(VietNamNet) - Một trong 7 bệnh nhân được coi là nặng nhất (6 ca đã tử vong) vượt qua cơn thập tử nhất sinh trở v? với cuộc sống, đó là anh Nguyễn Sỹ Tuân ở Thái Bình.

Sau hơn 80 ngày chiến đấu với bệnh tật, hôm qua (13/5) Viện Y h?c lâm sàng Các bệnh nhiệt đới là làm lễ ra viện cho bệnh nhân Tuân.


Nguyễn Sỹ Tuân những ngày trong cơn nguy kịch. Ảnh: HV

Từ khi virus cúm A/H5N1 xuất hiện ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của 37 ngư?i vô tội trong tổng số 76 ngư?i bị nhiễm. Có lẽ, bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân là ca H5N1 đầu tiên có buổi ra viện với đông đủ lãnh đạo Bộ Y tế, các bác sĩ đại diện Viện Y h?c lâm sàng Các bệnh nhiệt đới cùng các hãng thông tấn trong và ngoài nước như thế.

Những ngày chiến đấu với H5N1

Xuất thân trong một gia đình nông dân ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, không có đi?u kiện h?c lên cao Tuân theo bạn bè đi làm thêm giúp đỡ gia đình. Tết Ất Dậu vừa qua, từ Hải Phòng, nơi làm thuê, Tuân trở v? ăn Tết cùng gia đình.

Sau khi bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân ra viện, ngày 12/5, Viện Y h?c Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận thêm một trư?ng hợp nhiễm H5N1 là bệnh nhân Cao Thế Hải, 52 tuổi, làm ngh? buôn bán tự do ở Vĩnh Phúc.

Theo thông tin ban đầu, trước đó bệnh nhân không tiếp xúc với gia cầm bị bệnh. Bệnh nhân Hải có ti?n sử mắc bệnh tim mạch, dạ dày và rối loạn thần kinh.

?ây là bệnh nhân H5N1 mới nhất sau gần một tháng không phát hiện thêm trư?ng hợp nhiễm H5N1 nào trên cả nước và là ca thứ 77 nhiễm H5N1 từ khi dịch này xuất hiện.

Mồng 5 Tết, Nguyễn Sỹ Tuân có biểu hiện sốt, khó thở. Nghĩ con ốm như m?i khi nên bố mẹ cho Tuân uống thuốc. ?ang còn không khí Tết, thấy sức kh?e đỡ Tuân đã đi chơi với bạn bè nhưng đến ngày mồng 9 Tết, anh lại có biểu hiện sốt trở lại và nặng hơn. Không chần chừ, anh được gia đình đưa vào bệnh viện huyện Thái Thụy. Nằm đi?u trị 1 ngày không thấy đỡ và có phần nặn thêm Tuân được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Tại đây, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân sốt 38,5oC, X quang phổi m? lan t?a...

?ến ngày 21/2, bệnh nhân được chuyển lên Viện Y h?c Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới sau 8 ngày có biểu hiện sốt. Theo đi?u tra hồi cứu cho thấy gia đình Tuân không h? nuôi gà mà làm và ăn thịt vịt, gà, tiết canh suốt từ trong Tết đến hôm mùng 4 Tết âm lịch. Tuy nhiên, khu vực gia đình bệnh nhân sống lại có ổ dịch, gà chết.

PSG.TS Nguyễn ?ức Hi?n, Viện trưởng Viện y h?c Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, cho biết: ''Những ngày bệnh nhân Tuân đi?u trị tại Viện là những ngày chúng tôi lo lắng và đã tìm m?i cách cứu sống. Chưa có bệnh nhân H5N1 nào thở máy quá lâu mà vượt qua được như trư?ng hợp này''.


Nguyễn Sỹ Tuấn ''chiến đấu'' với H5N1. Ảnh: HV

21 ngày đầu nằm viện bệnh nhân luôn trong tình trạng sốt, đau ngực, hốt hoảng, khó thở, tràn khí màng phổi cả 2 bên, thở máy... khiến việc cứu chữa nhi?u lúc tưởng vô v?ng. Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải diễn biến liên quan đến ca bệnh này. Nhi?u lúc trả l?i báo chí, các y bác sĩ trực tiếp chăm sóc t? ra ái ngại không dám nói thật vì bệnh tình của bệnh nhân quá xấu.


Nguyễn Sỹ Tuân đã phục hồi.

Thế nhưng, những ngày tiếp theo bệnh nhân lại có biểu hiện khá dần lên, hết sốt, tinh thần ổn định, phổi nở tốt sau dẫn lưu khí.

?ến ngày thứ 22-42, bệnh nhân lại đột ngột đau ngực, khó thở dữ dội, tràn khí dưới da nhi?u, không có biểu hiện hợp tác với các thiết bị máy móc đang dùng. Các bác sĩ liên tục hội chẩn và quyết định đặt nội khí quản sau đó mở khí quản cho bệnh nhân thở máy. Sức kh?e của Tuân dần dần phục hồi.

Ngày thứ 43 đã có thể b? máy để thở bằng oxy và rút dần những máy hỗ trợ như dẫn lưu màng phổi, ống mở khí quản... Phổi có dấu hiệu được cải thiện.

Trở v? từ cõi chết

''Mặc dù thoát chết nhưng sức kh?e của bệnh nhân vẫn còn yếu, đang trong quá trình hồi phục. Phải vài tháng nữa, phổi mới trở lại bình thư?ng. Tuy nhiên, đây là ca bệnh nặng, điển hình nhất của cúm A/H5N1 đã được cứu sống'', PSG.TS Nguyễn ?ức Hi?n vui mừng báo cáo với lãnh đạo Bộ Y tế vào lễ ra viện của bệnh nhân.


Em gái Nguyễn Thị Ngoan, ngư?i đã vượt qua H5N1, lên đón anh trai trở v? nhà. Ảnh: Nguyễn Ng?c.

Buổi tiễn ra viện diễn ra trong 30 phút nhưng sức kh?e còn yếu và cần tránh đám đông nên bệnh nhân chỉ kịp chào các bác sĩ. Tuân đã có thể đi lại, ăn nhẹ và nói chuyện được dù tay chân còn run. Từ 50kg, sau trận thập tử nhất sinh, Tuân chỉ còn khoảng 35kg. Tiếp xúc với chúng tôi em trong gi?ng hơi yếu: ''Em thấy kh?e hơn nhi?u rồi''.


Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm tặng hoa và quà cho gia đình bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân. Ảnh: Nguyễn Ng?c.

Viện Y h?c Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới sẽ đưa Tuân v? tận quê. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn tiếp tục đi?u trị tại bệnh viện huyện cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Trong buổi sáng chia tay, cả nhà Tuân đã lên đón anh và cảm ơn các bác sĩ.

Bố Tuân, ông Nguyễn Sỹ Nhâm, sau khi bắt tay cảm ơn lãnh đạo Bộ Y tế, ban giám đốc BV đã nói trong vui sướng: ''Cả gia đình tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn các y bác sĩ đã cứu chữa cho cháu Tuân trong th?i gian qua...''

Em gái Tuân, Nguyễn Thị Ngoan, cũng đã chiến thắng H5N1, tươi cư?i: ''Em kh?e trước anh Tuân và đã trở lại cuộc sống bình thư?ng. Hôm nay, em lên đón anh em v?. Từ hôm tỉnh táo anh Tuân đã ăn thịt gà mấy lần rồi đấy... Ở xã em gia cầm đã bắt đầu được nuôi trở lại và thịt gà bán vẫn có ngư?i mua...''.

Với chi phí trên 200 triệu đồng, trong đó 147 triệu ti?n thuốc men cùng với công sức của các y bác sĩ, bệnh nhân Nguyễn Sỹ Tuân đã chiến thắng H5N1.

Tình hình dịch cúm A/H5N1 tại Việt Nam

Kể từ trư?ng hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 3 đợt dịch cách nhau 4 tháng với 77 trư?ng hợp mắc, trong đó 36 trư?ng hợp tử vong tại 26 tỉnh/thành phố.
?ợt 3 của dịch cúm A/H5N1 (từ 16/12/2004 đến nay) ghi nhận 50 trư?ng hợp mắc tại 19 tỉnh/thành phố, trong đó 17 ca tử vong. Trư?ng hợp mới nhất là ca ngày 12/5.