Results 1 to 7 of 7

Thread: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)

  1. #1
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)


    Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới


    (Dân trí) - Đêm 29/9, bão số 9 đã đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi di chuyển sang địa phận nước bạn Lào. Tuy nhiên, hiện lũ sau bão đang đe dọa người dân miền Trung.
    Với sức gió giật đến cấp 14 - 15 trên biển, trưa 29/9 bão số 9 nhanh chóng tràn vào các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy nhiên, sức gió đã giảm xuống cấp 8 cấp 9 giật cấp 10.

    Theo tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ: Hồi 22h ngày 29/9 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông trên địa phận nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp giảm xuống cấp 6, cấp 7, giật cấp 8.

    Trong 12 giờ tới áp thấp nhiệt đới này đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành vùng áp thấp rồi tiếp tục di chuyển đến khu vực Đông Bắc Thái Lan, sức gió tiếp tục giảm.

    Do ảnh hưởng hoàn lưu vùng áp thấp nhiệt đới, hôm nay 30/9 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Như vậy, các tỉnh miền Trung sau khi hứng bão còn phải ứng phó với lũ lụt.



    Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển sang địa phận nam Lào

    Trong khi đó, ảnh hưởng của bão số 9, trong hai ngày 28 và 29/9 (tính đến 19h ngày 29/9) ở các tỉnh Quảng Bình, Bình Định và Tây Nguyên có mưa to đến mức to, mức nước phổ biến đo được từ 100 - 150mm, các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum phổ biến 200 - 300mm, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng phổ biến 300 - 500mm, một số nơi trên 600mm như Nam Đông là 857 mm, Trà Bồng là 899 mm, Quảng Ngãi là 672 mm...

    Cũng theo báo cáo khẩn từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hiện lũ các sông từ nam Quảng Bình đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắc đang lên rất nhanh. Đến sáng sớm 30/9, lũ tại các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẽ ở trên mức báo động 3; tại các sông ở Gia Lai và Kon Tum mực lũ có thể vượt lịch sử từ 1 - 3,5m.

    Cơ quan khí tượng cảnh báo về hiện tượng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu diện rộng ở đồng bằng, vùng trũng ven sông các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên, Gia Lai Kon Tum và Đăk Lắc.

    Ngay sau khi bão đi qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các địa phương cần nhanh chóng cứu hộ người dân khỏi vùng lũ, ngập trong đêm 29/9.
    Phó Thủ tướng yêu cầu Quân khu 4 và 5 tăng cường lực lượng cứu hộ cứu nạn cho người dân nhất là ở Kon Tum dù đường xá bị chia cắt cũng phải tìm mọi khắc phục.
    Bên cạnh đó, các tỉnh phải tổ chức cứu trợ về lương thực, nước sạch thuốc men cho người dân vùng lũ, vùng bị chia cắt, tuyệt đối không để dân bị thiếu đói trong và sau lũ.
    Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực khắc phục sự cố tại Quảng Ngãi ngay trong đêm 29/9 để hôm nay 30/9, nhà máy Dung Quất sẽ đi vào hoạt động trở lại.


    Thanh Trầm


    2010










  2. #2
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)


    Bão dữ “quần nát” miền Trung


    (Dân trí) - Những cơn cuồng phong mạnh khủng khiếp kèm mưa lớn xối xả đã đánh tơi tả nhà cửa, ruộng đồng khắp các tỉnh miền Trung. Điện mất, giao thông tê liệt, hàng không - đường sắt hủy chuyến hàng loạt... Miền Trung đang chìm trong mênh mông nước và thấp thỏm “chờ” lũ sau bão.
    Vào lúc 14h chiều 29/9, bão số 9 đổ bộ vào tỉnh Quảng Ngãi. Nơi hứng chịu ảnh hưởng bão đầu tiên từ đêm 28/9 là huyện đảo Lý Sơn. Hơn 80% nhà dân ở huyện đảo Lý Sơn bị tốc mái hoàn toàn. Toàn bộ dân cư đã được sơ tán khỏi vùng nguy hiểm trước đó.

    Cơn bão số 9 năm nay không có sức tàn phá dữ dội như bão Xangsane năm 2006 nhưng diễn biến chậm và hết sức phức tạp. Khả năng lũ trên các sông Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng sau bão sẽ lên cao lịch sử.

    Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này có 6 nhà kiên cố và hơn 1.000 nhà tạm bị sập hoàn toàn, 523 ngôi nhà bị bão tốc mái, 3 tàu thuyền bị đánh chìm; đặc biệt 1 tàu Long Hải và 1 xà lan ở khu vực Dung Quất bị sóng biển đánh chìm.

    Thông tin ban đầu, tỉnh đã có 2 người chết và 1 người mất tích. Nạn nhân là ông La Kỹ, trú tại thôn Phước Thuận, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức và 1 nạn nhân khác ở huyện Mộ Đức bị thiệt mạng do bị điện giật. Một người mất tích là em Hạ Thị Trang, 10 tuổi, ở huyện Sơn Hà bị lũ cuốn trôi.

    Do bão cường độ cao, lũ trên sông Trà Khúc tính đến thời điểm 17h ngày 29/9 đã vượt báo động ba 0,8m. Hàng ngàn nhà dân khu vực cầu Trà Bồng chìm trong biển nước



    Mưa to kéo dài đã khiến nước sông Trà Khúc, Trà Bồng và Sông Vệ lên rất nhanh. Lúc 12 giờ trưa, mực nước trên sông Trà Bồng, Trà Khúc và Sông Vệ đã lên cao bất ngờ ngoài dự đoán khiến người dân bị động, vừa phải đối phó với bão, vừa đối phó với mưa lũ.

    Hiện nhiều xã ven sông bị ngập chìm trong nước. Một số vùng đang bị cô lập và bị sạt lở bờ sông đã cuốn trôi nhiều cây cối, hoa màu. Ngay trung tâm TP Quảng Ngãi nước dâng cao đột ngột đã làm hàng trăm hộ dân bị nước tràn vào nhà.

    Tại xã Bình Chánh, Bình Dương (huyện Bình Sơn) đã có khoảng 2.000 hộ dân bị ngập chìm trong nước, có thôn bị cô lập hoàn toàn. Đặc biệt ở thôn Thạch An, xã Bình Mỹ (huyện Bình Sơn) có 500 hộ đang bị nước lũ sông Trà Bồng dâng cao chia cắt, cô lập.

    Ngay chiều nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đoàn công tác và Ban chỉ huy PCLB&TKCN các cấp khẩn trương đến ngay các vùng bão đi qua và những nơi bị ngập nước để chỉ đạo khắc phục hậu quả. Trước mắt giúp nhân dân vùng bị thiệt hại do lũ gây ra sớm ổn định sinh hoạt cuộc sống; đồng thời có biện pháp bảo vệ an ninh trật tự và tài sản của nhà nước, nhân dân trên địa bàn…



    Cây cổ thụ đổ trước chợ Đông Ba, TP Huế (Ảnh: Viết Long)

    Ngay từ chiều tối 28/9, cả thành phố Huế oằn mình đón nhận những cơn gió mạnh khủng khiếp cấp 12-13. Gió thổi bật nhiều gốc cây cổ thụ trên nhiều tuyến đường…

    Rất nhiều pano, bảng che chắn công trình, mái tôn bị tốc. Nhiều cột điện gãy đôi cùng với cây đổ kéo dây điện đứt nằm vương vãi khắp lề đường và cả lòng đường đầy nước.

    Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh đã có 4 người chết do chặt cây chống bão, sập hố và nước cuốn trôi. 72 nhà bị sập, 467 nhà bị tốc mái. Con số này đang tiếp tục tăng lên từng giờ vì hiện tại, gió rất to và mưa rất lớn. Toàn tỉnh đã bị cắt điện từ 9h sáng. Tất cả các bưu điện, văn phòng ban phòng chống lụt bão bị hư đường truyền internet. Phóng viên các báo chỉ còn cách duy nhất là tìm… khách sạn có máy nổ để gửi bài về tòa soạn.



    Nước, nước, nước, bốn bề nước bao vây xứ Huế (Ảnh: Đình Dũng)

    Tính đến 12h trưa 29-09, lượng mưa tại Thừa Thiên - Huế đã vượt quá báo động 3. Nước các hồ chứa tại Bình Điền, Truồi, Hòa Mỹ đã vượt đỉnh.

    Hiện các khu vực bờ Bắc và Nam thành phố như Thành Nội, phố cổ Gia Hội, Bao Vinh, Trần Cao Vân, Hùng Vương, Lê Quý Đôn đã chìm trong nước. Thượng nguồn còn tiếp tục mưa lớn, nước các sông đang lên mạnh với nhiều dự đoán Huế sẽ đón nhận một cơn lũ khủng khiếp.

    Hầu hết các tuyến đường đều bị ngập từ 0,2-0,7m. Quốc lộ 1A và 49A ngập lụt từ 0,4-0,7m, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng. 3 chuyến tàu SE7, VQ1, SE5 đang bị kẹt với hơn 800 hành khách.

    Hiện một số mặt hàng thiết yếu như trứng, thịt, mỳ với giá cắt cổ, đắt gấp 2, gấp 3 ngày thường.

    Quảng Trị suốt cả ngày hôm nay hứng những đợt mưa lớn tầm tã kèm gió giật cấp 9 ở đồng bằng và giật cấp 10, trên cấp 10 vùng ven biển. Toàn tỉnh đã phải sơ tán khẩn cấp gần 40.000 dân.



    Người dân Quảng Trị chạy bão trong biển nước (Ảnh: Văn Được)

    Tính đến 13h30, Quảng Trị có hơn 100 nhà dân bị tốc mái, hàng ngàn ha hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp bị mưa gió giày gãy rạp Nhiều trụ điện thoại, trụ điện lực cũng bị gió quật đổ, nhiều hệ thống điện lưới bị đứt gây mất điện cục bộ nhiều nơi.
    Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng; giao thông đi lại bị ách tắc nhiều nơi.

    3.000 người kẹt tàu

    E ngại nguy hiểm bất thường khi vượt đèo Hải Vân trong bão, hàng loạt chuyến tàu đã phải hủy chuyến, gần 3.000 hành khách đang mắc kẹt tại Quảng Bình và Quảng Ngãi.

    Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, trong ngày hôm nay (29/9), đã phải huỷ 4 chuyến SE7/8 và SE5/6. Tàu từ Hà Nội - Huế vẫn chạy bình thường; tàu TN1 chạy từ Hà Nội vào Sài Gòn hiện đang dừng ở Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình); tàu TN2 chạy từ Sài Gòn ra Hà Nội đến Quảng Ngãi thì dừng lại.

    Lãnh đạo TCT Đường sắt cho biết, nhà tàu sẽ chu cấp đồ ăn, uống đối với những hành khách còn mắc kẹt. Những hành khách đã mua vé đi trong những ngày bão có thể đến ga trả lại vé và hoàn lại tiền.



    Các tàu SE1, SE3 đều phải dừng tại ga Đồng Hới vì không thể vượt đèo Hải Vân trong mưa bão (Ảnh: Hồng Kỹ)

    Hàng loạt sân bay đóng cửa

    Đến hết ngày 29/9, các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Pleiku được lệnh đóng cửa. Hàng nghìn hành khách đã mua vé đi, đến miền trung của các hãng Vietnam Airlines và Jetstar Pacific vào ngày này cũng được thông báo bằng điện thoại, tin nhắn để chờ lịch trình các chuyến bay mới.

    Hãng Jetstar Pacific cho biết chiều và tối qua, một chuyến bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng phải quay trở về vì điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Một chuyến bay khác từ Đà Nẵng đi TPHCM cũng bị hủy.

    Sau khi thông báo về việc hủy một số chuyến bay tới miền Trung trong ngày 28 và 29/9 do ảnh hưởng của cơn bão số 9, Vietnam Airlines thông báo sẽ khôi phục các chuyến bay từ Hà Nội và Sài Gòn tới khu vực này từ 07h00 ngày 30/9.

    Theo kế hoạch, lịch khai thác của Vietnam Airlines tới các sân bay tại đây được giữ nguyên như thường lệ, đồng thời các chuyến bay tăng cường sẽ bắt đầu từ trưa ngày 30/9. Dự kiến lịch bay tăng chuyến sẽ được Vietnam Airlines thực hiện trong ngày 30/9 và 1/10 nhằm hỗ trợ giải tỏa hành khách sau khi cơn bão đi qua.

    Vietnam Airlines đề nghị hành khách chủ động liên hệ với các phòng vé và đại lý của Vietnam Airlines để đặt chỗ trên các chuyến bay thích hợp.
    Nhóm PV Miền Trung


    2010










  3. #3
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)

    Edit bài post vì copier sai
    Sorry


    Kon Tum: 13 người chết, 4 huyện bị cô lập


    (Dân trí) - Do ảnh hưởng của bão số 9, đến tối 29/9, toàn tỉnh Kon Tum có 13 người chết và 2 người bị mất tích. Trong đó riêng huyện Tu Mơ Rông có 10 người chết do bị sập nhà, bị lũ cuốn trôi và bị sạt lở núi vùi lấp.

    Huyện Đắk Glei đã tìm được thi thể của 4 công nhân bị núi sạt lở đè chết. Ngoài ra vẫn còn 2 người là hiệu trưởng và giáo viên trường THCS Đắk Choong đang bị mất tích.

    Ông Hà Ban, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết: Các địa phương trong tỉnh đã di chuyển 121 hộ gia đình ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Tuy nhiên do nước sông Đắk Bla lên nhanh nên hiện tại có hơn 20 người ở tổ 1, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum (phía nam sông Đắk Bla) đang ngồi trên nóc nhà kêu cứu nhưng phương tiện cứu hộ của địa phương không thể tiếp cận được vì nước sông dâng cao và chảy xiết.

    Tại cuộc giao ban trực tuyến vào tối 29/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tỉnh Kon Tum bằng mọi giá phải thông những tuyến đường quan trọng trong thời gian sớm nhất; kiên quyết ngăn chặn, không cho dân đi qua lại vùng nước chảy.

    Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh tăng cường các biện pháp và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để tiếp tục phòng chống bão số 9, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

    Lực lượng và phương tiện cứu hộ của Quân đoàn 3 đã hành quân về Kon Tum để tổ chức cứu hộ những người đang bị nước lũ đe dọa.

    Trong chiều qua, bất chấp nguy hiểm, 4 chiến sĩ cảnh sát cơ động công an tỉnh Kon Tum đã vượt sông Đắk Cấm để cứu 7 người, trong đó có 2 trẻ em bị nước lũ đe dọa tính mạng.

    Tỉnh Kon Tum chỉ đạo các địa phương khẩn trương và kiên quyết di chuyển các làng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ven các con sông lớn trên địa bàn đến nơi ở an toàn.

    Mưa lũ cũng gây thiệt hại nặng về tài sản. Những tuyến giao thông huyết mạch như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 14 C và nhiều tuyến tỉnh lộ, nhiều đường giao thông từ trung tâm các huyện về xã bị ách tắc hoàn toàn do đất đá sạt lở và ngập nước.

    Hơn 40 cầu cống ngầm tràn bị nước lũ cuốn trôi. Bốn huyện Kon Plông, Kon Rẫy, Đắk Glei, Tu Mơ Rông hoàn toàn bị cô lập. Nước lũ đã làm sập hoàn toàn 20 ngôi nhà và làm tốc mái 132 ngôi nhà khác.

    Nhiều trường học trong tỉnh bị hư hại nặng. Toàn tỉnh có 157 công trình và hàng chục kilômét kênh mương bị lũ cuốn. Hơn 1.100ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị hư hại nặng. Hai nhà máy thủy điện Đắk Rơ Sa và Kon Đào (huyện Đắk Tô) ngập chìm trong nước.

    Tổng thiệt hại ban đầu của Kom Tum ước tính trên 100 tỷ đồng.

    Theo TTXVN


    2010










  4. #4
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)


    Mường Hạt xác xơ sau trận lũ kinh hoàng

    (Dân trí) - Sau cơn lũ quét kinh hoàng ngày 26/9, chúng tôi tới Mường Hạt (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), chứng kiến một thung lũng xác xơ sau cơn giận dữ của dòng suối Nặm Hạt...

    Những người già nhất ở xã Châu Tiến đều nói rằng, họ đã sống gần hết một đời người rồi mới lại trông thấy cảnh tượng đến khủng khiếp này ở Mường Hạt (Hạt trong tiếng Thái có nghĩa là rách rưới, nghèo khổ). Trước mắt chúng tôi là một thung lũng xác xơ, hoang tàn bởi sức tàn phá của cơn lũ quét kinh hoàng cách đây 4 hôm.




    Đường vào xã Châu Tiến.

    Cánh đồng lúa đang kỳ thu hoạch giờ đã biến thành một đầm lầy...

    Cơn lũ quét không cướp đi được sinh mạng nào song đã kịp cày nát con đường dẫn vào trung tâm xã Châu Tiến, phá sập 3 cầu tràn, cắt đứt giao thông toàn xã trong hàng chục giờ đồng hồ, xới tan nát hơn 40ha lúa đang kỳ chín rộ...


    Hông khô những gì còn sót lại.
    Hàng trăm hộ dân mất nhà, mất lúa. Không cái ăn, nước uống cũng phải tận dụng dòng nước đục ngầu. Cái đói và dịch bệnh đang bủa vây người dân nơi đây.


    Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Xuân Tiệp, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, cho biết: Toàn xã đang tiến hành cuộc vận động quyên góp giúp đỡ những gia đình bị nạn, nhất là 8 hộ bị nước lũ cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, trắng tay.
    Tính trên toàn huyện Quỳ Hợp có 750m kè bên bờ sông, suối; 7 đập bê tông; 4 đập đất; 6km kênh mương, kênh đất; 22 chiếc cầu gỗ, 12 chiếc cầu bê tông, gần 30km đường giao thông trong thôn xóm bị lũ cuốn trôi, phá hỏng hoặc bị sạt lở nghiêm trọng không thể đi lại được; rất nhiều cột điện bị gãy đổ; hơn 400ha lúa hè thu và gần 560ha hoa màu bị mất trắng; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị chết;... Thiệt hại ước tính khoảng 50 tỷ đồng.

    Nguyễn Duy - Vi Hoa


    2010










  5. #5
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)



    30 người chết trong bão, thiệt hại tiếp tục tăng lên


    Thông tin mới nhất, hiện đã có 30 người chết trong bão số 9. Đến thời điểm này, tại các tỉnh bão quét qua, gió vẫn rất mạnh và mưa như trút nước. Thiệt hại về vật chất đang tiếp tục tăng lên
    Ngoài ra, tại tỉnh Bình Định có 5 người chết và mất tích, trong đó có 4 người chết do bị lật ghe khi đi đánh cá. Đà Nẵng có 3 người thiệt mạng. Quảng Nam cũng có 3 người thiệt mạng trong đó 2 người bị lũ cuốn trôi khi đi sơ tán và một người bị điện giật chết.

    Tại Thừa Thiên - Huế, có 2 người chết và 7 người bị thương do bão. Toàn tỉnh có 72 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 467 nhà bị tốc mái, 4.688 ngôi nhà chìm trong biển nước.
    Báo cáo mới nhất từ Ban chỉ huy PCLB Nghệ An, tính đến 17 giờ ngày 29/9, trên địa bàn tỉnh đã có 11 người chết và mất tích. Như vậy, chỉ trong vòng 5 ngày ảnh hưởng của bão, Nghệ An đã có tới 12 người chết. Trong đó, đáng chú ý có 6 em học sinh bị chết vì lũ.
    Về nông nghiệp: 2.240ha lúa mùa bị ngập đổ, 4.719 ha ngô bị ngập, 1.679 ha rau màu bị mất; 16 nhà bị sập, 135 nhà bị tốc mái, 1.475 nhà bị ngập, 10 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng nặng…. Ước tính thiệt hại về kinh tế 296,7 tỷ đồng.



    Một chiếc tàu tải trọng lớn neo đậu tải biển Cửa Lò (ảnh Nguyễn Duy)


    Tại Hà Tĩnh, dù lượng mưa không lớn nhưng do triều cường kèm gió mạnh nên nhiều tuyến đê bị sạt lở. Tất cả các tuyến đê sạt lở hiện nước mặn đã tràn vào, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi trồng thủy sản. Chỉ tính riêng xã Hộ Độ, đê lở đã làm hơn 70ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm bị ngập.

    Không có thiệt hại về người, nhưng Ban chỉ huy PCBL Hà Tĩnh cảnh báo, hàng ngàn hộ dân ở Hà Tĩnh đang phải đối mặt với lũ lớn, lũ quét.

    Tại các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Sông La mưa kết hợp với cơn lũ đang hoành hành khiến nhiều địa phương ngập chìm trong nước.

    Khánh Hiền - Nguyễn Duy - Văn Dũng


    2010










  6. #6
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)

    Dân trí
    Thứ Tư, 30/09/2009

    Quảng Bình: Lốc vần vũ, lũ hoành hành

    Khi người dân chưa kịp thở phào vì cơn bão đi qua, nước lũ thượng nguồn đã tràn về “nuốt chửng” hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (Quảng Bình). Một cơn lốc dữ cũng ập vào TP Đồng Hới, khiến hàng trăm nhà dân, công sở, trường học bị phá hại.

    Khoảng 10 giờ sáng 30/9, khi cả tỉnh Quảng Bình đang ngóng về Lệ Thủy và Quảng Ninh, hai huyện bị ngập và chia cắt trong lũ thì bất ngờ ở trung tâm Thành phố Đồng Hới, một cơn lốc xoáy ập đến, kèm theo mưa rất to.

    Cơn lốc đã làm sập, đổ và tốc mái trên 120 ngôi nhà và phá hại 2 trường học. Quanh dải lốc đi qua, có khoảng 500 gốc cây và nhiều cột điện bị giật tung gốc.



    Cơn lốc quét qua chỉ vài phút đã quật đổ nhiều nhà dân

    Chị Lê Thu Hiền (33 tuổi, ở xã Nghĩa Ninh) chưa hết bàng hoàng cho biết: “Lốc ập đến rất bất ngờ. Tôi đang ngồi rửa bát chợt nghe tiếng rào rào từ xa, cứ tưởng mưa nhưng không ngờ sau đó là một cơn lốc lớn cuốn theo cát, lá cây, túi nilon tạo thành hình thù như trôn ốc. Tôi chưa kịp hoàn hồn thì đã thấy mái ngói văng tung tóe, hai cây cột điện và mấy cây trong vườn đổ rầm rầm”.
    Cơn lốc này đã tạo thành đợt sóng lớn, đánh vỡ một đoạn đê chắn sóng khiến triều cường tràn vào “đánh úp” gần 2/3 xã Võ Ninh. Một tàu cá đang lánh nạn dưới chân cầu Dài cũng bị đánh vỡ, chìm.



    Một tàu cá bị lốc đánh chìm dù đã được neo đậu kỹ càng

    Trong khi đó, hai huyện vùng nam Quảng Bình là Quảng Ninh và Lệ Thủy đang phải chống chọi với lũ lớn. Do mưa lớn ở thượng nguồn, mực nước các sông Kiến Giang và Nhật Lệ không ngừng dâng khiến huyện Lệ Thủy bị chia cắt, nhiều xã vùng ven biển của Quảng Ninh cũng ngập sâu trong lũ.


    Hàng chục nghìn hộ dân bị ngập lụt và cô lập

    Theo ước tính, hiện có tới 17.000 hộ dân bị ngập trong lũ, trong đó có khoảng 5.000 hộ bị ngập sâu trên 1,5m. Nước vẫn chưa có dấu hiệu ngừng dâng, bằng chứng là vào buổi sáng, tuyến đường QL 1A đoạn qua Quảng Bình còn khô ráo, nhưng đến chiều tối 30/9 chỉ trên đoạn đường dài 20km từ ngã ba Cam Liên (Lệ Thủy) đến huyện lỵ Quảng Ninh đã có tới 15 điểm ngập lụt, trong đó có đoạn nước ngập tới 0,8m. Các phương tiện đi lại trên QL 1A đều gặp khó khăn.


    QL1A đoạn qua huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy bị ngập lụt không dưới 15 điểm

    Trực tiếp chỉ đạo phân tuyến trên QL 1A đoạn qua xã Gia Ninh, ông Nguyễn Ngọc Do - Quyền Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tôi sống ở đây đã lâu năm, nhưng từ khi đường QL 1A nâng cao đến giờ, chưa có năm nào ngập nặng như thế này cả". Còn một thanh niên dừng sửa xe ở một quán ven đường thì cho biết, anh đi được hơn 10km mà đã mất 90 phút và 120.000 tiền "vượt lũ".



    Trên QL 1A, dịch vụ "chuyển xe máy vượt lũ" mọc lên như nấm, với giá từ 10 - 30.000đ/xe.

    Ở thị trấn Kiến Giang (Lệ Thủy), ngoài khu hành chính nước mới vào lấp xấp mặt đất, nhìn về tứ phía đều thấy nước lũ, người dân các xã lân cận chỉ còn cách đưa trâu bò lên buộc trên các cầu hoặc cạnh trụ sở các cơ quan hành chính để chạy lụt. Các xã An Thủy, Cam Thủy… bị ngập hoàn toàn, giao thông chia cắt. Báo chí và các đoàn cứu trợ chỉ có phương tiện duy nhất là ca-nô cứu hộ mới đến được các điểm rốn lũ.

    Do lũ lên quá nhanh, nhiều hộ dân bị cô lập đã không kịp dự trữ lương thực, thực phẩm. Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình trong ngày 30/9 đã cứu trợ “nóng” cho Quảng Ninh và Lệ Thủy 1.500 thùng mỳ tôm và 500 thùng nước uống.

    Theo nhận định, do mưa chưa dứt, nên lũ còn có thể kéo dài và nghiêm trọng thêm.

    Hồng Kỹ


    2010










  7. #7
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Bão số 9 đã suy yếu (sau cơn bão tàn phá MTVN)


    Dân trí
    Thứ Tư, 30/09/2009

    “Khúc ruột” miền Trung vật vã trong lũ

    Chưa kịp “hoàn hồn” khi cơn bão số 9 đi qua cướp đi mạng sống của 38 người và làm bị thương 81 người, toàn khu vực Miền Trung và Tây Nguyên lại oằn mình đối phó với lũ dữ khi nhiều nơi nước đã vượt xa đỉnh lũ lịch sử năm 1999.

    Theo báo cáo nhanh của các địa phương, đã có 38 người chết do bão Ketsana (bão số 9), trong đó: Kon Tum 13 người, Quảng Ngãi 7, Quảng Nam 5, Thừa Thiên - Huế: 4, Bình Định 4, Đà Nẵng 3, Phú Yên 1 người và Lâm Đồng: 1 người. Đa số các trường hợp tử vong đều do đổ nhà, sạt lở đất, điện giật, ngã khi chằng chống nhà cửa…

    Ngoài ra, còn 10 người mất tích (Bình Định: 3, Quảng Ngãi: 3, Kon Tum: 2, Đà Nẵng: 1, Gia Lai: 1) và 81 người bị thương.


    Hàng trăm ngàn người trở thành "vô gia cư" sau bão số 9 (Ảnh: Khánh Hiền)

    Bão số 9 còn gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho các tỉnh miền Trung với gần 20.000 ngôi nhà bị sập, trôi hoàn toàn; trên 165.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 120.000 nhà bị ngập; 50.000 ha lúa và hoa màu mất trắng; gần 13.000 trạm y tế, trụ sở UBND xã, trường học và các công trình công cộng bị hư hỏng, ngập lụt; huyết mạch giao thông bị cắt đứt nhiều nơi, điện lưới bị hư hỏng nặng…

    Hiện nay, lũ vẫn đang hoành hành khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đến trưa nay, trời bắt đầu hửng sáng nhưng nước lũ đang lên rất nhanh ở hầu hết các sông của khu vực miền Trung (đa số mực nước sông đều trên mức báo động 3 từ 0,5m đến 1,6m; tương đương hoặc đạt đỉnh mới so với đỉnh lũ năm 1999).



    Quảng Nam chìm trong biển nước trong khi đó, lũ trên các sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc tỉnh vẫn đang tiếp tục lên (Ảnh: Khánh Hiền)

    Nhiều tỉnh/thành đang bị cô lập trong biển lũ. Điển hình như TP Huế 70% diện tích bị ngập sâu; Đà Nẵng ngập toàn bộ 66 xã với 33 thôn; Quảng Ngãi ngập sâu ven sông Trà Bồng; Kon Tum ngập phần lớn các khu vực TP Kon Tum và ven các sông Đăkbla, Pô Kô…

    Nhiều khu vực bị mất điện toàn bộ như huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Minh (Quảng Bình); Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh (Quảng Trị); Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên - Huế); toàn bộ tỉnh Quảng Nam, Bình Định và gần toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi…

    Con số thiệt hại về người và của, theo dự báo, sẽ không ngừng tăng lên cùng nước lũ.

    Hình ảnh lũ tấn công “khúc ruột miền Trung”:

    Quảng Trị: Lũ chia cắt và cô lập nhiều nơi







    Hội An (Quảng Nam) phố cổ tan hoang:


    Đường biến thành sông, bất cứ ai muốn di chuyển bằng ghe đều phải đảm bảo có áo phao để an toàn tính mạng (Ảnh: Hiền Huy)

    Hầu hết các tuyến đường trung tâm phố cổ đều ngập sâu 1,5-2m (Ảnh: Hiền Huy)

    Đường về Chùa Cầu mênh mang nước (Ảnh: Hiền Huy)

    Di tích cổ hàng trăm năm tuổi một lần nữa ngâm mình trong nước sâu (Ảnh: Hiền Huy)

    Những ngôi nhà cổ có đủ sức đứng vững khi mỗi mùa lũ lụt nước lên đến mé mái nhà? (Ảnh: Hiền Huy)

    Đà Nẵng:


    Hàng trăm căn nhà bị bão quật đổ hoàn toàn (Ảnh: Khánh Hồng)

    Nhiều cây lớn bật gốc, đổ ngổn ngang trên các tuyển phố của Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hồng)
    Nhóm PV Miền Trung


    2010










Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts