Năm 1907, hai nhà khoa học cũng là hai anh em ruột là Auguste và Louis Lumiere phát hiện quy trình xử lý ảnh bằng kính màu, nghĩa là lần đầu tiên nhân loại chụp được ảnh màu.
Ngay năm sau, năm 1908, ông Albert Kahn – một chủ nhà băng người Pháp đã tặng cho một nhóm nhà nhiếp ảnh một trong những chiếc máy chụp hình màu đầu tiên của thế giới và năm 1909 ông khởi xướng dự án “Kho tàng ảnh đời sống con người trên trái đất” và tài trợ cho các nhà nhiếp ảnh đến 50 quốc gia, chụp được 72 ngàn tấm ảnh màu. Những bức ảnh này trở thành những tấm ảnh màu đầu tiên của nhiều quốc gia, làm nên bộ sưu tập ảnh màu quý giá và lớn nhất hành tinh. Dự án của Albert Kahn vừa được Tập đoàn truyền thông BBC tuyển chọn công bố một phần trong cuốn sách ảnh mang tên The Wonderful World of Albert Kahn… (Thế giới tuyệt vời của Albert Kahn). Ông Albert Kahn ở Paris năm 1914
Chức sắc ở một ngôi làng tại Hà Nội
[/URL] Một thiếu nữ Đôi tay một thầy đồ
[/URL] Hai nghệ sĩ tuồng
Trong số hơn 72 ngàn tấm hình màu đầu tiên của thế giới ghi lại những lễ nghi tôn giáo, nghi thức văn hóa, những sự kiện chính trị… của 50 nước thì Việt Nam cũng may mắn được các nhà nhiếp ảnh của Albert Kahn đặt chân đến vào năm 1915.
Đến năm 1929, Albert Kahn vẫn còn là một trong những người giàu nhất châu Âu. Cuối năm đó, “cơn sốc phố Wall” đã làm sụp đổ “đế chế” Albert Kahn. Ông qua đời năm 1940. Ngày nay, di sản quan trọng nhất mà ông để lại chính là bộ sưu tập 72 ngàn ảnh màu từ khi công nghệ này còn sơ khai.