Cuộc đời con luôn làm nhân chứng cho Chúa
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN A (Ga 1, 29-34)


Thưa quý vị,

Nhìn chung các ngôn sứ đều khá bạo mồm bạo miệng. Bất chấp những nguy hiểm, họ can đảm nói lời Thiên Chúa, mà nhiều khi chính họ củng chẳng hiểu hết ý nghĩa và hậu quả của nó. Nhất là khi cộng đồng rơi vào tôn thờ ngẩu tượng, hoặc bỏ Thiên Chúa mà liên minh với ngoại bang, hoặc áp bức người nghèo khổ. Những lúc ấy họ không tiếc lời sỉ vả, tiên tri Giêrêmia là điển hình. Hôm nay tiên tri Isaia lại cho thấy một hình thức khác của cái táo bạo mang tính ngôn sứ: “nói liều” nếu xét theo tiêu chuẩn loài người: “Hởi Israel, ngươi là tôi trung của ta, ta sẻ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang”. Vinh quang cái nổi gì khi tuyển dân đang sống nhục nhã dưới ách nô lệ Assyria?

Vậy mà Isaia đệ nhị cứ ngang nhiên tuyên bố trong suốt bài đọc I hôm nay. Đây là một phần của bài ca thứ hai người tôi tớ trung thành của Giavê. Bài ca dài suốt chương 49. Đoạn trích hôm nay gồm các câu 3, 5, 6. Hoàn cảnh là Israel đang bị quân Ba Tư chiếm đóng, một số dân bị lưu đày sang Babylone. Tình hình thật buồn thảm và bế tắc gần như tuyệt vọng vì không có lối thoát. Vậy mà tiên tri dám tuyên bố giải phóng và hứa hẹn được trở về quê cha đất tổ. Đúng là một sự bạo dạn không ai dám làm.

Không những hứa hẹn giải phóng, được trở về quê nhà, mà tiên tri còn đi xa hơn nữa: sau khi đã phục hồi họ, Thiên Chúa sẽ làm cho họ trở thành ánh sáng muôn dân: “Nếu ngươi là tôi trung của ta, để tái lập các chi tộc Giacóp, để dẫn đưa những người sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu dộ của ta đến tận cùng cỏi đất”. Loài người chẳng ai dám mơ giấc mộng mị như vậy cho một dân nô lệ. Nhưng Isaia đã dám làm để tuyên bố quyền năng và quan tâm của Thiên Chúa cho họ, ngỏ hầu khơi dậy và kích hoạt lòng cậy trông vào Ngài. Liệu ngày hôm nay các nhà rao giảng “sự thật” dám làm như vậy cho những thính giả đương thời?

Bởi vì trong tình hình của thời hiện tại, loài người củng đang phải sống dưới chế độ nô lệ bằng nhiều hình thức, mà nhà “rao giảng” nào củng dể dàng nhận ra: nô lệ kinh tế, chính trị, giáo dục, tình dục, quyền lực, tiền tài… vô số, không kể xiết. Và ngay chính bản thân củng đang chịu nô lệ hình thức này hay hiểu cách khác: tiện nghi, nhung lụa, tiếng tăm, kiêu căng… Dĩ nhiên rồi, nô lệ bao giờ củng là một nổi cô đơn, khốn khổ. Chúng ta cần khích lệ và nâng đỡ. Làm thế nào tìm ra nguồn an ủi, lời đáp trả tiếng kêu cứu? Nếu cứ tiếp tục nảo trạng cũ, thì củng giống như dân Do thái, tuyệt vọng và bế tắc. Cho nên, phải cần một sự cải tổ triệt để, một cuộc cách mạng bắt đầu từ chính bản thân người rao giảng. Thí dụ: chúng ta tự hỏi tôi đang bị nô lệ ở đâu, cho cái gì? Liệu có phải tôi vong thân khỏi gia đình, bạn bè vì tính kiêu căng hoặc ích kỷ? Liệu tôi có phải đang xa lìa đức tin, và tình yêu Thiên Chúa? Liệu lối giử đạo của tôi có làm đồng nghiệp từ chối Chúa? Liệu tôi là ngoại kiều ngay trong đất nước tôi? Liệu quan điểm về công lý, hòa bình của tôi đụng chạm với cảnh sát? Liệu tôi thà thỏa hiệp với thế gian hơn trung thành với đường lối Thiên Chúa? Liệu lời rao giảng của tôi giống tiên tri Isaia, khơi đức tin và cậy trông cho thiên hạ? Những câu hỏi tương tự và hàng trăm câu hỏi khác thức tỉnh giấc điệp an phận của chúng ta.

Đó là những lý do để chúng ta cùng nhau suy tư, thờ phượng Chúa trong chúa nhật hôm nay. Và chúng ta không lạc lỏng trong bài đọc này. Vô số người củng đang vật lộn như chúng ta, vô số người củng đang cảm thấy “lưu đày” trong lối sống của họ. Thiên Chúa chắc chắn đang nhìn xem nổi thống khổ của nhân loại và giơ tay cứu giúp, đúng như dân Do thái thời Isaia đệ nhị. Thiên Chúa đã từng hội nhập với chúng ta trong kiếp lưu đày. Rỏ nhất là trong kiếp sống của Đức Giêsu thành Nazareth. Đã từng nâng đở và hiệu cường dân Ngài, đã từng thề hứa ban cho nhân loại sự giải phóng và tự do, đã từng kêu gọi chúng ta vững vàng trong đức tin: “Thầy đây, đừng sợ”, bây giờ lại bỏ rơi chúng ta hay sao? Cho nên chúng ta không có lý do để thất vọng, không có lý do thôi mạnh dạn trở nên “ánh sáng cho muôn dân”

Đó là điều liên kết bài I hôm nay với Phúc âm, kể về phép rửa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan. Tin Mừng này bỏ qua trình thuật giây phút Đức Giêsu xuống sông Giođan mà chỉ kể về lời chứng của Gioan: “Hôm sau khi Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình liền nói: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian…”. Bởi vì trong suốt Phúc âm, Gioan mô tả Đức Giêsu hành động và rao giảng như Đấng đầy quyền năng, như một Đức Giêsu phục sinh hiện diện mạnh mẻ và sống động trong những kẻ tin mình. Oâng muốn loại bỏ giới hạn, yếu đuối trong ngôi vị Đức Giêsu mà ông tin là Ngôi Lời Thiên Chúa. Mặc dầu ông không thực sự nói đến phép rửa ở sông Giođan, nhưng ông miêu tả tương tự như ba Phúc Aâm khác về sứ mạng của Chúa Cứu Thế: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa như chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.”

Như vậy trong cả bốn Phúc âm, Chúa Giêsu khai trương đời sống rao giảng bằng “phép rửa” của Gioan. Ý nghĩa của việc này ra sao chúng tôi đã đề cập đến trong một bài suy niệm trước đây, cũng vào dịp này. Còn bây giờ là về lựa chọn của Chúa Giêsu, khi bắt đầu cuộc sống công khai. Lựa chọn đó là số phận của người tôi tớ trung tín của Giavê mà Isaia đã có tới bốn bài ca. Bài ca hôm nay của người tôi trung sẽ trở nên “ánh sáng cho muôn dân”. Đức Giêsu sẽ sống đúng mẫu mực đó. Gioan chỉ cho thính giả Do Thái biết: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh lấy tội trần gian”, để rồi bài ca số bốn sẽ minh chứng một sự thật vô tiền khóang hậu: “Con Chiên đem đi chịu sát tế”. Một sự trùng hợp kỳ lạ (Is 52,13).

Nhưng điều nên lưu ý trong bài Tin Mừng hôm nay là Gioan đã nhắc đến hai lần “tôi đã không biết Người” và hai lần “tôi đã thấy Thần Khí ngự trên Người”, không phải vô tình ông đã làm như vậy. Chủ yếu là để lôi kéo sự chú ý của thính giả và dạy chúng ta một bài học sâu xa. Hai điệp văn thứ nhất: “Tôi đã không biết Người”. Có phải đúng là Gioan đã không biết người anh em họ của mình, Đức Giêsu mà thiên hạ gọi là Kitô? Vậy thì khi còn ở trong dạ mẹ, ông nhẩy mừng ai? Rồi vừa câu trên: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” ông chỉ về ai? Ông giới thiệu ai với thính giả của mình? Ông muốn nói chi bằng điệp khúc ấy? Các nhà thần học tài giỏi giải thích rằng: tự thân, bằng kiến thức lòai người, Gioan không thể biết Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, là Đấng gánh tội trần gian. Ông phải nhờ ơn soi sáng từ trời cao. Thì ra chúng ta củng vậy thôi. Muốn biết Đức Kitô đích thực là ai, chúng ta cần ơn siêu nhiên, cần sự soi sáng từ Thiên Chúa. Suy ra, bằng kiến thức lòai người, chúng ta chẳng thể làm môn đệ Chúa, như các học trò trần gian nhận biết ông thầy mình. Chúng ta cần điều chi hơn thế. Đó là đức tin siêu nhiên, đức tin được thể hiện bằng những việc lành thánh như: cầu nguyện, hãm mình, ăn chay, bố thí. Cứ logic này thì xưa nay chưa chắc gì chúng ta đã biết Chúa thật, làm môn đệ Ngài thật.

Bằng bí tích rửa tội, chúng ta được kêu gọi làm môn đệ Chúa. Nhưng chúng ta còn cần tinh thần của Chúa để nhận định Đức Giêsu ở đâu, trong người nào, ở biến cố nào? Chúng ta phải được tinh thần Ngài dẫn dắt làm những chứng nhân cho chân lý, chứ không phải cứ phè phởn rồi vổ ngực huênh hoang, rao giảng hùng hồn ta đây biết Đức Giêsu, ta đây là môn đệ Ngài, thầy của ta là Đấng Thiên Sai …

Câu điệp văn thứ hai là: “tôi đã thấy thần khí xuống và ngự trên Ngài”. Câu này củng gói gém một bài học sâu xa. Thần khí là ai? Là chim bồ câu tượng trưng cho tình yêu, hòa bình, sự trong trắng … tất cả đều nói lên mối tương giao giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, hay nói cho cụ thể hơn: Trời cao. Những phẩm chất ấy “ngự” trên Ngài, ở lại trong Ngài, không phải một chốc lát, nhưng là vĩnh viễn, trong suốt sứ mạng của Ngài, gồm cả trên thập tự, cái chết, an táng, sống lại và lên trời, chẳng giây phút nào mà Thần Khí không ngự trên Ngài. Cho nên chẳng lạ gì về hành vi của Đức Giêsu, đầy yêu thương, thông cảm, vâng lời và hòa bình. Còn chúng ta thì sao? Có được một chút xíu nào về tư cách của Ngài? Chúng ta hành xử thế nào trong sứ vụ, trong nếp sống hằng ngày? Chắc chắn khi gọi và chọn chúng ta cộng tác với Ngài, Đức Giêsu cu?ng ban Thần Khí cho mỗi người qua mọi giai đọan của cuộc sống: lên thác, xuống ghềnh, thử thách, gian truân, vui mừng, sầu khổ,. .. nhưng chúng ta có trung thành với Thần Khí ấy hay không? Câu trả lời xem ra thất vọng và đầy lo sợ về sự bất trung của mình.

Nhưng người ta kể rằng: có một chiếc ấm trà bằng sành rất đẹp, hoa văn tinh xảo. Người chủ chỉ dùng vào những dịp đặc biệt để tiếp đãi khách thật qúy và thân thiết. Chiếc ấm hạnh phúc về vẻ đẹp yêu kiều, mỏng manh của mình. Nhưng một hôm tai họa đến. Cô hầu bàn vì vội vả nên đánh rớt chiếc ấm xuống đất. Nó vỡ vung và sứt vòi, chẳng còn sử dụng vào việc chi nữa, nên người ta vất nó vào thùng rác. Ngày tháng trôi qua, cáu bẩn bám khắp thân ấm. Người đi mua đồ củ củng chê rồi bỏ qua. Chiếc ấm buồn tủi, mong ước được lành lại như xưa và lại được chủ nhà nâng niu yêu qúy. Nhưng đó chỉ là giấc mơ, thực tế vẫn là chiếc ấm vỡ, chẳng còn ai muốn đóai hòai.

Thế rồi một hôm, người làm vườn đi qua, ông lục tìm dụng cụ để làm cỏ, ông nhìn thấy chiếc ấm có hoa văn thật đẹp. Ông mang về lau chùi thật sạch sẽ, chiếc ấm lại lộ ra vẻ đẹp thực của mình. Người làm vườn ngẫm nghĩ, chẳng thể dùng vào việc pha trà được nữa, thì dùng vào mục đích khác. Thế là ông hàn chổ vỡ lại, đổ đất và phân tro vào đầy ấm, rồi trồng vào đấy một củ thược dược và đặt dưới cửa sổ. Ít lâu sau, cây hoa lên mầm, ra lá và trổ bông. Thiên hạ trầm trồ khen cây hoa đẹp, nhưng khi nhìn chiếc bình, họ bở ngở hơn. Họ hỏi xem người làm vườn đã “tậu” được chậu hoa quý như vậy ở đâu? Ông nói sự thật nhưng chẳng ai tin. Chỉ duy những người biết tài nghệ của ông thì rõ.

Bạn và tôi củng vậy thôi, và người chủ vườn là Đức Giêsu. Ngài chọn bạn và gọi bạn cộng tác với Người trong kế họach cứu rỗi trần gian. Nhiều lần chúng ta phản bội, làm xấu đi bộ mặt của mình. Nhưng Thiên Chúa không hề thất vọng về chúng ta. Ngài vẩn luôn tỏ mình ra, như Ngài hiển linh hôm nay cho Gioan và các tín hữu, trong đó có bạn và tôi. Chúng ta chẳng thể “lành lặn” như trước nữa, nhưng giấc mơ vẫn có thể trở thành hiện thực. Miễn là chúng ta có lòng thành, sửa chữa lỗi lầm. Điều này nói xem ra dể dàng, nhưng thực hiện thì thật là khó và còn bao nhiêu là trở ngại.

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một cơ hội được nhận ra Chúa hiển linh qua lời chứng của Gioan. Tiếng từ trời không nói với đám đông, nhưng qua một mạc khải cho Gioan, và Gioan nói để thính giả hay: “Tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”. Hằng ngày Chúa Giêsu củng hiển linh cho chúng ta qua rất nhiều nhân chứng, kèm theo tiếng từ trời trong lương tâm. Liệu chúng ta có nhận ra và lắng nghe, rồi làm chứng cho kẻ khác? Chúng ta chẳng thể nói mình chưa hề được Chúa hiển linh cho. Nếu chưa thì Tin Mừng hôm nay là một chứng cớ. Gioan còn nói với mọi người, đúng như ông đã nói với thính giả Do Thái xưa, và chúng ta không thể phủ nhận. Liệu chúng ta có dám làm chứng như ông? Amen.

Chuyển ngữ Lm. Thomas Tuý, OP.
Lm Jude Siciliano OP