra, nếu chúng ta khiêm nhường và cởi mở. Có lẽ chúng ta có thể quay nhanh với thời đại của chính chúng ta và tự vấn những gì mà tư tửng và nền văn hóa đương thời phải hướng dẫn chúng ta cũng như những gì chúng ta phải hy sinh.

Thánh Phao-lô đã liên hệ với một tình huống người chăn súc vật mà chỉ có một chút ít nếu bất kỳ điều gì đó được thực hiện với sự mưu cầu khôn ngoan. Những Ki-tô hữu đầu tiên đã tin rằng Chúa Giê-su sẽ quay lại vào bất cứ lúc nào để dẫn đưa những tín hữu trung thành đi với Người. Nhưng còn những người bần cùng, những người chết trong lúc họ đang chờ đợi thì thế nào? Họ sẽ bị chối từ chăng? Thánh Phao-lô đã thử thách họ dể có một cái nhìn bao quát hơn. Việc dùng một số biểu tượng về thần học khải huyền của thời bấy giờ, ông đã bảo đảm với họ rằng khoảnh khắc quyết định sẽ bao gồm tất cả mọi người, cả hai những người sống cũng như những người chết. Thiên Chúa luôn thấy chúng ta ở bất kỳ nơi đâu không cần phải xen vào lối của chúng ta trước hàng đầu.

Một dụ ngôn khá xa lạ về mười cô phù dâu được lưu ý tới cộng đồng của Thánh Mat-thêu có liên quan đến cuối thế kỷ thứ nhất. Bao năm đã trôi qua kể từ khi cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su và cho đến lúc Người đã không quay lại. Chỉ còn thiên hạ với thiên hạ, sự nhiệt thành tâm linh và đạo đức đã bắt đầu nguội lạnh. Có lẽ người ta nghĩ rằng họ có nhiều thời gian – không cần phải vội vàng hay lo lắng – và có thể cuối cùng Chúa Giê-su sẽ không đến. Đây là một trong nhiều dụ ngôn Tân Ước đã nhấn mạnh nhu cầu thuần túy để lưu lại thức tỉnh một cách thiêng liêng và linh hoạt. Một số người đã giống như những cô phù dâu đần độn kia – không chuẩn bị, không cẩn thận và không suy nghĩ sự tiếp cận của mình trước cuộc sống. Những sự kiện như luôn có vẻ đuổi kịp vượt qua họ và nhận chìm họ.

Hôm nay sự trở lại của Chúa Giê-su không nảy sinh cấp bách hoặc hứa hẹn như cách đây từ lâu, nhưng thông điệp này vẫn trò chuyện với chúng ta. Chúng ta có thể nghĩ rằng cuộc đời thì dài mà năm tháng vùn vụt như bóng câu cửa sổ thật đáng sợ, và chúng ta hằng bao năm đã không cam kết – một số cuộc đời ngắn ngủi một cách buồn thảm. Chúng ta duy chỉ có thể trông đợi hôm nay, và đó là mỗi ngày chúng ta được ban cho cơ hội để gặp gỡ Thiên Chúa. Mục đích của chúng ta trong cuộc sống không chỉ không can dự vào những phiền toái và kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi chúng ta qua đời để tạo cho hầu hết đời này chúng ta được ban phát và trưởng thành tâm linh. Sau cùng, thứ dầu trong câu chuyện này là biểu tượng về sự khôn ngoan tinh thần của những tín hữu và nó cung cấp thêm nhiên liệu cho ngọn đèn để cung cấp ánh sáng đến tất cả mọi người.

Lỗi lầm thường gây đau đớn va là những nguyên nhân đáng tiếc. Nhưng quan trọng hơn hết là sự lãng phí những cơ hội dành cho yêu thương và hiểu biết. Hãy thức tỉnh và cảnh giác – hãy giữ ngọn đèn tỏa sáng huy hoàng.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS